So sánh sự khác nhauvề tác nhân gây căng thẳng ở người làm can thiệp cho

Một phần của tài liệu Stress của người làm việc tại cơ sở can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Các mặt biểu hiện stress của người làm can thiệp chotrẻ RLPT tại các cơ sở

3.3.2. So sánh sự khác nhauvề tác nhân gây căng thẳng ở người làm can thiệp cho

cho trẻ RLPT theo các lát cắt khác nhau

Xem xét theo độ tuổi

Với người làm can thiệp có độ tuổi dưới 30 thì đặc điểm các hành vi thách thức chống đối của trẻ là yếu tố gây căng thẳng nhiều nhất (ĐTB=13.49; ĐLC=3.66). Tuy nhiên với người làm can thiệp từ 31 đến 40 tuổi thì yếu tố khối lượng cơng việc lại là nhân tố gây căng thẳng nhiều nhất. Lý giải cho điều này, với

người làm can thiệp dưới 30 tuổi-trong thực tế khi phỏng vấn và quan sát cho thấy nhóm này thiên về những nhân viên mới, nhân viên làm việc từ 2 năm trở xuống. Họ vẫn đang trong q trình thích nghi với cơng việc, hiểu về các vấn đề của trẻ, chính vì vậy việc quản lý các hành vi của trẻ sẽ là vấn đề khiến họ cảm thấy stress nhiều. Với những người trong khoảng 30 đên 40 tuổi, đa phần là những nhân viên làm lâu năm, họ có kỹ năng nghề khá vững nên thường phụ trách dạy nhiều trẻ bên cạnh đó là kiêm nhiệm thêm các cơng việc khác như trưởng nhóm, tổ trưởng. Chính điều này khiến cho khối lượng công việc họ đảm trách nhiều hơn trong khi khoảng thời gian làm việc thì vẫn cố định như vậy, họ có ít thời gian nghỉ ngơi và thấy stress với khối lượng công việc.

Bảng 3.12. So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng của người làm can thiệp theo độ tuổi

Các yếu tố ảnh hưởng Độ tuổi N ĐTB ĐLC

Yếu tố liên quan tới cơ sở Dưới 30 tuổi 147 14,02 4,69

31 đến 40 tuổi 43 13,76 4,33

Đặc điểm trẻ Dưới 30 tuổi 147 13,49 3,66

31 đến 40 tuổi 43 14,16 3,67

Đặc điểm nghề Dưới 30 tuổi 147 8,44 2,78

31 đến 40 tuổi 43 8,67 2,55

Khối lượng công việc Dưới 30 tuổi 147 13,45 4,02

31 đến 40 tuổi 43 14,27 3,71

Thâm niên công tác

Nhìn vào bảng kết quả cho thấy có sự khác biệt về nhân tố gây stress giữa các giáo viên ở các năm kinh nghiệm làm việc khác nhau. Với nhân viên có thâm niên làm việc dưới 1 năm và nhân viên làm việc từ 1 đến 5 năm, họ đều gặp stress nhiều nhất với các yếu tố liên quan đến vận hành của cơ sở (ĐTB=14,05; ĐLC=5,24). Với nhân viên từ 5 năm trở lên, stress nhiều nhất liên quan đến yếu tố đặc điểm hành vi tiêu cực của trẻ (ĐTB=15,16; ĐLC=3,51).

Bảng 3.13. So sánh các yếu ảnh hưởng đến căng thẳng của người làm can thiệp theo thâm niên công tác

Số lượng ĐTB ĐLC

Yếu tố liên quan tới cơ sở Dưới 1 năm 55 14,05 5,24 Từ 1 đến 3 năm 71 13,23 3,84 Từ 3 đến 5 năm 46 15,21 5,13 Từ 5 năm trở lên 18 13,33 3,30 Tổng 190 13,96 4,60

Đặc điểm trẻ Dưới 1 năm 55 13,74 3,68

Từ 1 đến 3 năm 71 12,98 3,40

Từ 3 đến 5 năm 46 13,95 3,96

Từ 5 năm trở lên 18 15,16 3,51

Tổng 190 13,64 3,66

Đặc điểm nghề Dưới 1 năm 55 8,43 3,11

Từ 1 đến 3 năm 71 8,19 2,45

Từ 3 đến 5 năm 46 8,91 2,82

Từ 5 năm trở lên 18 8,77 2,26

Tổng 190 8,49 2,73

Khối lượng công việc Dưới 1 năm 55 13,69 4,57

Từ 1 đến 3 năm 71 12,71 3,47

Từ 3 đến 5 năm 46 14,71 3,94

Từ 5 năm trở lên 18 14,38 3,12

Tổng 190 13,641 3,96

Về vị trí cơng việc

Có sự khác biệt về yếu tố gây stress giữa các vị trí cơng việc khác nhau. Với vị trí giáo viên can thiệp nhóm bán trúthì tác nhân gây stress nhiềunhất là liên quan đến khối lượng công việc nhiều (ĐTB=13,62; ĐLC=3,89) làm việc ở lớp nhóm thì

cơng việc liên tục vì chúng em vừa dạy vừa chăm sóc các bé và đặc biệt cần quan

sát để mắtliên tục quản lý hành vi của các cháu do các cháu gần như chưa biết gì.

chúng em cũng vần cần thức để trơng trẻ. Nói chung thì thời gian làm việc liên tục

trong ngày, khơng có khoảng nghỉ nên lúc nào cũng bị cảm giác nhiều việc (cô P35

tuổi, 5 năm kinh nghiệm, trung tâm B).Với vị trí giáo viên can thiệp cá nhân thì yếu tố vận hành của cơ sở là tác nhân gây stress nhiều nhất (ĐTB=14,12; ĐLC=4,63).

Bảng 3.14. So sánh các tác nhân gây căng thẳngvà theo vị trí cơng việc

Các yếu tố gây

căng thẳng Công việc can thiệp hiện tại N ĐTB ĐLC

Liên quan tới cơ sở

Giáo viên can thiệp cá nhân 137 14,12 4,63 Giáo viên can thiệp nhóm bán

trú 53 13,54 4,53

Đặc điểm trẻ Giáo viên can thiệp cá nhân 137 13,64 3,58 Giáo viên can thiệp nhóm bán

trú 53 13,64 3,91

Đặc điểm nghề Giáo viên can thiệp cá nhân 137 8,28 2,60 Giáo viên can thiệp nhóm bán

trú 53 9,03 2,98

Khối lượng công việc

Giáo viên can thiệp cá nhân 137 13,62 3,89 Giáo viên can thiệp nhóm bán

trú 53 13,69 4,17

Các tác nhân gây căng thẳng cho người làm can thiệp tại các cơ sở được tổng hợp thành 4 nhóm liên quan đến: vận hành của cơ sở; đặc điểm của trẻ, khối lượng công việc, đặc điểm nghề. Các tác nhân này xuất hiện ở các mức độ khác nhau, trong đó tác nhân liên quan đến vận hành của cơ sở như việc dự giờ của quản lý, nội quy quy đinh, thừa nhận kết quả làm việc của giáo, đồ dùng giáo cụ tài liệu hướng dẫn can thiệp…là nguồn gây căng thẳng nhiều nhất cho người làm can thiệp. Bên cạnh đó nhóm tác nhân liên quan đến khối lượng công việc như việc giám sát quản lý hành vi của trẻ, lập các báo cáo kế hoạch can thiệp cho trẻ, làm kiêm nhiệm thêm các cơng việc cũng là nhóm tác nhân cơ bản gây stress cho giáo viên. Có sự khác biệt về tác nhân gây căng thẳng với số năm kinh nghiệm và vị trí cơng việc.

Một phần của tài liệu Stress của người làm việc tại cơ sở can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)