III. Nhờ thu nhập
2011 có thể đạt 5,5 tỷ USD, tăng 300 triệu USD so với mức kim ngạch xuất khẩu 5,2 tỷ USD trong năm 2010 nhờ giá XK và nhu cầu thủy sản toàn cầu
2.2.2.4. Hình thức tài trợ xuất khẩu tại LPB:
Các loại hình TTXK của LPB hiện nay còn khá đơn điệu và chưa thực sự dễ tiếp cận đối với các DNXK, chủ yếu gồm 3 hình thức sau : Tài trợ vốn lưu động phục vụ sản xuất, thu mua, chế biến chuẩn bị hàng XK; chiết khấu bộ chứng từ hàng XK theo L/C và chiết khấu bộ chứng từ hàng XK theo phương thức nhờ thu.
2.2.2.4.1. Tài trợ XK theo hình thức tài trợ vốn lưu động phục vụ sản xuất, thu mua, chế biến chuẩn bị hàng XK.
Ở LPB hiện nay, đối tượng KH cho vay bổ sung vốn lưu động để thực hiện phương án xuất khẩu hàng hóa thường lựa chọn tài sản đảm bảo là bất động sản (hoặc động sản như ô tô, máy móc, thiết bị) và tài sản hình thành từ vốn vay (hàng hóa, quyền đòi nợ…). LPB hạn chế cho vay tín chấp do rủi ro với các khoản vay này lớn.
LPB đang áp dụng 02 phương thức cho vay với loại hình này là: cho vay từng lần hoặc cho vay theo hạn mức
+ Cho vay từng lần : Phương thức này được áp dụng đối với các KH hoạt động SXKD hàng XK có tính chất thương vụ. Từng lần vay vốn, KH sẽ xuất trình hợp đồng XK hàng hóa hoặc L/C XK kèm phương án sản xuất kinh doanh có trình bày rõ kế hoạch thu mua, sản xuất chế biến hàng XK. Thời hạn cho vay sẽ phù hợp với vòng quay vốn của phương án kinh doanh và được ghi cụ thể trên hợp đồng tín dụng cho vay từng lần (LPB thường áp dụng đối với đối tượng KH đã có hợp đồng/đơn đặt hàng xuất khẩu cụ thể).
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng : Phương thức này áp dụng đối với KH có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng XK có tính chất thường xuyên, liên tục, đã có những hợp đồng nguyên tắc về XK hàng hóa cho cả năm, có nhu cầu dự trữ nguyên liệu để sản xuất cho cả năm, phát sinh nhiều và có quan hệ giao dịch toàn diện với NH tài trợ. Trên cơ sở hạn mức tín dụng đã được xét duyệt, LPB sẽ
ký kết với KH một hợp đồng tín dụng hạn mức. Từng lần vay vốn, KH sẽ lập bảng kê nhu cầu cần giải ngân kèm theo chứng từ có liên quan, thời hạn cho vay sẽ được quy định cụ thể trên từng hợp đồng tín dụng kiêm giấy nhận nợ vay.
Hiện nay, đối với loại hình tài trợ này, LPB đang có sản phẩm “cho vay tài trợ xuất khẩu, lãi suất hấp dẫn”. Theo hình thức này, đối tượng KH là những DN hoạt động trong lĩnh vực XK hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu vay vốn để thực hiện hợp đồng XK thanh toán theo phương thức L/C, D/P, D/A, T/T..tuy nhiên có nhu cầu vay vốn bằng đồng VND để thu mua nguyên vật liệu trong nước hoặc thông qua các hợp đồng ủy thác nhập khẩu. LPB có thể cho KH nhận nợ bằng đồng VND, nhưng lãi suất cho vay sẽ được tính bằng đồng ngoại tệ trên hợp đồng ngoại thương (thông thường là đồng USD), đồng thời KH cam kết sẽ bán lại ngoại tệ từ hợp đồng đầu ra bằng việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn với LPB. KH phải thực hiện ký quỹ (từ 5 -10%) để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng ngoại tệ với LPB. Như vậy, về thực chất KH nhận nợ bằng đồng VND, nhưng được hưởng lãi suất tính theo đồng USD. Ưu điểm của sản phẩm này là hỗ trợ KH giảm thiểu lãi suất, do lãi suất cho vay USD thường thấp và ít biến động hơn so với VND ( lãi suất cho vay USD ~ 7%/năm, trong khi lãi suất cho vay VND tối thiểu 21% /năm và liên tục có sự biến động, có thời điểm lãi suất này lên tới 24 - 25%/năm). Hình thức này thu hút đáng kể doanh số giải ngân và dư nợ TTXK, góp phần làm tăng tỷ trọng của hình thức này trên tổng dư nợ TTXK của LPB, đặc biệt khi lãi suất VND có sự biến động tăng liên tục vào thời điểm 2010 và 6 tháng đầu 2011.
Cụ thể, chỉ tiêu thể hiện tình hình tài trợ xuất khẩu qua hình thức này: