XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN CỦA VÙNG, QUỐC GIA, QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Du thao khong gian phat trien KTXH den 2030 (Trang 64 - 67)

5. CÁC NỘI DUNG CHÍNH

3.1. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN CỦA VÙNG, QUỐC GIA, QUỐC TẾ

triển kinh tế - xã hội quận Liên Chiểu

3.1.1. Các yếu tố quốc gia

* Thuận lợi:

- Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, vị thế chính trị của Việt Nam trong khu vực ASEAN và thế giới ngày càng được nâng cao.

- Quyết tâm xây dựng Nhà nước “kiến tạo phát triển”, thay đổi cách điều hành của Nhà nước, chuyển sang phục vụ doanh nghiệp. Điều này đã mang lại những tác động tích cực đến các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.

- Cơ hội lớn đến từ các hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. Việc Việt Nam gần đây đã chính thức tham gia các hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới FTA (như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào tháng 1/2019, Hiệp định Thương mại Việt Nam và EU (EVFTA) vào tháng 8/2020) được dự báo tạo ra làn sóng hội nhập lần thứ hai mạnh mẽ hơn đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian đến. Tham gia các FTA sẽ mang đến những cơ hội lớn cho nền kinh tế. Với việc loại bỏ thuế quan theo các cam kết của các FTA, nền kinh tế sẽ có mức độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu cao hơn. Thị trường xuất khẩu sẽ được thơng thống hơn đến các nước cùng tham gia hiệp định như khu vực châu Âu, Thái Bình Dương. Các doanh nghiệp có cơ hội thu hút được nhiều nguồn vốn hơn, cơng nghệ hiện đại và trình độ quản lý từ các đối tác đầu tư. Mơi trường kinh doanh thơng thống và an tồn hơn với các chính sách hồn thiện thể chế kinh tế thị trường được xây dựng và sửa đổi.

- Xu hướng dịch chuyển dịng FDI sang các nước có hệ thống chính trị ổn định và kiểm soát dịch bệnh tốt đang mở ra những cơ hội mới trong thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam nổi lên là một trong những quốc gia có nhiều lợi thế để thu hút các nhà đầu tư nước ngồi đến với khu vực Đơng Nam Á khi nằm trong top các nước và vùng lãnh thổ xử lý đại dịch Covid-19 hiệu quả nhất trên thế giới (Bảng xếp hạng của Viện Nghiên cứu Lowy, Australia ngày 28/1/2021). Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đơng Á - Thái Bình Dương, với chỉ số tăng trưởng kinh tế hàng năm thuộc top cao nhất thế giới và lần đầu tiên bước vào nhóm các nền kinh tế có chỉ số tự do kinh tế trung bình (Bảng xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế năm 2021 của Quỹ Di sản, Mỹ). Nền chính trị ổn định của Việt Nam ln có sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả điều tra Năng lực cấp tỉnh năm 2020 của Việt Nam (PCI 2020) cho thấy tỉ lệ doanh nghiệp FDI cho rằng Việt Nam có rủi ro bất ổn chính sách thấp hơn cũng tăng từ 60% năm 2013 lên 82% năm 2020.

những đột phá sâu rộng về công nghệ internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn, điện tốn đám mây và các cơng nghệ khác để thực hiện siêu kết nối, tích hợp giữa thế giới thực và không gian số tạo ra lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mới. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia, mỗi vùng và địa phương. Công nghệ số sẽ làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mơ hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hoá, xã hội; và thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.

* Khó khăn:

- Nguồn lực hỗ trợ từ trung ương (khơng gian tài khóa) cho các địa phương sẽ ngày càng hạn hẹp.

- Lực lượng doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước yếu, hiệu quả và năng lực cạnh tranh kém cả về số lượng và chất lượng.

- Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng và các căng thẳng thương mại quốc tế gia tăng. Các doanh nghiệp chỉ tận dụng được đầy đủ các lợi ích thuế quan từ các FTA khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về quy tắc của các hiệp định. Nếu khơng, sản lượng xuất khẩu hàng hóa có thể tăng nhưng giá trị gia tăng sẽ khơng cao. Bên cạnh đó, thị trường nội địa bị cạnh tranh khốc liệt bởi hàng hóa nước ngồi. Một số ngành kinh tế của quận dễ bị tổn thương nếu không chủ động đi tắt đón đầu, nắm bắt tốt các cơ hội và loại bỏ những thách thức từ các FTA.

- Khó khăn và rủi ro tiềm ẩn từ dịch bệnh Covid-19 đối với toàn bộ nền kinh tế.

Trước bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro từ dịch bệnh (chưa thể được kiểm sốt cho dù đã có vaccine), nền kinh tế Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng sẽ cịn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch trên mọi phương diện, đặc biệt đối với các địa phương có cơ cấu thương mại, dịch vụ, du lịch là ngành mũi nhọn.

- Những rào cản về thế chế cũng như điều kiện cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ công sẽ là những trở ngại cho việc thu hút dòng vốn FDI cho đầu tư phát triển.

- Động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các ngành kinh tế của quận nói riêng sau dịch bệnh sẽ đến từ phục hồi mạnh mẽ sức mua thị trường nội địa, đầu tư tư nhân và xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng. Do vậy, quận cần tận dụng lợi thế nói trên, nỗ lực hơn trong việc thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xúc tiến kêu gọi đầu tư FDI đối với các ngành kinh tế mũi nhọn của quận như các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư và doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

3.1.2. Các yếu tố vùng

- Xu hướng phát triển bền vững và liên kết vùng ở Trung Bộ

Phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm ở nhiều khu vực không chỉ ở Việt Nam mà trên nhiều khu vực của thế giới. Để miền Trung phát huy hết tiềm năng, lợi thế, phát triển bứt phá và bền vững, Chính phủ đã đưa ra bốn mục tiêu phát triển bền vững vùng bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế biển ở năm trụ cột gồm ngư nghiệp, du lịch,

cảng biển và các dịch vụ logistics, công nghiệp chế tạo, năng lượng tái tạo. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về liên kết vùng và thể chế phát triển vùng, quy hoạch vùng mang tính chất đột phá. Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bảo vệ và phát triển trồng rừng, phòng, chống nước biển dâng và xâm nhập mặn, giảm thiểu ô nhiễm mơi trường biển.

Bên cạnh đó, vấn đề về liên kết vùng ở khu vực miền Trung cũng được Chính phủ quan tâm chú trọng thông qua việc thành lập vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Một số lĩnh vực đã có được những thành cơng liên kết ban đầu như hình thành các khu kinh tế cảng biển tổng hợp, logistics, du lịch, dịch vụ hàng hải, các địa phương đều nằm trên tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, một số địa phương nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây kết nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề liên kết vùng ở vùng Trung Bộ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng. Vấn đề tồn tại vẫn là thiếu cơ chế phối hợp phát triển kinh tế hiệu quả trong liên kết giữa các địa phương. Hội đồng vùng chưa có thể chế điều phối đủ mạnh, rõ ràng để các địa phương trong vùng phối hợp hiệu quả, bên cạnh đó là tư duy cục bộ khiến sự liên kết giữa các địa phương còn rời rạc, chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp, cịn mang tính hình thức.

Trước bối cảnh nói trên, các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của quận nhất thiết đặt trong mối quan hệ và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế bền vững và liên kết vùng của thành phố Đà Nẵng với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Xu hướng tăng cường thu hút đầu tư trong nước và đầu tư FDI

Trước bối cảnh các bất ổn chính trị ở khu vực của châu Á đang có nhiều diễn biến bất thường và tình hình dịch bệnh tồn cầu Covid-19 vẫn đang hoành hành ở nhiều quốc gia thì hiện nay, tiêu chí ưu tiên lựa chọn điểm đến đầu tư của các doanh nghiệp, tập đồn đã có sự thay đổi từ ưu tiên chi phí sang ưu tiên điểm đến có tính ổn định và an toàn. Việt Nam là một lựa chọn sáng giá đảm bảo được những tiêu chí đó nhờ khống chế tốt dịch Covid-19 và có nền chính trị ổn định trong thời gian dài. Trong đó khu vực miền Trung Việt Nam lại có nhiều lợi thế như: giá thuê đất thấp hơn rất nhiều so với hai đầu Bắc Nam; nguồn lao động dồi dào và chi phí hấp dẫn; khu vực miền Trung giàu tài nguyên thiên nhiên và nhiều thắng cảnh du lịch nổi tiếng; hệ thống cơ sở hạ tầng, sân bay, cảng biển, logistics của khu vực ngày càng hồn tất, giúp việc thơng thương thuận lợi, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy trong thời gian đến dự kiến miền Trung sẽ là điểm đến thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và đầu tư FDI. Về đầu tư FDI, điểm nổi bật nhất của miền Trung là chính quyền các địa phương trong khu vực rất nhiệt tình, tích cực hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp so với các vùng kinh tế trọng điểm khác của Việt Nam.

Tận dụng những lợi thế nói trên, với vai trị là một quận của hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, quận Liên Chiểu cần tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư trong

nước và đầu tư FDI đến với các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của quận như công nghiệp xây dựng, cơ khí, điện tử, luyện kim, hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng và cơng nghiệp công nghệ cao. Để làm được điều nay, quận Liên Chiểu cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp, các trường đại học cùng đào tạo để đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp; nâng tính hiệu quả và giảm thời gian xử lý trong thủ tục hành chính (cấp giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, đánh giá môi trường...); tạo điều kiện thuận lợi hơn để các nhà đầu tư tiếp cận các thơng tin, chính sách, nhất là các chính sách mới; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư bằng hình thức trực tuyến để vừa khắc phục được khó khăn về dịch bệnh, vừa đảm bảo khơng làm gián đoạn hoạt động thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch Covid-19 cịn phức tạp, thay vì thu hút thêm nhiều dự án mới, quận có thể quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp đã đầu tư để họ mở rộng đầu tư hoặc tăng vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Du thao khong gian phat trien KTXH den 2030 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)