CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp một hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Mục đích: tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu của các tác giả trên quốc tế và
tại Việt Nam về vấn đề stress và stress trong công việc. Từ những kiến thức tổng hợp lại được sẽ xây dựng lên hệ thống khái niệm và công cụ nghiên cứu phù hợp để giúp nghiên cứu đạt hiệu quả cao nhất.
Nội dung: Nghiên cứu tài liệu về stress dưới theo quan điểm của các tác giả tại Việt Nam và nước ngoài, với các góc độ nghiên cứu khác nhau: y học, sinh lý học,
tâm lý học,…đặc biệt đi sâu tìm hiểu stress trong cơng việc dưới góc nhìn của các nhà tâm lý để tìm ra những vấn đề đã được nghiên cứu, sự khác nhau giữa những nghiên cứu về stress trong công việc của người làm can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển, tạo cơ sở lí luận cho đề tài và tìm ra điểm mới mà các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện được.
Cách thức tiến hành: Tìm hiểu những đề tài, sách, báo, tạp chí trên thư viện
Đại học quốc gia Hà Nội, thư viện của viện tâm lý học. Tiến hành thu thập tài liệu và xây dựng hệ thống khái niệm và cơng cụ đáp ứng cho mục đích nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp quan sát
Mục đích: Quan sát những biểu hiện stress của người làm can thiệp tại các cơ
sở, tìm hiểu cách họ ứng phó với những tình huống gây nên stress, sự ảnh hưởng của stress tới quá trình họ làm can thiệp cho trẻ.
Nội dung: Tập trung quan sát hành vi, ngôn ngữ, biểu cảm đặc biệt là hành vi
cảm cảm xúc trong quá trình làm can thiệp trực tiếp cho trẻ tại các phịng can thiệp. Bên cạnh đó là quan sát điều kiện làm việc của người làm can thiệp như: cơ sở vật chất, đồ dùng can thiệp, thời gian làm can thiệp, khối lượng công việc. Quan sát quá trình tương tác làm việc của người giáo viên với cấp trên, với đồng nghiệp, với cha mẹ của trẻ.
Tiến hành thực hiện: Trao đổi với quản lý các cơ sở, lập kế hoạch ngày giờ tới quan sát theo các mục tiêu nội dung đã đề ra.
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Bảng hỏi được thiết kế nhằm tìm hiểu các thơng tin chung về
khách thể, thực trạng stress, đánh giá các biểu hiện và tác nhân gây stress cho người giáo viên trong quá trình làm can thiệp cho trẻ. Ngồi ra cịn tìm hiểu về đánh giá của người làm can thiệp về hiệu quả của các cách ứng phó và đề xuất của họ tới nhà quản lý để giảm thiểu stress.
Nội dung: Bảng hỏi tìm hiểu về thực trạng cơng việc, đánh giá mức độ stress,
nhận thức, biểu cảm, hành vi của người làm can thiệp. Bảng hỏi tìm hiểu các tác nhân gây stress, những dự đoán về giải pháp ứng phó và đề xuất. Tìm hiểu về các thông tin nhân khẩu học của người làm can thiệp như độ tuổi, chuyên ngành đào tạo, số năm kinh nghiệm, vị trí cơng việc.
Cách thức tiến hành: Xây dựng hệ thống câu hỏi gồm câu hỏi đóng và câu
hỏi mở.
Hệ thống câu hỏi mở: tìm hiểu về thực trạng cơng việc can thiệp: số giờ can thiệp, dạng trẻ can thiệp.
Hệ thống câu hỏi đóng: xây dưng các câu hỏi tìm hiểu về thơng tin tuổi, số năm kinh nghiệm, chuyên ngành đào tạo, mức thu nhập, đánh giá hiệu quả của các giải pháp ứng phó với stress và mức hiệu quả của của các đề xuất.
Cách xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học với các giá trị dựa vào phần mềm xử lý số liệu SPSS. Bao gồm: tần suất (%) để đo lường lựa chọn các item của mỗi câu hỏi của các nhóm khách thể, giá tri trung bình, giá trị trung bình
càng cao cho thấy mức độ lựa chọn của khách thể càng tập trung ở mức độ cao; độ lệch chuẩn kiểm tra mức độ phân tán trong lựa chọn của các khách thể.
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: làm rõ các biểu hiện của stress, tác nhân, các yếu tố tác động tới tình trạng stress của người làm can thiệp, cách họ đã sử dụng để ứng phó với stress.
Nội dung: trao đổi với giáo viên qua từng câu hỏi mở để làm rõ những biểu hiện về cơ thể, cảm xúc, suy nghĩ của người làm can thiệp khi họ gặp stress, cách họ đã từng sử dụng để hạn chế các ảnh hưởng của stress tới quá trình họ làm can thiệp cho trẻ.
Cách thức tiến hành: Xây dựng hệ thống với 4 câu hỏi cơ bản, lựa chọn giáo viên theo tiêu chí phù hợp và tiến hành phỏng vấn qua trực tiếp. Để đảm bảo tính khuyết danh của người tham gia trả lời phòng vấn, các băng ghi âm được mã hóa từ GV1 đến GV6.
2.2.5. Phương pháp trắc nghiệm
Mục đích: Phương pháp này nhằm đánh giá mức độ, biểu hiện, tác nhân gây
stress trong công việc của người làm can thiệp tại các cơ sở.
Nội dung: Tìm hiểu mức độ stress, các biểu hiện, các tác nhân gây stress. Thangkiểm kê Pullis về căng thẳng của giáo viên- The Pullis Inventory Teacher Stress (PITS). Bảng kiểm này được xây dựng bởi Michael Pullis vào đầu những năm 1980Đây là một bảng câu hỏi gồm 3 phần với 63 mục. Bảng hỏi được tạo ra để sử dụng trong những hội thảo về stress của giáo viên.
Phần thứ nhất của thang đo tìm hiểu về các tác nhân gây Stress, gồm 29 các tiểu mục liên quan đến các điều kiện làm việc của người giáo viên. Với mỗi tiểu mục, giáo viên được hỏi về “mức độ stress liên quan đến tiểu mục” dựa trên thang đo 3 mức (1= căng thẳng ít; 2= căng thẳng vừa; 3= căng thẳng nhiều). Phần này của thang đo, các tiểu mục được phân chia theo 4 nhóm tác nhân. Nhóm tác nhân liên quan đến hành vi tiêu cực của trẻ gồm 7 tiểu mục ví dụ như câu 2- Tiếng khóc, tiếng gào của trẻ, câu 7- Các hành vi thách thức, chống đối của trẻ, và câu 14- Tình trạng thiếu động lực, thiếu chủ động trong học tập của trẻ. Nhóm tác nhân liên quan đến
Khối lượng cơng việc gồm 8 tiểu mục ví dụ như câu 4- Khơng đủ thời gian thực hiện các việc có liên quan đến hoạt động can thiệp với trẻ theo khung giờ làm việc, câu 9- Phải làm nhiều việc tại trung tâm, câu 12- Phải viết nhiều báo cáo, kế hoạch can thiệp cá nhân cho trẻ, và câu 19- Không thực hiện được các nhu cầu cá nhân sau giờ làm. Nhóm tác nhân liên quan đến nghề nghiệp gồm 5 tiểu mục ví dụ như câu 3- Cơ hội phát triển nghề nghiệp hạn chế, câu 8- Tiền lương không đủ, và câu 13- Nghề làm can thiệp cho trẻ RLPT không được đánh giá cao. Nhóm các tác nhân liên quan đến vận hành tại cơ sở can thiệp gồm 9 tiểu mục ví dụ như câu 5- Các nội quy, quy định của cơ sở làm việc chưa phù hợp, câu 10- Thái độ, cách cư xử của người đứng đầu tại cơ sở làm việc, câu 18- Đồ dùng giáo cụ, tài liệu hướng dẫn can thiệp không đầy đủ, và câu 22- Thái độ và cách cư xử của các giáo viên, nhân viên khác tại cơ sở. Độ tin cậy của tiểu thang đo này là 0,95 và 4 tiểu thang đo đều trên 0,8. Phần thứ hai của thang đo PITS, hệ quả tác động của stress, một danh sách gồm 18 các triệu chứng biểu hiện của stress. Với mỗi biểu hiện, giáo viên được hỏi và trả lời theo tần xuất 4 mức (0= không cảm thấy; 1= không thường xuyên cảm thấy; 2= thường xuyên cảm thấy; 3= rất thường xuyên cảm thấy). Một số các tiểu mục mô tả về các biểu hiện liên quan đến cảm xúc hoặc nhận thức tình cảm ví dụ như cảm thấy thất vọng, thấy chán nản/buồn bã, thấy bồn chồn/lo lắng, và thấy tội lỗi vì những việc mình làm vẫn chưa đủ. Một số các tiểu mục khác mô tả về các biểu hiện sinh lý cơ thể ví dụ như cảm thấy kiệt sức, cảm thấy đau đầu, và cảm thấy đau dạ dày. Tiểu mục cuối cùng hỏi về mức độ thường xảy ra của việc các stress trong cơng việc đã tác động tới các khía cạnh khác trong cuộc sống của giáo viên. Giáo viên cũng được hỏi để miêu tả về các hệ quả hoặc các triệu chứng stress khácmà giáo viên từng cảm thấy. Độ tin cậy của tiểu thang đo đều trên 0,8.
Phần cuối của thang đo PITS, các chiến lược ứng phó với stress, một danh sách gồm 15 chiến lược mà mỗi cá nhân giáo viên có thể sử dụng để ứng phó với stress cơng việc của họ. Đầu tiên giáo viên được yêu cầu đánh giá về mức độ hiệu quả các chiến lược này mà họ có thể đã từng sử dụng ở thởi điểm nào đó trong q trình làm việc của họ. Các mức đánh giá hiệu quả bao gồm (1=ít hiệu quả; 2= hiệu quả vừa
phải’ 3= rất hiệu quả). Những chiến lược được liệt kê trong thang đo có thể được thực hiện bên trong cơ sở can thiệp hoặc bên ngoài hoặc khi thiết lập cơng việc. Ngồi ra, giáo viên còn được hỏi để đưa ra các chiến lược khác mà họ đã từng áp dụng. Cuối cùng giáo viên cũng được hỏi về các đề xuất giải pháp mà cấp quản lý tại trung tâm có thể thực hiện để giúp giảm stress trong công việc của chính các giáo viên.
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Mục đích: đưa ra số liệu tin cậy và cụ thể để thực hiện những phân tích, so sánh, đánh giá kết quả nghiên cứu để từ đó đưa ra những kết luận quan trọng của đề tài. Nội dung: các số liệu được xử lý theo các cấp độ: thống kê mô tả, thống kê tương quan, các đặc trưng thống kê.
Tiến hành: Thu thập những phiếu khảo sát đã được người làm can thiệp tại các cơ sở thực hiện, mã hóa, nhập số liệu vào phần mềm xử lý số liệu SPSS 22.0. Tiến hành những thao tác xử lý số liệu để đưa ra những kết quả đáng tin cậy.