TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt 2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. Tên Tiếng Anh: LienVietPostBank.
Tên viết tắt: LPB.
Địa chỉ:32 Nguyễn Công Trứ, p.1, thành phố Vị Thanh, Hậu Giang. Chủ tịch HĐQT: Dương Công Minh.
Tổng giám đốc: Lê Hồng Phong.
Website: www.lienvietpostbank.com.vn
2.1.2. Lịch sử ra đời của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu Điện Liên Việt (tiền thân là Ngân hàng TMCP Liên Việt - LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cổ đông sáng lập của LienVietBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) với số vốn điều lệ ban đầu là 3.300 tỷ đồng.. Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited…
LienVietBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.
Ngày 22/07/2011, Ngân hàng TMCP Liên Việt sát nhập với Công ty Tiết kiệm Bưu Điện VNPost (hoạt động từ 1999, thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn Thông), với số vốn góp của Công ty tiết kiệm Bưu Điện vào LVB là 997 tỷ đồng (chiếm 14.99% vốn điều lệ Ngân hàng Liên Việt tại thời điểm sát nhập). Kể từ đây, Ngân hàng TMCP Liên Việt đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu Điện – Liên Việt (viết tắt là LPB). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6.010 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.
Hiện tại, LPB có hơn 1700 lao động chính thức, với 25 chi nhánh, 29 PGD (trong đó 5 PGD đặc thù) tại 21 tỉnh, thành phố và sở giao dịch đặt tại tỉnh Hậu Giang.
2.1.3. Bộ máy lãnh đạo và Cơ cấu tổ chức của NHBĐLV
2.1.3.1 Bộ máy lãnh đạo
Ông Dương Công Minh Chủ tịch
Ông Nguyễn Đức Hưởng Phó chủ tịch thường trực Ông Trần Việt Trung Thành viên
Ông Nguyễn Đức Cử Thành viên Bà Võ Thị Kim Hoàng Thành viên Ông Nguyễn Đình Thắng Thành viên Ông Đỗ Việt Hùng Thành viên Ông Trần Văn Tĩnh Thành viên Ông Lê Hồng Phong Tổng giám đốc Ông Hồ Nam Tiến Phó Tổng giám đốc Bà Nguyễn Thu Hoa Phó Tổng giám đốc Ông Tô Văn Chánh Phó Tổng giám đốc Bà Nguyễn Thị Gấm Phó Tổng giám đốc Bà Nguyễn Ánh Vân Phó Tổng giám đốc Ông Nguyễn Minh Trí Phó Tổng giám đốc Ông Đoàn Văn Thắng Phó Tổng giám đốc Bà Nguyễn Thị Bích Lộc Phó Tổng giám đốc Ông Nghiêm Sỹ Thắng Phó Tổng giám đốc
2.1.3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức LPB (trong file đính kèm)
Các nghiệp vụ về kinh doanh ngân hàng như:
- Nghiệp vụ huy động vốn từ hoạt động nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá, vay vốn của các TCTD, vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước và hình thức huy động vốn khác theo quy định.
- Nghiệp vụ về cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng theo quy định.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tham gia thị trường thiền tệ, kinh doanh, thành lập công ty trực thuộc, hoạt động ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, cung ứng dịch dịch vụ bảo hiểm.
- Ngoài các dịch vụ kinh doanh trên, Ngân hàng Bưu Điện – Liên Việt còn được Ngân hàng nhà nước cho phép kinh doanh trong các hoạt động: Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối (bao gồm: cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế; thực hiện các giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường nước ngoài); hoạt động đầu tư trên thị trường quốc tế…
2.1.5. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của LPB
2.1.5.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn của LPB giai đoạn 2008 – 2011 được thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 2.1: NGUỒN VỐN CỦA LPB TỪ NĂM 2008 ĐẾN 30.06.2011 ĐVT: tỷ VND
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số dư Tỷ trọng % Số dư Tỷ trọng % % TT Số dư Tỷ trọn g % % TT Số dư Tỷ trọn g % % TT 1.Tổng vốn 7.453 100 17.367 100 133 35.520 100 101.4 43.061 100 23.08 2.Vốn ĐL+quỹ, trong đó: 3.300 44.28 3.799 21.87 15.12 3.798 11.14 2.58 5.906 12.7 51.55 - Vốn điều lệ 3.300 3.650 10.6 3.650 - 5.650 54.79 3.Vốn huy động, trong đó: 3.800 50.99 13.399 77.15 252.6 30.330 85.39 130.5 35.605 82.68 17.39 4.Vốn khác - - - - - 63 0.18 63 0.15 -
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010 và 6 tháng đầu 2011)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy tổng vốn liên tục tăng qua các năm thể hiện sự tăng trưởng về quy mô. Trong đó vốn huy động chiếm đại đa số trong tổng nguồn vốn (đặc biệt tại thời điểm 30.6.2011, vốn huy động tăng 17.39% so với 2010, đạt 35.605 tỷ đồng và chiếm 82.68% tổng nguồn vốn). Điều này cho thấy NH rất coi trọng việc huy động vốn. Lý do là vì NH muốn phát triển hoạt động tín dụng và hoạt động khác thì phải có vốn huy động để thực hiện.
Vốn điều lệ cũng có sự tăng trưởng như diễn biến trong bảng trên. Thực tế, đến thời điểm hiện tại vốn điều lệ của LPB đã lên tới 6.010 tỷ đồng (do có sự sát nhập của Tiết kiệm Bưu Điện, dự kiến tổng vốn điều lệ đến cuối năm 2011 của LPB là 8.300 tỷ đồng Với mức vốn điều lệ như vậy, LPB là một trong mười ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất tại VN. Điều này sẽ góp phần làm tăng khả năng thanh toán, đồng thời mở rộng tên tuổi thương hiệu LPB.
Cơ cấu huy động vốn được thể hiện trong bảng sau:
BẢNG 2.2: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN QUA CÁC NĂM
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số dư Tỷ trọn g % Số dư Tỷ trọng % % (+/-) Số dư Tỷ trọng % % (+/-) Số dư Tỷ trọng % % (+/-) Vốn huy động, trong đó: 3.800 100 13.399 100 252. 6 30.330 100 130. 5 35.605 100 17.39 1. Vay NHNN và TCTD 953 5.086 37.95 14.983 49.10 20.023 56.24 2.Tiền gửi TCKT 2.087 6.126 45.72 10.648 35.11 14.074 39.53 + Không kỳ hạn 1.049 3.349 3.843 3.219 + KH dưới 12T 1.033 2.335 6.069 7.815 + KH trên 12T 5 442 736 3.040
3.Tiền gửi dân cư 760 1.168 8.72 1.665 5.5 1.308 3.6
+ Không kỳ hạn 103 138 108 82
+ KH dưới 12T 595 826 1.209 982
+ KH trên 12T 62 204 348 244
4.CTCG - 984 7.3 3.084 10.17 200 0.63
5. Vốn ủy thác - 35 0.31 40 0.12 - -
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010 và 6 tháng đầu 2011)
Trong cơ cấu huy động thì chủ yếu là huy động dưới 2 hình thức: vay NHNN và TCTD (chiếm 40 - 60% vốn huy động); tiền gửi của các doanh nghiệp (chiếm. 35 – 46% vốn huy động). Về hình thức huy động thì tập trung nhiều ở huy động không kỳ hạn và dưới 12 tháng (6 tháng đầu 2011, vốn huy động không kỳ hạn và ngắn hạn khoảng 12.098 triệu đồng, chiếm.85.95 % huy động tiền gửi). Đây là điều dễ hiểu vì nguồn huy động chủ yếu từ các tổ chức nên LPB chỉ huy động được ngắn hạn, do bản thân các tổ chức này cũng cần vốn quay vòng để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc huy động tập trung vào ngắn hạn như vậy sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay của LPB, đòi hỏi Ngân hàng phải duy trì liên tục và phát triển lượng KH huy động mới, có như thế mới đảm bảo cho nguồn vốn vay (vì vốn vay có cả 2 hình thức ngắn hạn và trung dài hạn). Năm 2011, VNPost đã được sát nhập vào Ngân hàng Liên Việt, thông qua đó sẽ phối hợp với VnPost khai thác được thêm gần 11.000 điểm giao dịch trên toàn quốc, kết hợp bán buôn
và kinh doanh hiệu quả. Hơn nữa với việc đầu tư hạ tầng công nghệ cho hoạt động và dịch vụ (như hệ thống Corebanking – tích hợp toàn diện đáp ứng mọi nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng điện tử tự động, trực tuyến) chắc chắn sẽ tăng mức huy động hiện tại, đảm bảo tốt hơn nguồn huy động để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác.
2.1.5.2. Hoạt động tín dụng
Tại các NHTM CP, tín dụng vẫn là hoạt động đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm tại LPB như sau:
BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH DƯ NỢ TÍN DỤNG QUA CÁC NĂM
ĐVT: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số dư Số dư %(+/-) Số dư %(+/-) Số dư %(+/-)