Bài 2 Xác định nhu cầu năng lượng
2. Xác định nhu cầu năng lượng cho vật nuôi
2.3. Xác định nhu cầu năng lượng cho gia cầm
a. Cách xác định giá trị năng lượng trong thức ăn cho gia cầm
Các giá trị năng lượng trong thức ăn cho gia cầm được tính tốn như sau: Những giá trị năng lượng của thức ăn gia cầm là năng lượng trao đổi đã
hiệu chỉnh theo với lượng N tích luỹ trong cơ thể gia cầm ( viết tắt MEc). Cơng thức tính của Hill và Anderson (1958):
MEc = ME - Ng tích luỹ trong cơ thể x 8,22 Kcal/g
Để xác định ME (năng lượng trao đổi chưa hiệu chỉnh) dùng công thức
của Nehring (1973):
ME(kcal/kg) = 4,26 X1 + 9,5 X2 +4,23 X3 +4,23 X4
X1-X4 lần lượt là Protein tiêu hoá, chất béo tiêu hoá, xơ tiêu hố và chất chiết khơng Ni-tơ tiêu hố tính bằng g/kg thức ăn.
Để tìm lượng nitơ của thức ăn tích luỹ trong cơ thể gà dùng số liệu (theo
BLUM-1988):
Gà trưởng thành: N tích luỹ = 0
Gà mái đẻ và gà sinh trưởng cuối kỳ: N tích luỹ = 30% N thức ăn
Gà sinh trưởng đầu kỳ: N tích luỹ = 40% N thức ăn
Để thuận tiện, con số 35% đã được chọn để tính tốn cho tất cả các loại
thức ăn gia cầm.
b. Xác định nhu cầu năng lượng cho gà sinh trưởng
- Nhu cầu năng lượng đối với gia cầm thường biểu thị giá trị năng lượng trao đổi Kcal/1kg thức ăn hỗn hợp, còn các vật chất khác biểu thị giá trị %. Lượng thức ăn gia cầm nhận hàng ngày có liên quan nghịch với hàm lượng trong khẩu phần thức ăn. Gia cầm ăn nhiều thức ăn với mức năng lượng thấp, ngược lại ăn ít hơn thức ăn với mức năng lượng cao.
Gia cầm không điều chỉnh được sự tiêu thụ năng lượng chính xác. Khi ăn khẩu
phần với mức năng lượng cao, chúng sẽ có sự tích luỹ mỡ trong cơ thể. Khi nhận khẩu
phần năng lượng thấp, gia cầm phát triển khơng bình thường và có thể gầy.
Nói chung tỷ lệ năng lượng cao làm cho cơ thể béo và khi năng lượng thấp làm cho cơ thể gầy yếu.
35
Khẩu phần thức ăn cho gà con phải tương ứng với lượng protein, vitamin trong đó. Yêu cầu năng lượng cho gà con (broiler) 3000 – 3300kcal/kg thức ăn hỗn hợp.
- Nhu cầu năng lượng của gà được xác định theo năng lượng trao đổi. Có thể áp
dụng công thức của Larbier và Leclercq (1993) sau đây để ước tính năng lượng cho gà broiler :
ME (kcal/ngày) = 100.W0,75 + 14,4∆Pr + ∆Li W : khối lượng cơ thể (kg)
∆Pr : protein tăng g/ngày ∆Li : lipit tăng g/ngày
Wu và Han (1982) đưa ra công thức đơn giản hơn. ME (kcal/ngày) = 128,5 . W0,75a.∆W
W : khối lượng cơ thể (kg)
∆W : là tăng trọng (g/ngày), a : là 2,5 hoặc là 3,8 đối với gà 0 – 4 tuần hoặc 4 – 7 tuần lần lượt.
c. Xác định nhu cầu năng lượng cho gà đẻ
- Đối với gà mái đẻ yêu cầu năng lượng thấp hơn gà thịt broiler. Nếu năng lượng cao vượt quá 3000kcal/kg thức ăn làm cho gà mái béo, làm giảm sức đẻ trứng và chất lượng của nó. Nói chung kể gà hướng trứng và gà hướng thịt khẩu phần thức ăn của chúng chỉ dừng ở mức biến động lớn 2700 – 2900kcal/kg. Tuy nhiên vậy mức năng lượng cịn tuỳ thuộc vào mùa, khí hậu. Mùa lạnh, mát có thể mức năng lượng xấp xỉ 3000,
cịn mùa nóng chỉ 2750 kcal/kg.
- Cơng thức xác định năng lượng cho gà mái đẻ
ME (kcal/ngày) = (170 – 2,2T)W + 5 ∆W + E đối với gà leghorn ME (kcal/ngày) = (140 – 2,2T)W + 5 ∆W + 2E đối với gà Rhode Island Trong đó :
W : khối lượng cơ thể (kg) ∆W : là tăng trọng (g/ngày)
E : Khối lượng trứng sản xuất (g/ngày) T : nhiệt độ chuồng ni (0C)
Ví dụ : Một gà mái cân nặng 2 kg có tốc độ chuyển hố khi đói là 0,36 MJ/kg W0,75 hay 0,60 MJ/ngày (tương đương 143,4 kcal/ngày), hiệu suất sử dụng năng lượng trao đổi
cho duy trì và sản xuất là 80%, tỷ lệ đẻ bình quân là 70%, khối lượng 1 quả trứng là 57g và có giá trị năng lượng là 0,375 MJ = 89,6 kcal.
Cách tính
Nhu cầu ME cho duy trì = 0,6 MJ/0,8 = 0,75 MJ/ngày
36 Tổng nhu cầu năng lượng là 1,5MJ ME
- Khi nhiệt độ môi trường tăng lên 10C thì nhu cầu duy trì giảm 0,018MJ/ngày = 4,3 kcal/ngày và nhiệt độ tiêu chuẩn là 250C.
- Đồng thời gà đẻ trong vài tuần đầu vẫn tăng trọng, nhu cầu năng lượng cho tăng trọng là 0,014 MJ ME cho 1g tăng trọng/ngày.
3. Lựa chọn nguyên liệu
Có thể lựa chọn các loại nguyên liệu là thức ăn giầu năng lượng sau: