So sánh tỷ lệ phơi nhiễm TNTA tiêu cực ở thanh niên

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát của trẻ vị thành niên (Trang 78 - 81)

STT Trải nghiệm Tỷ lệ (%)

(1) (2) (3)

1 Bạo lực giữa người cha mẹ và người chăm sóc 61,4 34,6 30,48

2 Lạm dụng tình cảm 48,3 42,3 20,32

3 Bỏ bê tình cảm 46,5 15,7

4 Lạm dụng thể chất 43,3 39,9 39,95

5 Bạo lực cộng đồng 23,6 29,4 1,62

6 Cha mẹ ly thân, ly hôn hoặc qua đời 22 11,1 23,79

69

8 Bỏ bê thể chất 19,9 8,2 4,39

9 Bạo lực tập thể 16,8 4,62

10 Người thân lạm dụng chất 8,1 9,1 3,23

11 Người thân có rối loạn tâm thần, ý định tự sát 7,3 4,5 16,63

12 Bạo lực đồng đẳng 7,1 4,6 3,24

13 Người thân bị giam giữ hoặc đi tù 5,5 2,1 3

70

Tỷ lệ khách thể trải qua ít nhất một trải nghiệm thơ ấu tiêu cực trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu trong nước trên 2099 khách thể từ 18-30 tuổi (89,8% so với 76,2%), tuy nhiên điều này có thể được giải thích bởi việc nghiên cứu của Trần Quỳnh Anh chỉ khảo sát trên 11 loại TNTA tiêu cực, loại bỏ hai trải nghiệm bỏ bê tình cảm và bạo lực tập thể; kết quả này cũng đồng thời cao hơn kết quả trên nhóm học sinh trung học phổ thông Việt Nam là 84,3% (Lê Thị Huyền Trang, 2020); sự chênh lệch có thể được lý giải do tích lũy TNTA tiêu cực có thể tiếp tục trong giai đoạn 17 đến 18 tuổi. Nếu so sánh với một nghiên cứu khác ở 433 thanh niên Trung Quốc từ 18-24 tuổi (Grace W.K. Ho và cộng sự, 2019) tỷ lệ này cũng cao hơn hẳn (74,36%) mặc dù nghiên cứu này không loại bỏ bất kỳ trải nghiệm nào. Ở mức độ thành phần, trải nghiệm lạm dụng tình cảm và lạm dụng thể chất đối với thanh niên trong nước nằm trong khoảng từ 40%-48% ở cả hai nghiên cứu, trong khi đó mức độ phơi nhiễm trải nghiệm bạo lực giữa cha mẹ và người chăm sóc ở nghiên cứu này cao gần gấp đơi so với hai nghiên cứu cịn lại.

3.1.2.2. Mức độ nghiêm trọng của trải nghiệm thơ ấu tiêu cực

Trung bình mỗi thanh niên tham gia vào nghiên cứu trải qua 3 đến 4 TNTA tiêu cực (M=3,31, SD=2,410). Kết quả so sánh điểm trung bình Independent Sample T-Test cho thấy nam giới có mức độ phơi nhiễm bạo lực đồng đẳng, xã hội cao hơn nữ giới (p=0,042) và nữ trải qua lạm dụng nhiều hơn nam giới (p=0,041). Thanh niên sinh sống tại thành thị trải qua nhóm rối loạn chức năng gia đình cao hơn nơng thơn (p=0,026).

Đối với từng loại trải nghiệm thơ ấu riêng lẻ, nam giới được tìm thấy có mức độ phơi nhiễm trải nghiệm bạo lực cộng đồng cao hơn nữ giới (p=0,023) và thấp hơn nữ ở trải nghiệm lạm dụng tình cảm (p=0,046). Trải nghiệm cha mẹ ly hơn/qua đời ở thành thị được tìm thấy cao hơn ở nơng thơn (p=0,009). Tỷ lệ tiếp xúc với bạo lực cộng đồng tại nông thôn cao hơn so với thành thị (p=0,024).

71

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát của trẻ vị thành niên (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)