Các thông tin Số lượng Tỷ lệ phần
trăm (%) Giới tính Nữ 182 95,8 Nam 8 4,2 Tuổi Dưới 30 tuổi 147 77,4 Trên 30 tuổi 43 22,6 Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn 108 56,8 Chưa kết hôn 82 43,2
Số năm kinh nghiệm làm việc
Dưới 1 năm 55 28,9
Từ 1 đến 3 năm 71 37,4
Từ 3 đến 5 năm 46 24,2
Trên 5 năm 18 9,5
Chuyên ngành đào tạo
Chuyên ngành công tác xã hội 52 27,4
Chuyên ngành sư phạm 38 20,0
Chuyên ngành giáo dục mầm non 32 16,8
Chuyên ngành tâm lý 21 11,1
Chuyên ngành khác 27 14,2
Chuyên ngành giáo dục đặc biệt 20 10.,5
Vị trí cơng việc
Giáo viên can thiệp cá nhân 137 72,1
Giáo viên can thiệp nhóm bán trú 53 27,9
Với mẫu nghiên cứu trình bày ở bảng trên cho thấy, người làm công tác can thiệp với trẻ RLPT chủ yếu là nữ, dưới 40 tuổi, đã lập gia đình và được đạo tạo từ nhiều chuyên ngành khác nhau.
2.3.2. Chiến lược chọn mẫu
Mẫu cho nghiên cứu này là 190 người làm can thiệp trực tiếp cho trẻ rối loạn phát triển tại các cơ sở can thiệp tư nhân nằm trên các địa bàn thành phố Hà Nội, Hải Phịng, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Người làm can thiệp trực tiếp cho trẻ chính là các giáo viên can thiệp cá nhân, giáo viên can thiệp nhóm bán trú cả ngày tại các cơ sở.
2.4. Quy trình nghiên cứu
2.4.1. Quy trình lựa chọn khách thể nghiên cứu
Chúng tơi sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu có mục đích để lựa chọn các cơ sở tham gia nghiên cứu (đáp ứng là cơ sở tư nhân, có quy mơ từ 20 người làm can thiệp trở lên). Bên cạnh đó chúng tơi cũng thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn một mẫu từ một nhóm lớn hơn. Chọn các trung tâm chuyên làm can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển, sau đó chon ngẫu nhiên người làm can thiệp cho trẻ tham gia trả lời bảng hỏi.
Các phân nhóm được chọn làm khách thể nghiên cứu phải là những người đã và đang làm can thiệp trực tiếp cho trẻ rối loạn phát triển. Chúng tôi cũng chọn ngẫu nhiên giáo viên từ bộ phận can thiệp cá nhân và bộ phận can thiệp nhóm. Những người tham gia được phân loại như sau có 137 giáo viên can thiệp cá nhân và 53 giáo viên can thiệp lớp nhóm bán trú. Tổng số 200 phiếu khảo sát đã được phát nhưng chỉ có 190 người làm can thiệp hồn thành khảo sát.
2.4.2. Đặc điểm địa bàn và cơ sở nghiên cứu
Đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu là các trung tâm can thiệp tư nhân chuyên về can thiệp sớm cho các trẻ gặp RLPT trong khoảng từ 2 đến 12 tuổi, thuộc các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Hải Phịng, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Bắc Ninh, Nghệ An. Nhìn chung các cơ sở tương đối mới, thời gian hoạt động trung bình là 5 đến 7 năm. Trung tâm hoạt động lâu nhất là từ năm 2010 và mới nhất là
2019 vào thời điểm nghiên cứu này được thực hiện, các cơ sở đều nằm tại khu vực thành phố.
Về loại hình hoạt động của các cơ sở, có 3 cơ sở là trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, 2 trung tâm chuyên biệt, 2 trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý-giáo dục. Các trung tâm hoạt động dưới sự quản lý của sở giáo dục đào tạo thành phố hoặc dưới một hiệp hội quốc gia.
Tại các trung tâm đều tổ thức can thiệp cho trẻ theo một quy trình: có đánh giá đầu vào để xác định dạng rối loạn phát triển của trẻ và hướng can thiệp; tổ chức thực hiện can thiệp; đánh giá lại sau quá can thiệp; thực hiện chuyển tiếp đi học hịa nhập nếu trẻ có khả năng.
Đối tượng trẻ tới tham gia can thiệp tại các cơ sở thực hiện trong nghiên cứu này đều là các trẻ rối loạn phát triển như rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn ngơn ngữ và giao tiếp xã hội, khuyết tật trí tuệ, rối loạn học tập chuyên biệt. Các trẻ này đều trong độ tuổi từ 16 tháng đến 8 tuổi là chủ yếu.
Về mơ hình tổ chức can thiệp, tại các trung tâm đều có can thiệp cá nhân theo
giờ và can thiệp lớp nhóm bán trú cả ngày. Các giờ can thiệp cá nhân trẻ học theo hình thức 1 cơ dạy riêng 1 bé trong một phịng riêng (rộng từ 8 đến 10 mét vng) trong khoảng thời gian từ 45 phút đến 60 phút. Các giờ can thiệp cá nhân sẽ bắt đầu từ 7h30 sáng cho tới 18h30 tối. Các trẻ học can thiệp cá nhân có thể là trẻ học mầm non bên ngoài và đến can thiệp theo tiếng, ngoài ra là các trẻ đang theo học trực tiếp tại trung tâm. Về giờ can thiệp nhóm được tổ chức theo quy mơ: mỗi lớp có từ 10 đến 12 trẻ do 2 giáo viên phụ trách(1 cơ chính phụ trách giảng dạy, 1 cơ phụ chăm sóc và trợ giảng). Các lớp nhóm được phân chia theo độ tuổi: lớp nhỏ dành cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi; lớp nhỡ dành cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi; lớp lớn dành cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi; lớp tiền hướng nghiệp dành cho các trẻ từ 10 tuổi trở lên đến 16 tuổi. Thời gian các lớp nhóm thường học từ 7h30 đến 17h30 hàng ngày. Những học sinh học can thiệp nhóm thường là các trẻ cịn hạn chế các kỹ năng nghe-hiểu bắt chước; với các trẻ từ 6 tuổi trở lên nhưng vẫn can thiệp nhóm tại cơ sở do trẻ bị khuyết tật trí tuệ và hạn chế kỹ năng nên không thể đi hòa nhập.
Về nhân sự, tại mỗi cơ sở, chủ đầu tư thường kiêm luôn làm quản lý cơ sở.
Đa phần tại các cơ sở chưa có đầy đủ nhân sự để phân tách riêng nhân viên hành chính, cán bộ quản lý chuyên môn, nhân viên y tế. Các giáo viên thường làm kiêm nhiệm thêm các cơng việc hành chính và giám sát.
Về cơ sở vật chất, các cơ sở can thiệp phần lớn chỉ đáp ứng được ở các tiêu
chí cơ bản như: các cơng trình được xây dựng kiên cố an tồn, phịng học đạt tiêu chuẩn ánh sáng học đường, khơng khí và nhiệt độ phù hợp; trang thiết bị dạy học phù hợp. Tuy nhiên tại các cơ sở cũng cịn có những hạn chế về cơ sở vật chất như nhiều phòng can thiệp cá nhân còn nhỏ, giữa các phòng ngăn cách với nhau bằng một vách ngăn nên có nhiều tiếng ồn; nhiều cơ sở do diện tích nhỏ nên trẻ thiếu không gian chung cho trẻ vui chơi vận động.
2.5. Đạo đức nghiên cứu
Đạo đức nghiên cứu là yếu tố quan trọng cần được xét đến trong nghiên cứu mà mỗi người làm nghiên cứu cần phải tuân thủ. Khi tiến hành nghiên cứu cần tiến đến yếu tố như tôn trọng con người, công bằng, cơng tâm, minh bạch, làm việc vì khoa học, tránh sai lầm, trung thực, khách quan, vì lợi ích cộng đồng. Đây là những giá trị cần được thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu. Đạo đức nghiên cứu được thể hiện trong nghiên cứu này như sau:
Nhóm giáo viên can thiệp khơng nhận được bất kỳ sự hướng dẫn nào về kiến thức liên quan đến đề tài này trước thời điểm thực hiện trả lời phiếu bảng hỏi.
Câu trả lời của khách thể hoàn toàn khách quan, bảo mật, ẩn danh, kết quả khảo sát chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và được cơng bố trên tạp chí uy tín.
Kết quả của nghiên cứu hồn tồn trung thực, chính xác phản ánh đúng q trình tổ chức, triển khai nghiên cứu.
Tiểu kết chương 2
Trong chương này, đề tài đưa ra những đặc điểm của khách thể nghiên cứu là người làm can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển tại các cơ sở tư nhân tại các địa bàn thành phố Hà Nội, Hải Phịng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An.
Với 190 người làm can thiệp tại các cơ sở, chúng tơi tiến hành nghiên cứu, nhìn trên tổng thể có sự đa dạng về độ tuổi, trình độ đào tạo, kinh nghiệm, mức thu
nhập. Với 7 cơ sở tư nhân chúng tơi thực hiện nghiên cứu có sự đa dạng về quy mơ, chất lượng, yêu cầu đối với người làm can thiệp, cơ sở vật chất, mức lương chi trẻ cho người làm can thiệp khác nhau.. để có cái nhìn cụ thể hơn về những áp lực trong cơng việc can thiệp, những tác nhân chính gây nên stress cho người làm can thiệp ở các cơ sở.
Trình bày tiến trình thực hiện đề tài từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2021. Chúng tôi cũng đưa ra những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp trắc nghiệm, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học (phần mềm SPSS 22.0). Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu phù hợp, đánh giá được mức độ stress trong công việc của người làm can thiệp tại các cơ sở, làm rõ thực trạng stress của người làm can thiệp qua các biểu hiện về cảm xúc, suy nghĩ, thực thể, dự đốn cách ứng phó và đề xuất giúp giảm stress.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mức độ stress của người làm can thiệp cho trẻ RLPT tại các cơ sở
Từ lâu trên thế giới có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ stress của người làm can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển hay cũng chính là giáo viên giáo dục đặc biệt (Billingsley & Cross, 1992; Billingsley, & Cross, 1994; Lawre on, & McKinnon, 1982; Littrell và Morgan, & Krehbiel, 1985). Đa phần các kết quả đã chỉ ra rằng, mức độ căng thẳng của giáo viên giáo dục đặc biệt là ở mức vừa phải (ví dụ Zakiah, 2003; Dussault, 1997; Ahmad, 1998) hay nghiên cứu của Lingfeng, W.A.N.G (2009) những người gặp căng thẳng trong công việc ở mức độ cao chiếm từ 10 đến 20%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 15,8% người làm can thiệp cho trẻ RLPT cho rằng họ hầu như không cảm thấy stress hoặc ít thấy stress. Hơn 80% câu trả lời ghi nhận cảm thấy stress với mức độ từ vừa phải đến nhiều. Trong đó gần 28,4% người được hỏi cảm thấy stress ở mức độ nhiều. Số liệu này nói lên thực trạng đáng báo động về áp lực công việc của người làm can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển tại các cơ sở. Tỷ lệ người làm can thiệp cảm thấy stress ở mức độ cao trong nghiên cứu này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu ở Đài Loan (Chiang 2002; Lee 2002) và Anh, khi báo cáo tỷ lệ 20% đến 30% cùng sử dụng thang đo PITS.