Cho vay cá nhân và

Một phần của tài liệu phát triển tài trợ xuất khẩu của ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 31 - 34)

TCKT 2,415 5,111 111.6 9,785 91.4 10,398 6.3 + Ngắn hạn 2,232 3,746 67.8 7,928 111.6 8,185 3.2 + Trung hạn 164 1,305 695.7 1,491 14.3 1,777 19.2 + Dài hạn 19 60 215.8 366 510.0 436 19.1 - Trái phiếu DN - - - 4,213 - 4,465 6.0 - Chiết khấu CTCG - 312 48 -84.6 1,089 2168.8 2. Dự phòng RRTD -5 -32 540.0 -80 150.0 -110 37.5 3.Nợ xấu 0 0.28% 0.42% 0.51%

(Nguồn: báo cáo HĐKD năm 2008, 2009, 2010 và 6 tháng đầu 2011)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy dư nợ có sự tăng trưởng tốt qua các năm. Đặc biệt năm 2010, tổng dư nợ tín dụng tăng 139,4% tương đương 8,343.00 tỷ đồng. Đến 30.6.2011, tổng dư nợ đã tăng 1,626.00 tỷ đồng (tương đương 11.3%) và đạt 15,952.00 tỷ đồng. Đây là con số khá ấn tượng thể hiện sự tăng trưởng đều đặn.

doanh nghiệp (chiếm đến 90% dư nợ). Chiết khấu chứng từ có giá và trái phiếu doanh nghiệp cũng có sự tăng trưởng qua các năm nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ (~10%) cho thấy hoạt động tín dụng của LPB chủ yếu tập trung ở mảng cho vay. Trong cơ cấu cho vay, tín dụng TCKT vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo. Cơ cấu cho vay thể hiện trong biểu đồ sau:

BIỂU 2.2: CƠ CẤU DƯ NỢ CHO VAY CỦA LPB

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo HĐKD năm 2008, 2009, 2010 và 6 tháng đầu 2011)

Chiến lược cho vay của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào các tổ chức kinh tế (chiếm tới 70 - 80% dư nợ cho vay). Cho vay các tổ chức kinh tế về cơ bản sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và thu hút được các đơn vị này sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng ngoài vay vốn, đặc biệt, cho vay tổ chức kinh tế là điều kiện để mở rộng các hoạt động thanh toán quốc tế. Hiện tại, ở LPB cho vay lĩnh vực xây dựng và bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Trong quý 3/2011, LPB đã và đang thực hiện đề án “đầu tư tín dụng nông nghiệp nông thôn và các ngành công nghiệp hỗ trợ vùng đồng bằng Sông Cửu Long” theo tinh thần Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, tập trung phát triển tại Hậu Giang và An Giang. Đề án này đã tạo cho Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt cơ hội thực hiện phương châm “gắn xã hội trong kinh doanh” một cách thiết thực thông qua hỗ trợ vốn cho nông dân và các hoạt động kinh tế

đặc trưng như xuất khẩu gạo, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây công nghiệp... Ngoài ra, chiến lược của LPB trong thời gian sắp tới là chú trọng vào các mảng tín dụng: cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu, lĩnh vực cho vay tập trung vào sản xuất, các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh. Đây cũng là cơ hội tốt để phát triển mảng tài trợ xuất nhập khẩu.

Xét về kỳ hạn: Trong sự tăng trưởng mạnh mẽ của dư nợ tín dụng qua các năm dư nợ ngắn hạn có mức tăng trưởng mạnh hơn rõ rệt và chiếm đa số (~85% dư nợ cho vay), thể hiện rõ tỷ lệ đầu tư cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong ngắn hạn vẫn là chủ đạo, tỷ lệ cho vay trung dài hạn mặc dù cũng có sự tăng trưởng nhưng luôn được duy trì ở tỷ lệ nhỏ hơn trong tổng dư nợ. Điều này phù hợp với hoạt động huy động của NH (do huy động chủ yếu tập trung ở mảng không kỳ hạn và dưới 12 tháng như đã phân tích ở trên) nên LPB cũng tập trung nhiều vào mảng cho vay ngắn hạn, vừa đảm bảo nguồn vốn huy động được quay vòng liên tục, vừa đảm bảo an toàn vốn.

Bên cạnh cơ cấu theo đối tượng, theo kỳ hạn, chất lượng tín dụng vẫn luôn được quan tâm. Nợ quá hạn năm 2010 chiếm 0.99% trên tổng dư nợ, nợ xấu từ nhóm 3-5 chỉ chiếm 0.51% trên tổng dư nợ. 6 tháng đầu năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm ~ 3% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu từ nhóm 3 – nhóm 5 chỉ chiếm 1% tổng dư nợ. Nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào ngành xây dựng – bất động sản, sở dĩ 6 tháng đầu 2011 tỷ lệ nợ quá hạn này tăng lên là do chính sách thắt chặt của Nhà nước đối với lĩnh vực bất động sản, dẫn đến các DN bất động sản thiếu vốn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng, tình trạng nợ quá hạn “tạm thời” (thường là nợ loại 2 – từ 10 đến 90 ngày) xảy ra. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu này tương đối tốt so với quy mô tín dụng của LPB, đây là thành quả của việc luôn chú trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng.

Hoạt động thanh toán quốc tế của LPB nhìn chung còn non trẻ về số lượng, cụ thể:

BẢNG 2.4: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ QUA CÁC NĂM

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số dư Số dư % (+/-) Số dư % (+/-) Số dư % (+/-)

I. L/C nhập -

- Phát hành L/C 276.87 529.65 91.3 2,955.00 457.92-Thanh toán L/C nhập 2,372.00 2,675.21 111.78 2,041.00 -23.7 -Thanh toán L/C nhập 2,372.00 2,675.21 111.78 2,041.00 -23.7

II. L/C xuất -

- Giá trị thông báo 31.89 62.31 95.39 96.6 55.03

Một phần của tài liệu phát triển tài trợ xuất khẩu của ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w