Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu phát triển tài trợ xuất khẩu của ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 64 - 68)

III. Nhờ thu nhập

1. Dư nợ TTXK 0 537.00 1,113

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

2.3.3.1.1. Nguyên nhân từ phía KH:

Nguyên nhân chính là năng lực tài chính của KH còn thấp, không đủ tài sản thế chấp, thông tin về DN không đầy đủ và chính xác, dẫn đến LPB khó ra quyết định tài trợ với mức tài trợ cao hoặc cho vay ưu đãi.

LPB là một trong những NH có vốn điều lệ tương đối cao, do vậy NH hoàn toàn có đủ vốn cho vay trong khi rất nhiều DN có nhu cầu lại không đủ điều kiện vay vốn đang là tình trạng phổ biến.

+ Đối với DN nhà nước: tình hình DN nhà nước hiện nay phổ biến là tài sản hầu như không có, tài chính không lành mạnh, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, khả năng quản lý vốn kém... Nhiều DN nhà nước do làm ăn yếu kém, quản lý thiếu chặt chẽ dẫn đến giảm khả năng trả nợ và phát sinh nợ quá hạn. Đối tượng tập trung chính của LPB trong tài trợ XK hiện nay là các DNNN, nhưng do ngay bản thân các DNNN cũng tồn tại những yếu kém kể trên nên LPB khó có thể mở rộng và áp dụng những chính sách đãi ngộ, điển hình là cho vay tín chấp với các DN này. Ngược lại các DNNN hạn chế về TSĐB thì cũng rất khó để được vay vốn tại LPB.

+ DN nhỏ và vừa, DN tư nhân chiếm đa số trong các DN (như đã phân tích), tạo ra thị trường KH đầy tiềm năng cho Ngân hàng, trong đó có LPB. Tuy nhiên, bản thân các DN này cũng còn rất nhiều hạn chế trong tiếp cận tín dụng NH. Khu vực kinh tế tư nhân thường kinh doanh nhỏ, lẻ, nhu cầu vay vốn không lớn. Ngoài ra, do điều kiện kinh tế và tập quán kinh doanh của Việt Nam thì vấn đề minh bạch thông tin, công khai trong quan hệ vay trả, các tiêu chí, các thông tin nhân thân của người vay không được chuẩn hoá, lượng hoá gây khó khăn rất nhiều cho việc thẩm định điều tra và xét duyệt cho vay của NH.

Chính các DN cũng tự làm khó cho mình trong quan hệ tín dụng với NH khi không công khai năng lực thực có, giấu doanh thu để trốn thuế. Thuế thu nhập DN hiện nay là 25% lợi nhuận là chưa hợp lý nên rất nhiều DN trốn thuế. Vì vậy, báo cáo quyết toán gửi đến NH số liệu không chính xác, không có kiểm toán, còn báo cáo quyết toán thuế thì số liệu thường thấp hơn nhiều so với thực tế. Hơn nữa, khó mở rộng tín dụng trong thời gian hiện nay đang là mối lo ngại của nhiều NH, nhất là trong bối cảnh bị khống chế mức dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán và thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến LPB chưa thực sự chú trọng mở rộng đối tượng KHDN này.

2.3.3.1.2. Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách của Nhà nước

- Chính sách phát triển XK còn nhiều điểm chưa hợp lý:

Nhìn chung các cơ chế, chính sách phát triển XK được ban hành nhiều và tương đối đồng bộ; tuy nhiên thực tế điều hành còn nhiều bất cập làm giảm hiệu quả của các chính sách đó. Tính hệ thống của cơ chế chính sách còn thiếu chặt chẽ; công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện chưa tốt. Chính sách chưa mang lại sự công bằng giữa các DN Quốc doanh, ngoài quốc doanh; giữa nhà đầu tư trong nước và FDI (về tiền và quyền thuê và sử dụng đất, thuế thu nhập DN). Các chính sách thưởng XK, hỗ trợ xúc tiến thương mại, chi hoa hồng môi giới… thực chất tập trung vào các DN nhà nước, DN ngoài quốc doanh do thiếu thông tin, quan hệ và ít được tạo điều kiện. Các chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư XK cũng bị đối xử không công hoặc các thủ tục bàn giao mặt bằng để xây dựng cơ sở sản xuất còn quá lâu; các thủ tục lập dự án và vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất còn phức tạp... Điều này ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng của các DN vào lĩnh vực xuất khẩu, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến phương án kinh doanh của DN này, từ đó ảnh hưởng đến quyết định tài trợ của LPB.

kiện phát triển chính sách bảo hiểm trong tín dụng xuất khẩu, là tiền đề cho các Ngân hàng yên tâm tài trợ cho lĩnh vực này. Mặc dù, ngày 5/11/2010, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 2011/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Mục tiêu đến cuối năm 2013, tối đa 3% kim ngạch xuất khẩu sẽ được bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Song đến nay, việc triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn, gần như chưa có nhiều tiến triển.

- Các thủ tục về XK, công tác hải quan tuy đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập :

Các thủ tục XK hàng hoá còn rườm rà, nhiều khâu chưa hợp lý. Ví dụ như: Hàng tái xuất, gửi đi sửa chữa cần 45 ngày, trong khi giấy phép hải quan chỉ cho 30 ngày, DN phải tốn thời gian làm thủ tục gia hạn. Thời hạn nhập nguyên vật liệu xuất thành phẩm (hiện nay là 270 ngày) vẫn còn ngắn. Các DN không dám nhập các nguyên liệu với số lượng lớn giá rẻ vì phải sử dụng ngay và không được chuyển tiếp.

Ngoài ra, liên quan đến thủ tục hải quan, hiện còn tồn tại nhiều bất cập đối với công tác kiểm định chất lượng hàng hoá XK gây lãng phí thời gian, mất cơ hội kinh doanh của DN. Hiện nay, các cơ sở kiểm định hàng (ví dụ: hàng thuỷ hải sản, nông lâm chế biến) còn thiếu về số lượng và cơ sở vật chất gây nên sự chậm trễ và không bảo đảm chất lượng trong kiểm định. Các hàng hoá kiểm định trung bình mất khoảng 14 ngày là thời gian quá dài và phí kiểm định còn cao (0.05% - 0.1% giá trị lô hàng).

Bên cạnh đó, quá nhiều loại phí, lệ phí với mức rất cao tại các cảng biển và sân bay liên quan tới xuất NK. Theo tính toán sơ bộ, nếu tính đầy đủ các phí cầu đường, cảng, bến bãi..một lô hàng XK hiện nay thông thường chịu tổng các phí chiếm khoảng 7-8% giá trị của lô hàng. Một mức phí quá cao so với các nước trong khu vực, vượt quá sức chịu đựng của các DN. Ngoại trừ các phí vận tải và các phí thông thường khác, theo thống kê chưa đầy đủ một DN

để xuất NK theo đường biển hoặc đường hàng không, phải chịu khoảng 20 loại phí. Mỗi một cảng, mỗi đại lý vận tải có cách tính phí khác nhau. Nhìn chung chi phí vận chuyển, phí bến bãi, phí thông cảng, phí dịch vụ, phí dịch vụ xuất NK, phí lưu kho, phí giao nhận...cước phí bưu chính viễn thông của ta cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Cước vận tải tàu biển từ các cảng của ta cao thông thường gấp 2 lần từ các cảng của ASEAN hay Trung Quốc tới cùng một cảng đích), đã làm giảm sức cạnh tranh của các DN hàng XK của ta. Hàng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc NH khi tài trợ cũng gặp khó khăn đối với những thủ tục rườm rà này (ảnh hưởng đến phương án kinh doanh của DN, đặc biệt nếu là hàng hóa nhận làm TSĐB thì LPB cũng mất khá nhiều thời gian theo dõi, quản lý TSĐB..).

- Hạn chế trong hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng khiến NH khó nắm bắt và đánh giá kịp thời tình hình của KH vay vốn. Điều này làm gia tăng thời gian thẩm định hồ sơ và cũng là nguyên nhân khiến LPB còn khá e dè trong việc tăng giá trị tài trợ cho mỗi phương án.

Hoạt động Thông tin tín dụng của NH Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã phần nào hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động tín dụng trên phạm vi cả nước; góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh.

Tuy nhiên, hoạt động TTTD ở nước ta đang trong giai đoạn sơ khai, chất lượng, thông tin còn hạn chế, thông tin không mang tính nhanh nhậy, kịp thời, chính xác; nội dung thông tin nghèo nàn thiên về tính liệt kê, báo cáo, chưa có tính phân tích, dự báo, cảnh báo, ngăn ngừa; mạng lưới cung cấp thông tin còn yếu (chủ yếu là các NHTM thông qua mẫu biểu báo cáo) thông tin còn mang tính che giấu, trên thực tế có rất nhiều NHTM không nắm bắt hoặc cố tình che giấu nợ xấu và nợ có vấn đề. Ví dụ, CIC chỉ cập nhật thông tin tín dụng 03 tháng/lần, thời gian này đủ để khoản vay lên nợ loại 3 (quá hạn từ 90 – 180 ngày), hoặc CIC chỉ đánh giá xếp hạng DN 01 năm/lần, và chỉ đánh giá khi có

yêu cầu của chi nhánh, nhưng khi chi nhánh có yêu cầu đánh giá thì thậm chí CIC không có hồ sơ lưu trữ báo cáo tài chính cập nhật đến thời điểm đánh giá mà yêu cầu ngược lại phía chi nhánh phải gửi BCTC lên CIC. CBTD nếu chỉ trông chờ vào nguồn thông tin tín dụng (thông tin về quan hệ TD, xếp hạng TD) của CIC thì nhiều trường hợp không chính xác và không cập nhật, dẫn đến thẩm định thiếu thông tin hoặc sai lệch, đồng thời đây cũng là một trong số những nguyên nhân khiến thời gian thẩm định gia tăng.

Một phần của tài liệu phát triển tài trợ xuất khẩu của ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w