5. CÁC NỘI DUNG CHÍNH
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ
2.3.2. Thương mại, dịch vụ
Quận Liên Chiểu đã xác định tập trung phát triển dịch vụ, nhất là dịch vụ phụ trợ cho các khu công nghiệp, công nghệ trên địa bàn là nhiệm vụ trọng tâm số một. Kết quả ngành dịch vụ của quận đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ (giá so sánh 2010) tăng bình quân 9,1%/năm trong giai đoạn 2011-2019, cơ cấu giá trị tăng thêm năm 2020 đạt 36,4%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 10,6%/năm.
Bảng II.9: Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ
ĐVT: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2010 2015 2019 2020 Tăng trưởng (%) 2011- 2015 2016- 2019 2011- 2019 2020 Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ (giá
so sánh 2010) 1.363 2.255 2.973 2.763 10,6 7.2 9.1 -7.1
- Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy và xe có động cơ khác 116 347 552 563 24.5 12.3 18.9 2.1 - Vận tải kho bãi 269 364 433 387 6.2 4.4 5.4 -10.5 - Dịch vụ lưu trú và ăn uống 56 146 361 270 21.0 25.3 22.9 -25.3 - Thông tin và truyền thông 152 123 110 119 -4.2 -2.6 -3.5 8.0 - Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm 264 440 336 294 10.7 -6.6 2.7 -12.5
- Hoạt động chuyên môn, KH&CN 45 118 111 119 21.6 -1.6 10.7 7.2 - Giáo dục và đào tạo 187 262 336 349 6.9 6.5 6.7 3.7 - Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 57 90 126 144 9.3 8.9 9.1 14.7
Cơ cấu giá trị tăng thêm (giá HH, %) 35,8 36,0 34,3 36,4
- Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy và xe có động cơ khác 3.0 6.7 7.3 8.5 - Vận tải kho bãi 7.1 5.9 4.9 4.7 - Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1.5 2.2 3.6 3.0 - Thông tin và truyền thông 4.0 1.4 0.8 0.9 - Hđộng tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 6.9 6.8 3.3 3.2 - Hoạt động chuyên môn, KH&CN 1.2 1.8 1.1 1.4 - Giáo dục và đào tạo 4.9 3.8 4.1 5.0 - Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1.5 1.7 3.0 3.9
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng a/ Thương mại
- Về phát triển trung tâm thương mại, siêu thị: Trên địa bàn quận Liên Chiểu chưa có trung tâm thương mại, hiện có 5 siêu thị (02 siêu thị loại II và 03 siêu thị loại III) và khoảng 20 cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi và rất nhiều cơ sở tạp hóa thực phẩm, tạp hóa gia dụng phân bố đều khắp các khu dân cư trên địa bàn quận. Có một số cơ sở tự đặt tên là siêu thị nhưng căn cứ vào Quy chế Siêu thị, trung tâm thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại ngày 24 tháng 9 năm 2004 về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại thì khơng đủ chuẩn. Việc thành lập các siêu thị khơng có báo cáo về UBND quận nên khơng có sự chủ động trong việc theo dõi thống kê, kiểm tra hay triển khai các chương trình do sở hoặc địa phương phát động.
- Về phát triển mạng lưới chợ: Tổng cộng có 10 chợ trên địa bàn quận, trong đó 03 chợ thuộc quận quản lý (01 chợ loại I và 2 chợ loại II), 07 chợ loại III thuộc phường quản lý. Đa phần các chợ trên địa bàn quận là chợ nhỏ, được đầu tư từ rất lâu hầu hết là từ năm 2009 về trước, đặc biệt chợ Hòa Khánh xây dựng từ năm 2002. Trong quá trình khai thác kinh doanh cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng, quận cũng có đầu tư hạ tầng nhưng chủ yếu đầu tư chống dột, chống nóng, chống thấm, nâng cấp nền chợ, chưa chú trọng đầu tư một cách đồng bộ và đầu tư nâng cấp về hệ thống cấp thoát nước trong khu vực kinh doanh thực phẩm.
- Về phố chuyên doanh trên địa bàn quận: Trên địa bàn quận chỉ có một Khu trưng bày và giới thiệu hoa cây cảnh, đang triển khai thí điểm tại Khu đất thuộc vệt cây xanh ven kênh thuộc dự án Trung tâm đô thị mới Tây Bắc, phường Hịa Minh, quận Liên Chiểu (giao với đường Hồng Thị Loan).
Bảng II.10: Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại
2011- 2015 2016- 2019 2011- 2019 2020 Tổng mức blẻ HH & dthu DV tiêu dùng 1,232 4,641 5,925 5,210 30.4 12.0 21.9 -9.3
- Doanh thu bán lẻ HH 797 2,412 3,271 3,043 24.8 17.9 21.7 -4.2 - Doanh thu DV lưu trú, ăn uống 125 429 1,166 840 28.0 28.4 28.2 -28.0 - Doanh thu DV lữ hành, hỗ trợ du lịch 29.6 70.2 218.4 59.1 18.9 32.8 24.9 -72.9 - Doanh thu DV tiêu dùng khác 280 1,729 1,269 1,267 44.0 -7.4 18.3 -0.1
Địa bàn
Số lượng siêu thị đến năm 2020 Số lượng TT thương mại
đến năm 2020 Số lượng chợ
Loại I Loại II Loại III Tổng cộng Loại I Loại II Loại III Tổng cộng 2015 2019 2020 Thành phố 6 9 56 71 1 3 4 8 69 63 74 Liên Chiểu 0 2 3 5 0 0 0 0 9 10 10 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng b/ Du lịch
Thời gian qua, Quận Liên Chiểu đã tập trung xây dựng và hoàn chỉnh hạ tầng du lịch với các điểm nhấn như Đề án phát triển du lịch sông Cu Đê, dự án Khu nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân, dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô, dự án Mikazuki3... đồng thời quy hoạch các điểm du lịch khác4 tạo thành mạng lưới dịch vụ du lịch tương đối đồng bộ. Tuyến du lịch sông Cu Đê - Trường Định được quy hoạch đầu tư xây dựng cảng, bến thủy để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Tuy nhiên, các bến thủy chưa được triển khai đầu tư xây dựng, chưa đủ điều kiện để công bố tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa theo quy định nên chưa khai thác, phục vụ khách du lịch. Các điểm đến trên tuyến đang được UBND quận Liên Chiểu thuê tư vấn thiết kế, lập chủ trương đầu tư.
Mặc dù có nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch nhưng việc khai thác chưa thực sự tốt trong giai đoạn 2011-2020. Cảnh quan tự nhiên được khai thác chủ yếu chỉ có 2 khu vực là Khu du lịch sinh thái Suối Lương - Hải Vân và các bãi tắm Nam Ô, Xuân Thiều. Các tài nguyên du lịch nhân văn đã được khai thác nhưng chưa đáng kể. Tuy nhiên, chính quyền Quận Liên Chiểu đã có nhiều nỗ lực tốt để đẩy mạnh khai thác các tài nguyên này vào những năm gần đây với nhiều đề án đã được xây dựng như: đề án
3 Dự án Mikazuki Spa & Hotel Resort (quy mô khoảng 1,1 hecta) đưa vào khai thác Khu giải trí phức hợp cuối năm 2020 gồm: khu Villas Hinode (48 căn và nhà hàng Nami) khách sạn tiêu chuẩn 5 sao (464 phòng), khu vui chơi giải trí hiện đại như: bể tạo sóng, du thuyền, ván trượt nước, sân khấu biểu diễn, công viên suối nước nóng trong nhà mang phong cách Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam; khu vực vui chơi giải trí ngồi trời bao gồm hệ thống sông lười, hồ nhạc nước, bể bơi ngồi trời; mơ phỏng cảnh quan núi Phú Sĩ…, phục vụ khoảng 6.000 khách/ngày và các khu nhà hàng, hội nghị, hội thảo. Dự án được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn cho khu vực phía Tây Bắc thành phố cũng như là điểm đến tham quan, giải trí hấp dẫn cho du khách gần xa.
4 Suối Lương - Đèo Hải Vân - bãi biển Xuân Thiều, Nam Ô, Thủy Tú, Làng Vân; quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, nhà hàng và các bãi tắm công cộng trên đường Nguyên Tất Thành, dọc sông Cu Đê...
“Phát triển dịch vụ du lịch sơng Cu Đê giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, đề án “Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 2016-2022”, đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng”, đề án “Phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô” năm 2020.
c/ Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm tốn phát triển và có những
thay đổi cơ bản về chất, góp phần làm cho các yếu tố của kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Việc áp dụng các luật thuế mới, hình thành các quỹ hỗ trợ đầu tư và mở rộng các dịch vụ ngân hàng, huy động tiết kiệm ... đã từng bước phát huy tác dụng. Hoạt động ngân hàng có bước đổi mới quan trọng về môi trường pháp lý theo hướng cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Hình thức rút tiền qua máy tự động bước đầu được phổ biến. Mạng lưới ngân hàng không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Dịch vụ cho vay có xu hướng tăng đối với khu vực ngồi quốc doanh, giảm thanh tốn bằng tiền mặt, tăng thanh tốn qua các tiện ích. Bên cạnh đó, dịch vụ bảo hiểm cũng có bước phát triển đáng kể, khơng những bảo hiểm con người mà còn bảo hiểm tài sản, phương tiện,...