N Ít/ khơng bị căng thẳng Căng thẳng mức vừa phải Căng thẳng ở mức cao ĐTB ĐLC Tuổi Dưới 30 tuổi 147 16,3 56,5 27,2 2,11 0,64 Trên 30 tuổi 43 14 53,5 32,5 2,18 0,64 Kinh nghiệm Dưới 1 năm 55 21,8 49,1 29,1 2,08 0,70 Từ 1 đến 3 năm 71 11,3 59,1 29,6 2,18 0,59 Từ 3 đến 5 năm 46 13 61 26 2,12 0,61 Từ 5 năm trở lên 18 22,2 50 27,8 2,07 0,74 Tình trạng hơn nhân Chưa kết hôn 82 11 52,4 36,6 2,25 0,62 Đã kết hôn 108 19,4 58,3 22,3 2,04 0,64 Thu nhập Dưới 4 triệu 16 19 44 37 2,16 0,70 Từ 4 đến 6 triệu 114 16,6 51,8 31,6 2,14 0,66 Từ 6 đến 8 triệu 50 16 64 20 2,09 0,59 Từ 8 triệu trở lên 10 0 80 20 2,10 0,65
Chuyên ngành được đào tạo Tâm lý 21 28,6 47,6 23,8 2,00 0,73 Giáo dục đặc biệt 20 20 65 15 2,03 0,59 Công tác xã hội 52 9,6 52 38,4 2,28 0,61 Giáo dục mầm non 32 6,3 62,5 31,2 2,24 0,54 Sư phạm 38 21 63,1 15,9 1,93 0,61 Khác 27 18,5 44,4 37,1 2,20 0,71 Công việc
Giáo viên can thiệp cá nhân 137 13,9 54,7 31,4 2,17 0,65 Giáo viên can thiệp nhóm 53 20,8 58,5 20,8 2,0 0,65
- Mức độ stress và thu nhập
Nhìn vào bảng số liệucó thể thấy, nhóm người làm việc có mức thu nhập dưới 4tr thì đang có mức độ stress cao hơn cả (37%), nhóm có thu nhập từ 8 triệu trở lên thì có mức căng thẳng thấp nhất (20%). Xét trên mặt bằng thu nhập chung, thu nhập dưới 4tr là mức thu nhập thấp. Qua thực tế phỏng vấn cho thấy, đây là mức thu nhập dành cho nhân viên mới, đang học việc, thử việc. Như vậy ở nhóm nhân viên này vừa nhận thu nhập thấp, vừa đang trong q trình làm quen thích nghi với cơng việc mới. Tất cả những điều này, khiến cho mức độ stress của họ bị cao hơn.
“...những tháng lương đầu tiên của em chỉ dao động trong tầm 2 triệu đến 3 triệu, thực sự với mức thu nhập này chỉ đủ để em trả tiền thuê nhà và ăn uống đơn giản hàng ngày. Những những ngày đầu tiên cũng
là những ngày khó khăn vì cơng việc quá mới, cần làm quen và học nhiều” (cô T,27 tuổi, 1 năm kinh nghiệm, trung tâm A).
- Mức độ stress và chuyên ngành đào tạo
Số liệu trong bảng 3 cho thấy có sự khác nhauvề mức độ stress giữa các chuyên ngành đào tạo. Nhóm nhân viên tốt nghiệp từ ngành cơng tác xã hội có mức độ stress cao nhất (38,4%), tiếp đó là nhóm chuyên ngành khác như điều dưỡng, y khoa, kế toán (37,1%). Nhân viên tốt nghiệp từ chuyên ngành giáo dục đặc biệt có mức độ stress thấp nhất (15%). Các cá nhân tốt nghiệp từ chuyên ngành công tác xã hội không được đào tạo về các kỹ năng can thiệp chun sâu cho trẻ, ít có cơ hội tiếp cận làm quen với trẻ rối loạn phát triển khi còn là sinh viên. Điều này khiến người làm can thiệp tốt nghiệp từ chuyên nghành công tác xã hội sẽ phải học nhiều kỹ năng nghề nghiệp khi làm việc với trẻ rối loạn phát triển; có thể sẽ thiếu kỹ năng quản lý các hành vi tiêu cực của trẻ, đây có thể là nguyên nhân khiến nhóm này cảm thấy stress nhiều hơn.
“vì học trái chuyên ngành, những ngày đầu khi mới tiếp nhận công
việc, những hành vi của trẻ khiến em cảm thấy vừa lo vừa sợ vơ cùng. Em sợ vì thấy nó bất bình thường q, lạ q cảm giác như có chút tâm thần. Em thấy lo vì khơng biết nên ứng phó như thế nào, làm thế nào để các trẻ không làm như vậy nữa. Và cũng vì khơng được học giáo dục
đặc biệt hay tâm lý nên khi vào làm việc em phải học tập, tham gia đào tạo nhiều hơn rất nhiều để có thể hiểu biết về các vấn đề rối loạn của trẻ cũng như cách thức để làm việc với trẻ. Tất cả những điều này chiếm của em rất nhiều thời gian, khiến em cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi” (cô P,35 tuổi, 5 năm kinh nghiệm, trung tâm B).
- Mức độ stress và vị trí cơng việc
Kết quả thống kê cho thấy giáo viên can thiệp cá nhân có mức độ stress cao hơn giáo viên can thiệp nhóm (31,4% và 20,8%). Theo cơ Tchia sẻ với vị trí giáo
viên can thiệp cá nhân, các giờ giảng dạy của cô liên tục trong ngày sáng 3 ca liên tiếp, chiều 3 ca liên tiếp. Mỗitháng phụ trách làm từ 6 đến 7 bản kế hoạch can
thiệp. Với giáo viên lớp nhóm các cơ chỉ cần lập 1 kế hoạch giảng dạy chung cho cả lớp; thời gian học của lớp nhóm trong ngày có các hoạt động đan xen khác nhau lúc học, lúc chơi tự do, lúc sinh hoạt ăn uống nên giáo viên can thiệp nhóm khơng bị cảm giác áp lực dạy liên tiếp (cô T 27 tuổi, 1 năm kinh nghiệm, trung tâm A).
Có thể thấy người làm can thiệp có nguy cơ đối mặt với căng thẳng từ trong công việc họ đang làm. Mức độ căng thẳng trong nhóm làm can thiệp là khác nhau, tỷ lệ căng thẳng từ vừa cho đến căng thẳng nhiều ở các nhóm can thiệp chiếm hơn 80%. Kết quả này cho thấy đối với nhóm giáo viên đánh giá mức độ căng thẳng cao khoảng 20%, đây là nhóm cần được can thiệp kịp thời để làm giảm mức độ căng thẳng của họ. Với nhóm có đánh giá mức độ căng thẳng vừa phải chiếm khoảng 50% mẫu nghiên cứu, đây được xem là nhóm có nguy cơ mức độ căng thẳng trở nên trầm trọng hơn nếu khơng có phương án phịng ngừa.
3.2. Các mặt biểu hiện stress của người làm can thiệp cho trẻ RLPT tại các cơ sở
Nhiều nghiên cứu trên thế giới về hệ quả tác động của stress lên giáo viên giáo dục đặc biệt đã cho thấy một số kết quả như sau: thứ nhất, giảm cảm giác hồn thành (ví dụ, họ không đáp ứng được nhu cầu của học sinh, họ cảm thấy kém thành công hơn trong việc can thiệp cho trẻ)(Embich,2001; Pullis, 1992; Stiver, 1980; Zabel &Zabel, 1982);thứ hai, cảm thấy khác biệt với các mối quan hệ cá nhân hoặc nghề nghiệp (ví dụ họ hay cô lập bản thân do quá tải công việc, họ không cộng tác với đồng nghiệp trong hoặc ngồi cơng việc (Maslach & Jackson, 1984; Pullis,
1992; Stiver, 1980; Sweeny & Townley, 1993; Wrobel, 1993); tiếp đến là cảm thấy bỏ bê các trách nhiệm khác như khơng có đủ thời gian để hồn thành thủ tục giấy tờ, kỹ năng quản lý công việc của học giảm đi, cấu trúc và tính nhất quán trong công việc giảm đi (George, Gersten &Grosenick,1995; Zabel & Zabel, 1982), và cuối cùng là cảm thấy kiệt sức về cảm xúc (ví dụ: họ cảm thấy rất mệt mỏi sau giờ làm việc, không muốn tham gia vào các hoạt động sở thích, khơng giao lưu với bạn bè sau giờ làm việc). Khi giáo viên khơng tìm được nguồn lực ứng phó đầy đủ để ứng phó với stress của họ, họ có thể mất nhiệt huyết và động lực và có thể khơng tìm thấy ý nghĩa trong cơng việc của họ (Matheny Gfoerer & Harris, 2000).
Các biểu hiện stress của người làm can thiệp theo thang đo PITS gồm 18 biểu hiện với mức độ từ 0 tương ứng với không xuất hiện cho đến 3 điểm là xuất hiện ở mức rất thường xuyên. Tìm hiểu về biểu stress của khách thể tham gia nghiên cứu, kết quả cho thấy điểm biểu hiện ở cả 3 chiều cạnh là có dải điểm trải dài từ 0 điểm đến cao nhất là 54 điểm.