Định hướng phát triển và tổ chức không gian các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Du thao khong gian phat trien KTXH den 2030 (Trang 93 - 102)

5. CÁC NỘI DUNG CHÍNH

4.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ

4.2.2. Định hướng phát triển và tổ chức không gian các ngành kinh tế

Định hướng phát triển và phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế của quận đảm bảo phân bố hợp lý các khu vực trung tâm (TTTM, vui chơi giải trí…) cùng với việc bổ sung các khơng gian tiện ích (bãi đỗ xe, cơng viên cây xanh…), các khu dịch vụ, các cơng trình phúc lợi xã hội (trường học, khám chữa bệnh, siêu thị…), tạo nên khơng gian có độ tập trung cao các loại hình dịch vụ, tạo điều kiện thu hút các thương hiệu thương mại tầm cỡ quốc tế với các khu trung tâm thương mại quy mô lớn. Trên cơ sở quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng và yêu cầu phát triển của địa phương, phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế trên địa bàn quận Liên Chiểu như sau:

Hình IV.1: Phân vùng khơng gian hoạt động kinh tế thành phố 8

4.2.2.1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

* Định hướng phát triển:

- Tập trung khai thác nguồn lực, vận dụng các chính sách hỗ trợ khuyến công của trung ương và thành phố để phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

- Phát triển cơng nghiệp có chọn lọc, tập trung vào những ngành, sản phẩm có cơng nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, coi trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và sản xuất hàng xuất khẩu. Ưu tiên các dự án phát triển công nghệ sạch, công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với mơi trường. Theo đó, định hướng chuyển đổi KCN Hòa Khánh thành KCN sinh thái và KCN Liên Chiểu thành KCN Logistic.

- Khai thác có hiệu quả một số ngành nghề mà quận có thế mạnh và hỗ trợ phát triển các ngành sản xuất chủ lực mang lại giá trị gia tăng cao như: sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, điện tử, lắp ráp, cơ khí chính xác, hố chất, các loại vật liệu xây dựng mới, may mặc, công nghệ thực phẩm…

- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp trọng yếu của quận và thành phố: Công nghiệp cơng nghệ cao (trong các lĩnh vực: cơ khí chế tạo, hóa chất - nhựa, cao su, chế biến tinh lương thực, thực phẩm, đồ uống); điện tử và công nghiệp công nghệ thơng tin với các sản phẩm có hàm lượng khoa học cơng nghệ cao, giảm dần tiến tới loại bỏ các ngành thâm dụng lao động, giá trị gia tăng thấp, ơ nhiễm mơi trường. - Khuyến khích nhập khẩu các hàng hóa cơng nghệ cao, cơng nghệ tiên tiến trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có nền cơng nghiệp phát triển. Ưu tiên sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu.

- Tiếp tục đầu tư phát triển Khu công nghệ cao, Khu CNTT của TP. Đà Nẵng. Tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực: sản xuất các sản phẩm điện tử cơng nghệ cao (máy tính và các thiết bị viễn thơng); sản xuất cơ khí sử dụng cơng nghệ cao (cơ điện tử, tự động hóa, cơ khí chính xác); sản xuất sản phẩm sạch (dược phẩm; chi tiết, linh kiện nhựa, cao su cao cấp...); sản phẩm công nghiệp hỗ trợ từ nhựa và cao su phục vụ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm phần cứng trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin.

- Quy hoạch đầu tư phát triển các làng nghề sản xuất truyền thống như làng nghề nước mắm Nam Ô, làng nghề sản xuất sản phẩm từ Quế tại khu vực Đà Sơn.

- Định hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại CCN Thanh Vinh mở rộng do ảnh hưởng đến khu dân cư so với đánh giá tác động môi trường ban đầu (khoảng cách ly với khu dân cư không đảm bảo)

* Định hướng tổ chức không gian:

- Định hướng phát triển công nghiệp tại các khu cơng nghiệp hiện trạng như: Hịa Khánh, Hịa Khánh mở rộng tại khu vực Hòa Hiệp Nam, Hịa Khánh Bắc và khu cơng nghiệp Liên Chiểu tại khu vực Hòa Hiệp Bắc. Quy hoạch chuyển đổi KCN Hòa Khánh và Hòa Khánh mở rộng thành KCN sinh thái, kết nối với Khu công nghệ cao, Khu CNTT

tập trung và vùng lõi xanh, định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường. Đồng thời, quy hoạch từng bước chuyển đổi khu công nghiệp Liên Chiểu thành khu hậu cần logistic gắn với khu chế xuất, sản xuất hàng nông sản xuất khẩu phục vụ cho cảng Liên Chiểu.

- Định hướng phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn quận:

+ CCN Hoà Khánh Nam: Quy mơ 13,3 ha tại phường Hịa Khánh Nam do UBND quận Liên Chiểu làm chủ đầu tư; đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 và phê duyệt dự án đền bù giải tỏa (tổng mức đầu tư 102,75 tỷ đồng); hiện đang triển khai cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng khu vực dự án.

+ CNN Hồ Hiệp Bắc: Quy mơ 14,5 ha tại phường Hòa Hiệp Bắc do UBND quận Liên Chiểu làm chủ đầu tư; đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 và phê duyệt dự án đền bù giải tỏa (tổng mức đầu tư 80,419 tỷ đồng); hiện đang triển khai cơng tác giải tỏa đền bù, bố trí tái định cư khu vực dự án.

+ Quy hoạch phát triển CCN làng nghề nước mắm Nam Ô

- Định hướng mở rộng không gian làng nghề sản xuất sản phẩm từ Quế tại khu vực Đà Sơn, Hòa Khánh Nam lên khoảng 4000m2 và sử dụng 180 lao động tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất khoảng 2,2 triệu sản phẩm/năm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Chú thích

Hình IV.2: Tổ chức khơng gian các hoạt động công nghiệp, logistic

4.2.2.2. Thương mại, dịch vụ

a./ Thương mại - dịch vụ * Định hướng phát triển:

Phát triển thương mại, dịch vụ trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030, tầm nhìn 2050 tập trung một số định hướng sau:

- Đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các chợ trên địa bàn quận để thúc đẩy phát triển dịch vụ thương mại, phục vụ công nhân, sinh viên và dân cư tại các khu công nghiệp, khu đô thị v.v.. chuyển đổi công năng sử dụng các diện tích trống tại một số chợ theo nhu cầu nhằm tận dụng, phục vụ cho các mục đích kinh doanh, thương mại khác, tránh gây lãng phí khơng gian và diện tích chợ.

- Phát triển loại hình đại siêu thị, siêu thị loại I, loại II, loại III tại các khu đô thị mới, khu cơng nghiệp trên địa bàn quận, góp phần phát triển hệ thống thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc mua sắm.

- Khuyến khích hình thành các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm mới, phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân và du khách.

- Phát triển mạng lưới các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến sẵn phục vụ người tiêu dùng ở các khu dân cư tập trung, các khu đô thị mới.

- Thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác, kêu gọi đầu tư, xã hội hóa các chợ, hệ thống siêu thị mini... nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

- Phối hợp các ngành liên quan mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tham gia các hội chợ, triển lãm để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

* Định hướng tổ chức không gian:

- Trung tâm thương mại và siêu thị: Các loại hình đại siêu thị, siêu thị loại I và loại II được định hướng hình thành tại các khu đơ thị mới trên địa bàn quận. Các siêu thị loại III được bố trí gần các khu cơng nghiệp như khu cơng nghệ cao Đà Nẵng, khu cơng nghiệp Hịa Khánh v.v... Ba khu vực đề xuất quy hoạch trung tâm thương mại, siêu thị gồm Khu đất phía Đơng Nam đường Nguyễn Sinh Sắc – Tôn Đức Thắng (19.000m2), Khu đất phía Đơng Nam KTX 579 (19.000m2), Khu đất hai bên đường sắt phía Tây Bắc đường Nguyễn Sinh Sắc (27.000m2)9

- Chợ bán lẻ: Đầu tư nâng cấp, cải tạo các chợ hiện tại, sắp xếp các khu vực kinh doanh trong chợ, bảo đảm tính hợp lý, chất lượng hàng hóa, ATTP và PCCC. Đầu tư xây dựng 03 chợ mới thời kỳ 2021-2030 gồm: chợ Hòa Phú (5.794 m2) đường Trần Đình tri giao Kinh Dương Vương, quy mơ 1 tầng, chợ loại 3; chợ Hịa Hiệp Bắc (7.500 m²) tại đất quy hoạch chợ, thuộc KDC phía Bắc Trường Cao đẳng Giao thông vận tải II, quy mô 1 tầng, loại 3; chợ khu vực Phước Lý. Sau năm 2030, xây dựng 01 chợ mới tại khu vực Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam. Đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp Chợ Hòa Khánh trở thành chợ điểm phục vụ du lịch, kết hợp chợ truyền thống gắn với trung tâm thương mại khu vực Liên Chiểu.

- Tuyến phố chuyên doanh: (i) Hình thành phố đi bộ tại tuyến đường 34,5m giáp khu dịch vụ Mikazuki Liên Chiểu; (ii) Phát triển mở rộng khu trưng bày giới thiệu hoa cây cảnh, sinh vật cảnh, kết hợp phố đi bộ10; (iii) Phát triển tuyến đường thương mại, dịch vụ các nhà hàng ven biển Nguyễn Tất Thành, trục thương mại, dịch vụ Nguyễn Sinh Sắc; (iv) Phát triển hoạt động chợ đêm tại khu vực chợ Hòa Khánh.

- Cửa hàng tiện lợi: Phát triển mạng lưới cửa hàng tiện lợi phục vụ người tiêu dùng 24/24 giờ tại các khu dân cư tập trung; khuyến khích hình thức liên kết giữa các nhà bán lẻ với các hộ kinh doanh có vị trí thuận lợi, mặt bằng đạt tiêu chuẩn về quy mơ diện tích. - Ngồi ra, triển khai xây dựng các điểm giới thiệu và quảng bá sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương gắn với khu trưng bày-giới thiệu Hoa, Cây cảnh, sinh vật cảnh tại khu đất dọc tuyến kênh thoát nước Phú Lộc, phường Hòa Minh.

b./ Du lịch

* Định hướng phát triển:

Ngành du lịch của quận phát triển theo hướng du lịch sinh thái, du lịch làng nghề. Phấn đấu quận Liên Chiểu trở thành một trung tâm du lịch ven vịnh Đà Nẵng gắn với các hoạt động giải trí, du lịch thể thao biển. Trong đó:

- Đầu tư nâng cấp sản phẩm du lịch hiện có nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của sản phẩm, đặc biệt tại các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch ven biển.

- Phát triển dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí biển ven Vịnh Đà Nẵng như phát triển các hoạt động thể thao giải trí biển tiêu chuẩn quốc tế, dịch vụ tắm biển, và các dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

- Đầu tư khai thác các tiềm năng thế mạnh của quận nhằm đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, làng nghề, du lịch nghỉ dưỡng v.v…và gắn kết tạo ra các tour du lịch khai thác lợi thế của biển, núi và sông.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án du lịch trên địa bàn quận như khu du lịch khu vực phía Nam đèo Hải Vân, Khu du lịch nghỉ dưỡng và tổng hợp Làng Vân, Khu du lịch sinh thái Nam Ô gắn với hệ sinh thái núi, rừng, cảnh quan thiên nhiên nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

- Triển khai xây dựng gắn kết Làng nước mắm Nam Ô vào các tour du lịch để tạo các sản phẩm thu hút du khách, nhất là khách du lịch quốc tế.

- Tiếp tục khai thác và phát triển tuyến du lịch trên sông Cu Đê - Trường Định (tham quan cụm văn hóa Nam Ơ như Giếng Cổ, mộ Tiền hiền, miếu thờ bà Bô Bô, Làng nghề nước mắm Nam Ô...)

- Đầu tư xây dựng và hoàn chỉnh hạ tầng du lịch, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.

10 Khu đất thuộc vệt cây xanh thuộc dự án Trung tâm đô thị mới Tây Bắc, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu; quy mơ diện tích khoảng, vị trí 1: 6.500 m², vị trí 2: 16.100 m²

* Định hướng bố trí khơng gian:

- Không gian du lịch ven Vịnh Đà Nẵng: Cùng với các khu vực du lịch hiện có như Khu du lịch Xn Thiều, Bãi Rạn Nam Ơ để hình thành một trong các trung tâm du lịch theo chủ đề dọc theo Vịnh Đà Nẵng. Trong đó, khuyến khích phát triển các loại hình, dịch vụ thể thao trên biển như vịnh phao nổi (Splash Bay), đi bộ dưới biển (Sea walker), ván bay (Flyboard), tàu lặn (Seabreacher)… Đồng thời, phát triển chuỗi các nhà hàng ven biển đường Nguyễn Tất Thành.

- Khơng gian du lịch khu vực phía Nam đèo Hải Vân: Đầu tư phát triển các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao như Khu du lịch nghỉ dưỡng và tổng hợp Làng Vân, dự án Mikazuki Spa & Hotel Resort, Khu du lịch Xuân Thiều Khu du lịch sinh thái Nam Ô, Dự án Lancaster Nam Ô Resort. Đồng thời, khu vực sườn đồi núi Hải Vân, sườn đồi phía Tây đường tránh Nam Hải Vân định hướng phát triển các dự án du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Không gian du lịch tuyến sông Cu Đê - Trường Định: Các điểm du lịch dọc sông Cu Đê11 gồm: Khu bến tàu; khu đất bến Hầm vàng; khu đất Miếu Bà và khu đất Đình làng Thủy Tú, điểm dừng chân văn hóa lịch sử Cây đa - Bến đị Thủy Tú... kết hợp du lịch sinh thái dọc sông Cu Đê.

c./ Dịch vụ vận tải - logistics

Tập trung nguồn lực phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ vận tải, logistics. Đến năm 2030, Cảng Liên Chiểu trở thành Khu logistics hàng hải tập trung tại phía Bắc Vịnh Đà Nẵng và là một trong hai cửa ngõ giao nhận, vận chuyển với các địa phương, với các quốc gia trong khu vực ASEAN và quốc tế (cùng với Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng). Định hướng quy hoạch các trung tâm logistics thuộc quận Liên Chiểu:

(1) Trung tâm logistics Cảng Liên Chiểu: có vai trị là trung tâm logistics cấp vùng, đồng thời là trung tâm logistics cảng biển, hạng I, hoạt động như một cảng, bãi container, kho ngoại quan, kho CFS... quy mô đến năm 2030 là 30 ha, đến năm 2050 đạt 70 ha; vị trí đặt tại Cảng Liên Chiểu (theo đó cần bổ sung 1 tuyến đường sắt kết nối ga hàng hoá Kim Liên, 1 tuyến đường bộ kết nối QL1).

(2) Trung tâm logistics Ga hàng hóa Kim Liên mới: là trung tâm logistics cấp tỉnh, đồng thời là trung tâm logistics đường sắt hỗ trợ logistics cảng biển, quy mô đến năm 2030 là 05 ha, đến năm 2050 đạt 10 ha; vị trí đặt tại Ga đường sắt Kim Liên mới gần Khu cơng nghiệp Hịa Khánh.

(3) Trung tâm logistics Khu công nghệ cao Đà Nẵng: là trung tâm logistics cấp tỉnh, đồng thời là trung tâm logistics đường bộ, quy mô đến năm 2030 là 05 ha, đến năm 2050 đạt 20 ha; vị trí đặt trong Khu cơng nghệ cao Đà Nẵng; có vai trị là trung tâm logistics phụ trợ Trung tâm logistics hàng không và đường sắt.

Ngoài ra, các hoạt động logistics và kho bãi được định hướng đặt tại các trung tâm nằm gần mỗi cụm công nghiệp nhằm phục vụ cho từng khu công nghiệp. Các cụm logistics lớn được định hướng tập trung quanh đầu mối hạ tầng giao thơng chính.

4.2.2.3. Nơng, lâm, ngư nghiệp

Phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn quận theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững: (i) Sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ii), Tổ chức sản

xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, (iii) Phát triển nông nghiệp theo hướng hài hịa với đơ thị và đảm bảo môi trường

sạch đẹp, văn minh. Cụ thể:

- Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng hàng hóa hữu cơ, chất lượng cao,

Một phần của tài liệu Du thao khong gian phat trien KTXH den 2030 (Trang 93 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)