- Điển hình như quy trình nhận TSĐB tiền vay, trong quy trình không quy định rõ về việc nhận TSĐB như thế nào đối với một số TS phức tạp
TTXK CỦA NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT ĐẾN NĂM
3.2.3.2. Nghiên cứu và triển khai các hình thức tài trợ XK mớ
Hiện tại, LPB mới áp dụng 03 hình thức tài trợ XK: tài trợ VLĐ thực hiện XK, chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức L/C, và chiết khấu theo phương thức nhờ thu, trong đó chiết khấu chỉ áp dụng hình thức có truy đòi.
Phát triển thêm hình thức chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ:
Như đã nói, LPB hiện tại chỉ áp dụng phương thức chiết khấu L/C có truy đòi, Trong khi đó, các NH liên doanh, các chi nhánh NH nước ngoài đều rất ưu thích chiết khấu miễn truy đòi. Loại hình tài trợ chiết khấu miễn truy đòi mở ra một hướng mới cho cả NH lẫn DN XK. Nếu LPB tài trợ mua đứt quyền thụ hưởng bộ chứng từ của nhà XK và gánh chịu mọi rủi ro trong trường hợp bộ chứng từ không được thanh toán. Hình thức này buộc LPB phải có trách nhiệm cao hơn trong việc kiểm tra chứng từ và đòi tiền bộ chứng từ theo L/C,
đồng thời NH phát huy được lợi thế của mình trong việc đánh giá mức độ rủi ro của bộ chứng từ để đổi lấy mức phí và lợi nhuận cao hơn từ nghiệp vụ này. Hình thức tài trợ này, mức tài trợ chiết khấu sẽ được tính vào hạn mức tín dụng cấp cho NH phát hành, do đó không ảnh hưởng đến khả năng nhận tài trợ của nhà XK. Nhà XK có thể hưởng thêm các tiện ích tín dụng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng yêu cầu tài trợ ở các thương vụ các. Có thể nói, vai trò của NH trong nghiệp vụ này cũng giống như các công ty bảo hiểm mua lấy rủi ro cho KH mà phần rủi ro này thường là rủi ro quốc gia và rủi ro NH phát hành là rất thấp.
Các NHTM nói chung và LPB nói riêng hiện có mạng lưới NH đại lý cũng khá rộng và nghiệp vụ kiểm tra chứng từ theo L/C XK của nhân viên cũng khá vững vàng. Do đó việc triển khai nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi là rất nên và đã có thể áp dụng được. Trước mắt có thể chọn một số mặt hàng XK chủ lực, có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, hàng nông sản, thủy sản, sản phẩm gỗ..để thực hiện nghiệp vụ này.
Những công việc triển khai nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi là :
+ Xác đinh hạn mức chiết khấu cho các NH phát hành. Bộ phận quan hệ đai lý phải thường xuyên theo dõi và đánh giá mức độ tín nhiệm của các NH đại lý dựa vào các thông tin trên thị trường tài chính quốc tế và dựa vào các giao dịch với NH mình, trên cơ sở đó thiết lập hạn mức chiết khấu cho các NH đại lý được chọn để thực hiện nghiệp vụ tài trợ này.
+ Xây dựng biểu mẫu, hợp đồng, quy trình. + Xác định lãi suất, biểu phí dịch vụ.
+ Xác định mặt hàng tài trợ.
+ Thiết lập hệ thống cung cấp thông tin về thị trường, đối tác.
Căn cứ để NH quyết định tài trợ theo hình thức chiết khấu miễn truy đòi : + NH phát hành L/C : là NH có uy tín trong giao dịch TTQT, có quan hệ
đại lý, có giao dịch thường xuyên và đã được cấp hạn mức TD cho nghiệp vụ chiết khấu này.
+ Người xin mở L/C : là KH có uy tín và đã có giao dịch thanh toán tốt với nhà XK. NH cần thu thập thêm thông tin về đối tác nước ngoài, thị trường NK.
+ Tín dụng thư (L/C) : phải được thông báo qua NH tài trợ và cho phép chiết khấu tại NH tài trợ, các điều kiện và điều khoản của L/C phải phù hợp với thông lệ quốc tế, rõ ràng, hợp lý và có tính khả thi.
+ Bộ chứng từ đầy đủ và hoàn toàn phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C. Bộ chứng từ vận tải đầy đủ phải xuất trình quan NH hoặc chứng từ vận tải phải được lập theo lệnh của NH phát hành để việc nhận hàng của người mở L/C được kiểm soát bởi NH phát hành.
+ Hàng hóa XK theo L/C : là mặt hàng XK truyền thống và có uy tín của nhà XK, có tính cạnh tranh, phổ biến và dễ tiêu thụ trên thị trường quốc tế, không bị kiện tụng hay tranh chấp thương mại trên thị trường NK.
Để đảm bảo an toàn nghiệp vụ, các NH càng phải quan tâm mở rộng quan hệ NH đại lý; nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên; tổ chức và phát triển hệ thống thu thập, xử lý thông tin…Trong việc hoàn tiền, có thể ủy thác cho một NH nước ngoài lớn, có tên tuổi tiến hành đòi hoàn tiền hộ mình để tận dụng các ưu điểm về mạng lưới rộng, nghiệp vụ NH, công nghệ hiện đại của họ để thu được tiền hoàn trả nhanh hơn.
Triển khai hình thức tài trợ Bao thanh toán
Bao thanh toán là một hình thức tài trợ thương mại rất hiệu quả nhưng hoạt động này còn hoàn toàn mới mẻ đối với các NH cũng như các DN Việt Nam. Hiện nay, BTT phát triển mạnh mẽ và đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thương mại quốc tế. Ngày càng có nhiều các DN sử dụng Factoring như một phương pháp chuyển từ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ sang phương thức thanh toán ghi sổ.
hơn so với các hình thức khác và nó rất mới tại LPB. Để triển khai hình thức tài trợ này, có thể thực hiện như sau:
+ Thiết lập mạng lưới đại lý bao TTQT. Bao TTQT thường hoạt động theo hệ thống BTT hai đơn vị, tức là nếu các NHTM trong nước là đơn vị BTT XK (Factor XK) thì cần phải có một tổ chức BTT NK ( Factor NK ) ở nước người mua cùng tham gia. Tổ chức Factor NK sẽ trợ giúp đắc lực trong việc ngăn chặn rủi ro tài trợ Factoring, dựa trên cơ sở cấp bảo lãnh thanh toán của người mua ( nếu cần thiết và được yêu cầu ), cũng như cung cấp thông tin phân tích tín dụng của người mua cho Factor XK trước khi ra quyết định tài trợ.
+ Xây dựng biểu mẫu, hợp đồng, quy trình. BTT XK liên quan đến ít nhất 3 hợp đồng: Hợp đồng thương mại giữa nhà XK và người mua nước ngoài; Hợp đồng BTT XK giữa Factor xuất khẩu và nhà XK qua đó Factor XK được nhà XK chuyển nhượng quyền thu nợ một cách hợp pháp từ người mua nước ngoài; Hợp đồng đại lý/hoặc đối tác giữa Factor XK và Factor NK.
+ Xác định lãi suất, biểu phí dịch vụ : các khoản phải thu từ nghiệp vụ BTT được tạo thành từ 3 yếu tố :
Phí đăng ký BTT ( bao gồm cả chi phí thẩm định tín dụng người mua )
Hoa hồng BTT (bao gồm phí dịch vụ thu nợ và phí "rủi ro" hoặc phí bảo lãnh thanh toán của Factor NK, nếu có )
Chi phí lãi tài trợ Factoring ( còn gọi là phí chiết khấu )
+ Xác định mặt hàng tài trợ : trong giai đoạn đầu chỉ nên áp dụng có chọn lọc đối với một số ngành hàng nhất định, đối với từng thương vụ cụ thể và áp dụng BTT có
+ Thiết lập hệ thống cung cấp thông tin liên lạc theo đúng các tiêu chuẩn thống nhất. Để có thể thiết lập được mạng lưới đại lý bao TTQT cùng hợp tác trong nghiệp vụ BTT, các tổ chức BTT phải tham gia nhập hiệp hội bao TTQT (FCI). Đây là một tổ chức liên kết các tổ chức BTT trên khắp thế giới,
với hơn 204 thành viên tại gần 55 quốc gia ( chiếm hơn 50% doanh thu BTT trên thế giới. Trong đó Việt Nam có 4 NH đã gia nhập FCI là NH Ngoại thương Việt Nam, NHTM Cổ Phần Á Châu, NHTM Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín và NHTM Cổ Phần Kỹ Thương). Mỗi thành viên gia nhập FCI phải tuân thủ các tiêu chí nghiêm ngặt về năng lực tài chính và cam kết về các tiêu chuẩn dịch vụ cao; các thành viên đều sử dụng một hệ thống thông tin liên lạc chuẩn, thống nhất hoạt động theo quy tắc hành nghề toàn cầu và phải đóng góp một mức phí hoạt động. Trong khi đó, các NHTM hiện nay với năng lực tài chính còn yếu, các chỉ số hoạt động chưa đạt chuẩn mực và tiêu chí của NH hiện đại trên thế giới chưa đáp ứng, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này chưa có và uy tín trên trường quốc tế chưa cao thì việc trở thành thành viên của hiệp hội Factoring quốc tế không phải là vấn đề đơn giản, có thể thực hiện ngay được.
Chính vì thế, có một mô hình thực hiện tài trợ theo hình thức BTT đang được các NHTM nghiên cứu, trong đó các NHTM trong nước sẽ đóng vai trò là NH cho vay (Lending bank) tài trợ cho nhà XK trong nước, còn đơn vị BTT XK và BTT NK sẽ là các tổ chức Factor nước ngoài đã có bề dày trong hoạt động BTT.
Về quy trình thực hiện bao thanh toán có thể thực hiện theo sơ đồ mô tả trong chương 1.