Dinh dưỡng năng lượng:

Một phần của tài liệu goc_GT modun 01 - Xac dinh nhu cau dinh duong vat nuoi (Trang 25 - 27)

Bài 2 Xác định nhu cầu năng lượng

1. Dinh dưỡng năng lượng:

1.1. Chất béo (lipit)

a. Khái niệm

Lipit là tên gọi của 1 nhóm chất hữu cơ có nguồn gốc từ cây trồng, vật nuôi. Lipit không tan trong nước dễ tan trong các dung mơi hữu cơ ví dụ: benzen, cồn, axeton…

b. Phân loại

Lipit được phân thành 2 nhóm chính - Lipit đơn giản gồm mỡ, sáp

- Lipit phức tạp gồm glucolipit, phospholipit.

Ngồi ra cịn có các lipit khác: Terpene, steroide và prostaglandin

c.Vai trị sinh học

- Là thành phần quan trọng của tế bào: màng tế bào, hồng cầu, tế bào thần kinh, các cơ quan nội tạng đều chứa mỡ, nói chung mỡ phân bố khá rộng

Q trình tích luỹ mỡ phát triển theo gia đoạn sinh trưởng của con vật, gia súc còn non tiêu thụ mỡ nhiều hơn gia súc đã trưởng thành (vì cơ thể chứa một lượng mỡ đáng kể)

- Là chất dự trữ năng lượng tốt nhất: dự trữ dưới da, màng ruột, quanh thận. - Là nguyên liệu để tạo thành chất nội tiết Cholestexin là nguyên liệu cấu

thành vitamin D3 và các chất nội tiết như : Progesteron, estrogene, testosteron các chất này có quan hệ mật thiết đối với sự sinh sản của động vật.

- Là dung mơi để hồ tan các vitamin A, D, E, K.

- Lipit tham gia vào quá trình trao đổi chất và cung cấp một số axit béo cần thiết cho cơ thể động vật như axit linoleic và axit linolenoic

26

- Lipit cịn có tác dụng đặc biệt nữa là nguồn cung cấp và dự trữ năng

lượng quan trọng cho cơ thể. Năng lượng do chất béo sinh ra gấp 2,25 lần năng lượng do chật đạm hoặc chất bột đường tạo ra.

1.2. Chất bột đường

a. Khái niệm

Chất bột đường là tên gọi chung của một nhóm dinh dưỡng: đường, tinh

bột, xenllulose, keo thực vật và các hợp chất có liên quan. Một phần nhỏ tinh bột

đường tìm thấy trong mơ của động vật như Glucose và Glycogen, cịn phần lớn

có mặt trong thức ăn của vật nuôi, trong thức ăn của vật nuôi chất bột đường

chiếm 75%. Nó tạo thành nhờ q trình quang hợp củ cây xanh.

b. Phân loại:

Dựa vào thành phần dinh dưỡng người ta chia chất bột đường ra thành các nhóm:

- Đường đơn (monosaccarit) gồm glucoza, galactoza, fructoza. Các loại đường này đều tan trong nước và cơ thể động vật hấp thu dễ dàng.

- Đường đơi (disaccarit) gồm saccaroza (đường mía), mantoza (đường

mạch nha) và galactoza (đường sữa) khả năng hấp thu các loại đường này tốt

hay không tốt phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của con vật, khi động vật còn non đường lactoza được cơ thể hấp thu tốt vì trong đường tiêu hố của chúng có men để tiêu hố đường này. Nhưng khả năng hấp thu đường saccarora của động vật non lại kém hơn động vật trưởng thành.

- Đường đa (polysacazit) được phân thành 2 nhóm:

+ Tinh bột: là thức ăn quan trọng của động vật. Dưới tác dụng của nhiệt và men tiêu hoá tinh bột bị thuỷ phân cho ra sản phẩm cuối cùng là đương glucoza, cơ thể động vật có thể hấp thu trực tiếp đường này. Tất cả các loài động vật trừ con non ở giai đoạn bú sữa đều có thể tiêu hố tốt tinh bột.

+ Xenlulose: là chất có cấu tạo phức tạp nên khó phân giải trong q trình tiêu hố. Chỉ có lồi nhai lại và động vật ăn cỏ có khả năng tiêu hố xenluloza, nhờ có hệ vi sinh vật trong đường tiêu hố.

c. Vai trị sinh học và ý nghĩa dinh dưỡng

Vai trò chủ yếu của chất bột đường trong thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Ngoài ra chất bột đường cũng là thành phần của tế

bào và các tổ chức của cơ thể. Khi cơ thể chỉ dùng chất bột đường sẽ được gan chuyển thành glycogen hoặc chất mỡ và được tích luỹ lại trong cơ thể.

1.3. Chuyển hoá carbon thức ăn trong cơ thể

Sự chuyển hoá C thức ăn trong cơ thể được tóm tắt ở sơ đồ dưới đây .

Trên cơ sở sơ đồ này ta biết được cơng thức cân bằng C: C tiêu hố = C thức ăn - (C phân + C khí tiêu hố)

27

C tích luỹ trong mỡ = C tích luỹ trong protein và mỡ - C tích luỹ trong protein

Sơ đồ tóm tắt chuyển hố C thức ăn trong cơ thể

Một phần của tài liệu goc_GT modun 01 - Xac dinh nhu cau dinh duong vat nuoi (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)