- Điển hình như quy trình nhận TSĐB tiền vay, trong quy trình không quy định rõ về việc nhận TSĐB như thế nào đối với một số TS phức tạp
TTXK CỦA NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT ĐẾN NĂM
3.2.3.1. Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hình thức chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ XK theo phương thức tín dụng chứng từ
đòi bộ chứng từ XK theo phương thức tín dụng chứng từ
Chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ XK theo phương thức tín dụng chứng từ là hình thức tài trợ XK phổ biến và an toàn nhất, các NHTM rất sẵn sàng tài trợ cho nhà XK theo hình thức này, do đó cạnh tranh trong hình thức này giữa các NH rất cao. Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh và thu hút KH, LPB cần cải tiến, hoàn thiện quy trình vừa giải quyết nhanh nhu cầu vốn cho KH, vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động tài trợ của NH.
LPB hiện nay có quy trình riêng cho nghiệp vụ này, tuy nhiên quy trình thủ tục vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian và chưa đảm bảo an toàn. Do đó, cần sửa đổi bổ sung cho nghiệp vụ này theo hướng :
- Xác định các căn cứ làm cơ sở để quy định tỷ lệ chiết khấu hợp lý cho từng bộ chứng từ cụ thể. Các căn cứ đó là : NH phát hành L/C, điều kiện L/C và tình trạng bộ chứng từ, tình hình KH xin chiết khấu, tình hình thanh toán của các bộ chứng từ tương tự, tình hình thị trường và giá cả hàng hóa XK.
- Trên cơ sở các căn cứ này đưa ra các quy định cụ thể về tỷ lệ chiết khấu: + Trường hợp bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C và NH phát hành hoạt động bình thường chiết khấu ở mức tối đa (thường là 95% trị giá bộ chứng từ)
+ Trường hợp bộ chứng từ có sai sót thì tỷ lệ chiết khấu tùy thuộc vào mức độ của sai sót, tình hình thanh toán của các bộ chứng từ tương tự trước đây, tình hình của KH XK và phải lưu ý đến tình hình thị trường và giá cả hàng hóa XK vì nếu giá cả trên thị trường đang giảm mạnh thì người mua có thể lợi
dụng tình trạng sai sót của bộ chứng từ để từ chối nhận hàng, NH phát hành có quyền từ chối thanh toán. Ngoài ra, bộ chứng từ có sai sót chỉ có thể là tài sản đảm bảo cho việc chiết khấu khi toàn bộ vận đơn gốc được trình qua LPB, hoặc vận đơn lập theo lệnh NH. Đây là điều kiện rất cơ bản để nghiệp vụ chiết khấu tuân thủ theo đúng quy định về tín dụng, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán của bộ chứng từ và khả năng thu hồi nợ của NH.
+ Trên cơ sở các quy định cụ thể về tỷ lệ chiết khấu cho từng trường hợp và hạn mức chiết khấu được xây dựng cho từng KH, giao một mức phán quyết chiết khấu bộ chứng từ cho phòng TTQT vì đây là bộ phận đánh giá chính xác nhất khả năng đòi tiền và các rủi ro có thể phát sinh từ bộ chứng từ chiết khấu. Chỉ các trường hợp đặc biệt, vượt quy định, vượt hạn mức chiết khấu hoặc vượt mức ủy quyền phán quyết của phòng thì mới trình Ban Giám Đốc phê duyệt. Cách thức này giảm thiểu các thủ tục trình ký mất nhiều thời gian và không hiệu quả như hiện nay.