Các mứcđộ stress của người làm can thiệp chotrẻ RLPT tại cơ sở

Một phần của tài liệu Stress của người làm việc tại cơ sở can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển (Trang 65 - 67)

Mức độ stress Số trường hợp Tỷ lệ %

Ít/ khơng stress 30 15,8

Stress vừa phải 106 55,8

Stress mức độ cao 54 28,4

Tổng 190 100,0

Trẻ rối loạn phát triển có đặc điểm chung là có nhiều hạn chế khó khăn trong nhận thức, ngơn ngữ và hành vi. Chính vì vậy khi can thiệp cho những trẻ này yêu cầu phải can thiệp toàn diện, liên tục, chia nhỏ các bài học và lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong khi đó trẻ có rối loạn phát triển thường duy trì chú ý ngắn, thiếu động lực

học tập và giao tiếp, điều này khiến người làm can thiệp cho trẻ phải luôn nỗ lực tổ chức các hoạt động đa dạng khác nhau để có thể kết nối và hướng dẫn trẻ. Từ những đặc điểm này dẫn tới đặc thù công việc can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển: phải lập kế hoạch can thiệp cá nhân cho từng trẻ; phải giành nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng giáo cụ cho mỗi giờ can thiệp, phải tham gia học tập nhiều để có kiến thức và kỹ năng dạy cũng như quản lý hành vi cho trẻ. Tất cả các yếu tố này dẫn tới khối lượng cơng việc nhiều, đối tượng làm việc khó có thể trở thành nguyên nhân khiến cho tỷ lệ stress ở người làm can thiệp lên tới mức 28,4%.

Mức độ stress của người làm can thiệp ở trẻ RLPT là rất khác nhau. Mỗi người làm can thiệp sẽ trải nghiệm cơng việc mình làm là khơng như nhau, nó tùy thuộc vào độ tuổi, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn... Do vậy, để thấy rõ hơn mức độ căng thẳng của người làm can thiệp theo các đặc điểm nhân khẩu xã hội (độ tuổi, kinh nghiệm, thu nhập, trình độ chun mơn, tình trạng hơn nhân, vị trí cơng việc) nghiên cứu đã xử lý dữ liệu theo các lát cắt này, kết quả trình bày ở bảng dữ liệu số 3.2.

Kết quả dữ liệu phân tích theo bảng chéo theo từng nhóm đặc điểm nhân khẩu xã hội cho thấy bức tranh chung về người làm can thiệp với trẻ RLPT tại các trung tâm can thiệp hiện nay:

Có thể nhận thấy, trong mẫu nghiên cứu này những người có mức độ căng thẳng cao xuất hiện ở những người có kinh nghiệm làm việc trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm (37%), tập trung nhiều vào giáo viên làm can thiệp cá nhân (69,4%) và những người được đào tạo chuyên ngành CTXH (34,4%).

Một phần của tài liệu Stress của người làm việc tại cơ sở can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)