- Giai đoạn đến năm 2030, quy hoạch xây dựng tuyến MRT (Mass Rapid Transit – Giao thông công cộng tốc độ cao) là trục vận tải công cộng tốc độ cao, khối lượng vận chuyển hành khách lớn, chạy dọc trục Vành đai phía Tây 2 - CHKQT Đà Nẵng - Ga đường sắt Đà Nẵng hiện trạng (phát triển thành Ga trung tâm giao thông công cộng sau khi di dời ga đường sắt ) - Đống Đa - qua sơng Hàn nối với phía đơng thành phố (đoạn qua khu vực trung tâm thành phố đi ngầm, các đoạn còn lại đi trên cao); Tuyến LRT (Light Rail Transit – Đường sắt đô thị trên cao) du lịch ven vịnh Đà Nẵng, dọc tuyến Nguyễn Tất Thành - đường 3/2, điểm cuối tại ga trung chuyển trong phạm vi nút giao đường 3-2 và đường Đống Đa. Các trạm LRT được định hướng tại tất cả các trung tâm đơ thị và tại các vị trí giao nhau của các tuyến LRT. Đồng thời tích hợp với các nút giao thông vận tải đa phương thức và trạm trung chuyển để tạo thành một mạng lưới và hệ thống giao thơng cơng cộng hồn chỉnh.
Tiếp tục phát triển mạng lưới xe buýt nội thị đảm bảo mức độ bao phủ và bán kính phục vụ cần thiết; kết nối thuận lợi và phục vụ thu gom cho các tuyến MRT, LRT nhằm thu hút người dân sử dụng giao thông công cộng. Mạng lưới xe buýt được định hướng để phục vụ như một mạng trung chuyển nhánh kết nối đơn vị ở, nhóm ở đến trung tâm khu đơ thị, nơi hành khách có thể chuyển đến các tuyến MRT/LRT chính để kết nối với các khu đô thị khác. Các tuyến vận tải của mạng BRT (Bus Rapit Transit – Hệ thống xe buýt nhanh) hiện tại được định hướng nâng cấp lên LRT, MRT trong tương lai khi cần thiết.
- Đến năm 2045, quy hoạch các tuyến LRT kết nối tuyến MRT với các trung tâm đô thị, tuyến tramway ven vịnh Đà Nẵng, bao gồm: Tuyến LRT3 kết nối vịnh Đà Nẵng đến Ga đường sắt mới, điểm đầu tại kết nối với tuyến LRT ven vịnh Đà Nẵng, đi dọc tuyến đường Nguyễn An Ninh - đường số 2 Khu cơng nghiệp Hịa Khánh - đi ngầm
ngang Ga đường Sắt mới và kết thúc tại tuyến đường quy hoạch phía Tây; Tuyến LRT 7 tận dụng tuyến đường sắt hiện trạng, điểm đầu tại khu vực đô thị Cảng Liên Chiểu, điểm cuối tại Ga đường sắt hiện tại (Ga trung tâm giao thông công cộng). Từ năm 2045, quy hoạch các tuyến: Tuyến LRT 10 điểm đầu tại Khu du lịch Bà Nà đi dọc đường Hoàng Văn Thái và đường Nguyễn Sinh Sắc ngang qua Quảng trường trước UBND Quận Liên Chiểu, điểm cuối đường Nguyễn Sinh Sắc giao với đường Nguyễn Tất Thành (kết nối với tuyến LRT ven vịnh Đà Nẵng).
- Bãi đậu đỗ xe công cộng được định hướng tại tất cả các trạm và nút giao thơng LRT/BRT. Khuyến khích xây dựng các bãi đỗ xe tư nhân. Các cơng trình cao tầng phải đảm bảo khả năng đậu đỗ xe và các khu đô thị mới phải xác định số lượng chỗ đỗ xe, bãi đỗ xe trong khu đô thị.
- Phát triển hệ thống giao thông không động cơ (NMT) là đi bộ và đi xe đạp. Khuyến khích việc đi bộ trong các khu trung tâm đô thị. Các tuyến phố thương mại lớn và lối đi dạo cần được quan tâm nhằm cải thiện lối đi cho người đi bộ. Tổ chức phố đi bộ ở các khu mua sắm và đường Nguyễn Tất Thành dọc theo Vịnh Đà Nẵng.Phát triển mạng lưới NMT trong các hành lang xanh, lối đệm đường bộ, đường đi dạo trên bãi biển…
Hình IV.6: Mạng giao thơng khơng động cơ định hướng
4.3. Quy hoạch sử dụng đất
(Nội dung này sẽ tiếp tục được điều chình theo quy hoạch sử dụng đất chung của toàn thành phố)
2030
Quy hoạch đến năm 2030, cơ cấu quy đất trên địa bàn quận Liên Chiểu có sự điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng cụ thể:
- Nhóm đất nơng nghiệp: 2.930,37 ha, trong đó đất rừng đặc dụng và đất rừng sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất.
- Nhóm đất phi nơng nghiệp: 4.569,39 ha, trong đó đất phát triển hạ tầng, đất ở đô thị và đất khu cơng nghiệp lần lượt là ba nhóm đất chiếm tỷ trọng lớn nhất.
- Nhóm đất bằng chưa sử dụng: 137,92 ha, chiếm 1,81% tổng diện tích đất của quận, tương ứng giảm diện tích 298,84 ha so với năm 2020.
Bảng IV.1: Tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn quận Liên Chiểu đến năm 2030
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích nhóm đất nơng nghiệp 2.930,37 38,37
- Đất chuyên trồng lúa 52,77 0,69
- Đất trồng cây lâu năm 7,33 0,10
- Đất rừng đặc dụng 2.062,50 27,00
- Đất rừng sản xuất 708,23 9,27
- Đất nơng nghiệp cịn lại 99,54 1,30
Tổng diện tích nhóm đất phi nơng
nghiệp 4.569,39 59,83
- Đất quốc phòng 239,74 3,14
- Đất an ninh 16,7 0,22
- Đất khu công nghiệp 699,92 9,16
- Đất thương mại dịch vụ 560,89 7,34
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 190,75 2,50 - Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 11,08 0,15
- Đất phát triển hạ tầng 1.417,91 18,56
- Đất ở tại đô thị 1.062,16 13,91
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan 8,41 0,11
- Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
- Đất phi nơng nghiệp cịn lại 327,35 4,29
Tổng diện tích nhóm đất chưa sử dụng 137,92 1,81
- Đất bằng chưa sử dụng 29,75 0,39
- Đất đồi núi chưa sử dụng 108,17 1,42
Tổng diện tích tự nhiên 7.637,68 100,00
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường TP, Đà Nẵng
4.1.2. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng
Trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030, tổng diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 là 627,84 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 622,90 ha - Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở: 4,94 ha
4.1.3. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch
Tổng diện tích chưa sử dụng được đưa vào sử dụng trong thời kỳ quy hoạch 2021- 2030 cho các muc đích phi nơng nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu là 290,18 ha, cụ thể:
- Đất khu công nghiệp: 30,30 ha; - Đất cụm công nghiệp: 5,54 ha; - Đất thương mại, dịch vụ: 61,98 ha;
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: 9,77 ha; - Đất giao thông: 28,47 ha;
- Đất thủy lợi: 5,87 ha;
- Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo: 2,90 ha; - Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao: 26,75 ha; - Đất cơng trình năng lượng: 0,19 ha;
- Đất ở tại đô thị: 115,66 ha;
- Đất phi nơng nghiệp cịn lại: 2,75 ha.
Nhu cầu sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 cho một số dự án trên địa bàn quận Liên Chiểu (xem Bảng 1 ở phần Phụ lục)
4.4. Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư phát triển
4.4.1. Định hướng chung về đầu tư phát triển
Một là hoạt động đầu tư phát triển của quận Liên Chiểu phù hợp với với quan điểm,
mục tiêu, định hướng phát triển của thành phố trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Nghị quyết 43-NQ/TW và Quyết định 359/QĐ-TTg để nâng cao hiệu quả các hoạt động và dịch vụ của đô thị, tăng năng lực cạnh tranh và chất lượng mơi
trường sống đơ thị, kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đồng thời, hoạt động đầu tư phải có tính trọng tâm, trọng điểm nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng Liên Chiểu trở thành Trung tâm công nghiệp công nghệ cao; Trung tâm logistics; là đô thị thông minh với dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ du lịch, giáo dục, y tế có chất lượng; Động lực kinh tế phía Bắc và khu vực thành trì bảo đảm quốc phòng, an ninh cho thành phố Đà Nẵng.
Hai là đầu tư phát triển phải mang lại lợi ích kinh tế - xã hội tích cực, tối ưu hóa
các nguồn lực phát triển cũng như có tính lan tỏa sâu rộng giữa các địa phương. Đồng thời chú trọng thu hút các dự án có mức đóng góp lớn cho giải quyết các vấn đề an sinh xã hội như giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cũng như trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao.
Ba là chủ động huy động nguồn lực, kêu gọi đầu tư, phát huy tiềm năng, vai trò
của các thành phần kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân; tạo mơi trường thơng thống, an toàn để phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế quận. Chú trọng chương trình khởi nghiệp; tích cực triển khai các giải pháp gắn kết, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, chuyển đổi hộ cá thể lên doanh nghiệp.
Bốn là việc lựa chọn các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư cần có tính cấp thiết
và tận dụng được những lợi thế cũng như khắc phục những yếu kém, điểm nghẽn cản trở quá trình phát triển của quận. Trong đó ưu tiên thu hút các dự án thuộc các ngành kinh tế tri thức, các dự án có hàm lượng khoa học và cơng nghệ cao.
Năm là tiếp tục đầu tư tái thiết đơ thị ở một số khu vực, góp phần thu hút đầu tư
phát triển thương mai dịch vụ và nâng cao chất lượng sống cho người dân trên địa bàn quận.
4.4.2. Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng
- Xây dựng Cảng Liên Chiểu trở thành Khu logistics hàng hải tập trung tại phía Bắc Vịnh Đà Nẵng, tiếp nhận tàu trọng tải 100.000 tấn, tàu container có sức chở đến 8.000 TEU với cơng suất 46 triệu tấn. Quy mơ diện tích của cảng khoảng 450 ha (bao gồm phần mặt nước), phần hậu cần cảng 195 ha.
- Xây dựng cầu vượt đường sắt tại nút giao với đường 34,5m, phường Hòa Hiệp Nam (đường nối từ Nguyễn Tất Thành đến đường Lê Minh).
- Quy hoạch các khu tái định cư phù hợp với quy hoạch đơ thị đảm bảo nhu cầu bố trí tái định cư đối với các hộ giải tỏa nằm trong vệt cách ly an toàn vệ sinh mơi trường bán kính 500m và 1.000m tại khu vực bãi rác Khánh Sơn.
- Đầu tư cống hộp từ Bãi rác Khánh Sơn về kênh Hòa Mỹ.
- Dự án đậy kín tuyến kênh hở dài khoảng 500m tại khu vực đường Hồng Thái – Tân Trào để khớp nối đồng bộ tuyến cống hộp Yên Thế - Bắc Sơn đảm bảo tạo cảnh quan đơ thị và giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại khu vực này.
- Dự án đậy kín tuyến kênh hở dài khoảng gần 300m tại khu vực từ Hồ Hòa Phú đến cuối đường Nguyễn Xí (dọc khu đất quận đang hình thành khu trưng bày giới thiệu Hoa, Cây cảnh, SVC. Nhằm đảm bảo cảnh quan đơ thị và hình thành cơng viên tuyến phố đi bộ kết nối khu SVC quận).
- Thực hiện khơi thơng của biển Nam Ơ, nạo vét lịng sơng Cu Đê (đến giáp ranh giới huyện Hịa Vang) và sử dụng nguồn kinh phí tận thu khối lượng cát sau nạo vét để thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn quận.
- Mở rộng cơng viên trước Trung tâm Hành chính quận đến giáp ngã tư đường Nguyễn Sinh Sắc – Hoàng Thị Loan.
- Xây dựng bệnh viên đa khoa cấp khu vực trên địa bàn quận Liên Chiểu có quy mơ 1000 giường, diện tích từ 4ha trở lên, định hướng là cơ sở mới của Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn.
- Đầu tư xây mới trường học nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế tại địa phương và phù hợp với quy định chung của thành phố.
4.4.3. Chương trình phát triển cơng nghiệp
- Đầu tư chuyển đổi KCN Hòa Khánh và Hòa Khánh mở rộng thành KCN sinh thái, kết nối với Khu công nghệ cao, Khu CNTT tập trung và vùng lõi xanh, định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường.
- Đầu tư xây dựng và phát triển CCN Hòa Hiệp Nam, CNN Hòa Khánh Bắc, CCN làng nghề nước mắm Nam Ơ và mở rộng Cụm cơng nghiệp Hịa Nhơn.
- Xây dựng Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đảm bảo sớm di dời Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm Đà Sơn.
- Đề nghị Cơng ty Cổ phần đầu tư Sài Gịn – Đà Nẵng đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng tại Khu cơng nghiệp Liên Chiểu và ưu tiên bố trí quỹ đất để tiếp nhận các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ hiện nằm xen lẫn tại các khu dân cư trên địa bàn quận Liên Chiểu.
4.4.4. Chương trình phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch
- Triển khai Chương trình phát triển dịch vụ du lịch giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- Xây dựng Đề án chuỗi giá trị một số ngành sản xuất chủ lực trên địa bàn quận Liên Chiểu.
- Triển khai dự án khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân.
- Các dự án du lịch ở khu vực ven biển, không gian du lịch thể thao biển ở Vịnh Đà Nẵng
- Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ tại phố đêm Xuân Thiều do Tập đoàn Mikazuki - Nhật Bản triển khai.
- Cải tạo, nâng cấp Chợ Hòa Khánh trở thành chợ điểm phục vụ du lịch, kết hợp chợ truyền thống gắn với trung tâm thương mại khu vực Liên Chiểu.
- Triển khai xây dựng các điểm giới thiệu và quảng bá sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương
- Nghiên cứu phương án thiết kế cảnh quan và chiếu sáng nghệ thuật ven biển tại tuyến biển Nguyễn Tất Thành.
4.4.5. Chương trình phát triển nơng nghiệp và nơng thôn
- Đề án “Phát triển rau, hoa, sinh vật cảnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn 2030”.
- Tiếp tục triển khai Đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng”.
- Vận động, triển khai thành lập đội tàu đánh bắt cá cơm (cung cấp nghiên liệu cho làng nghề nước mắm Nam Ô).
4.4.6. Chương trình phát triển các ngành văn hóa - xã hội
- Xây dựng đề án thí điểm trường học thơng minh theo Đề án Quận thông minh giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030;
- Xây dựng chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2020-2025; - Triển khai Đề án công tác cán bộ giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030; - Đề án hướng nghiệp và đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn quận; - Tiếp tục thực hiện Đề án “Kinh tế vườn rừng gắn với nông nghiệp đô thị”; - Chương trình phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2019-2030 theo Nghị quyết số 254/2019/NQ-HĐND ngày 11/7/2019 của Hội đồng nhân thành phố Đà Nẵng;
- Chương trình thực hiện chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2020-2025;
- Đề án hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân các khu công nghiệp đang ở nhà trọ, nhà thuê trên địa bàn;
- Xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội cho các hộ lân cận bãi rác Khánh Sơn giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đên năm 2030;
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”; huy động nguồn lực trong xã hội chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, làm