Khu vực /Quốc
gia
N Lứa
tuổi Tỷ lệ phơi nhiễm
Nhóm tác giả Mỹ 17337 Người trưởng thành Gần 2/3 trải qua ít nhất một TNTATC; hơn 1/5 trải qua ít nhất 3 TNTATC
Felitti và cộng sự (1998)
Mỹ 47262 0 - 17
tuổi 32,5% trải qua ít nhất một TNTATC;
Turney và cộng sự (2018)
20 Khu vực /Quốc gia N Lứa
tuổi Tỷ lệ phơi nhiễm
Nhóm tác
giả
tuổi TNTATC;
Tỷ lệ trải qua từ hai TNTATC dao động từ 15% - 30,6% trên khắp các tiểu bang Đông Âu 12308 Thanh niên 53,1 % trải qua ít nhất một; 14,6% trải qua ít nhất ba TNTATC
Bellis và cộng sự
(2014)
Đông Á 1346 Sinh
viên 76% có trải qua ít nhất một TNTATC
Ho và cộng sự (2019) Hong Kong 18340 15 -17 tuổi
Ít nhất 70% trải qua TNTATC liên quan đến bạo lực Chan và cộng sự (2013) Trung Quốc 443 Thanh niên 74,36% cho biết có ít nhất một; 48,18% báo cáo trải nghiệm từ hai TNTATC trở lên Ho và cộng sự (2019) Hàn Quốc 3556 6 – 18 tuổi
23,5% trải qua ít nhất một TNTATC; 1,8% trải qua bốn TNTATC
Mi-Sun Lee và cộng sự (2020) Việt Nam 2099 18 - 30 tuổi
76% trải qua ít nhất một TNTATC; 21 trải qua ít nhất 4 TNTATC
Tran và cộng sự (2015) Việt Nam 388 15 – 18 tuổi
74,4 % trải qua ít nhất một TNTATC; 31,2% trải qua ít nhất 3 TNTATC trở lên Nguyen và cộng sự (2017) Việt Nam 2591 12 -18
tuổi 67,4% trải qua ít nhất một TNTATC
Nguyen và cộng sự
21 Khu vực /Quốc gia N Lứa
tuổi Tỷ lệ phơi nhiễm
Nhóm tác giả (2010) Việt Nam 4720 13 – 20 tuổi
86% trải qua ít nhất một TNTATC; gần 30% trải qua ít nhất 3 TNTATC trở lên Truc Thanh Thai và cộng sự (2020) Việt Nam 644 15 – 18 tuổi
84,3% trải qua ít nhất một TNTATC
Le Thi Huyen Trang và
cộng sự (2020)
1.1.3. Mối liên hệ giữa cảm giác không được thuộc về, nhận thức gánh nặng và nguy cơ tự sát nguy cơ tự sát
Hai thuật ngữ cảm giác không được thuộc về và nhận thức gánh nặng lần đầu tiên được đề cập tới cùng với nhau trong lý thuyết liên cá nhân về tự sát (Joiner, 2005). Trong lý thuyết đó, mơ hình về mối liên hệ giữa cảm giác không được thuộc về, nhận thức gánh nặng với nguy cơ tự sát đã được đề cập và kể từ đó các nghiên cứu đã chú ý đánh giá nhiều hơn về mối quan hệ này. Có hai luận điểm chính nổi bật về vấn đề này, được chỉ ra như sau.
Về tần suất xuất hiện, các nghiên cứu cho thấy sự tồn tại của hai yếu tố này trong hơn 66 nghiên cứu khác nhau về ý tưởng tự sát; trong đó nhận thức gánh nặng là yếu tố có vai trị đóng góp nhiều hơn trong dự đoán ý tưởng tự sát (Ma và cộng sự, 2016).
Về đặc điểm vai trò của hai yếu tố trên đối với việc dự đoán sự phát triển nguy cơ tự sát; thông qua nghiên cứu tổng hợp 44 báo cáo khác nhau cho thấy vai trò trung gian và điều chỉnh của hai yếu tố này; được đưa ra giữa các yếu tố tâm lý, xã hội, môi trường; sự chặt chẽ trong mối liên hệ giữa hai yếu tố trên với nguy cơ tự
22
sát phụ thuộc vào các mơ hình được điều chỉnh khác nhau (Patricia Espinosa-Salido và cộng sự, 2021).
1.1.4. Mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát
Quan hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực với nguy cơ tự sát là một chủ đề nổi bật mà nhiều nhà khoa học trên thế giới lưu tâm. Đa phần các nghiên cứu đều báo cáo tương quan thuận giữa mức độ phổ biến TNTA tiêu cực đến nguy cơ tự sát tuy nhiên mức độ liên quan giữa các loại TNTA tiêu cực khác nhau có nhiều khác biệt. Trong một nghiên cứu trên 3912 khách thể là người trưởng thành, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng lạm dụng tình dục và gia đình có người thân mắc bệnh tâm thần là những trải nghiệm có liên quan đến khả năng gia tăng ý định tự tử ở cả hai giới, đối với nam giới hệ số tương quan cao hơn khi trải qua bỏ bê tình cảm; lạm dụng tình dục cũng là trải nghiệm khiến tăng tỷ lệ tự sát lặp lại cao nhất, những nạn nhân có trải nghiệm bị lạm dụng thường sẽ xuất hiện cảm giác xấu hổ và tủi nhục (Choi và cộng sự, 2017). Nạn nhân của lạm dụng tình dục gặp những khó khăn dai dẳng về tình dục với đối tác hoặc bạn đời, khi đứng trước một mối quan hệ họ cảm thấy hụt hẫng và tự ti về bản thân; những người bị bạo hành trong thời thơ ấu cũng gặp những khó khăn khi cảm thấy thiếu tin tưởng vào các mối quan hệ giữa các cá nhân, họ cần nỗ lực rất nhiều để bắt đầu và duy trì các mối quan hệ xung quanh (Peper J. Burke, 1988; Cate Fisher, 2017). Một nghiên cứu chiều dọc kéo dài 17 năm tại Mỹ cho ra kết quả 11% từng có trải nghiệm lạm dụng thể chất hoặc tình dục trước 18 tuổi; những người trong độ tuổi 15-21 từng có lạm dụng tình dục báo cáo cho biết có nhiều hành vi tự tử, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần và các vấn đề về cảm xúc và hành vi khác so với những người không bị lạm dụng (Silverman AB và cộng sự, 1996). Một nghiên cứu khác trên 22559 người Canada cũng chỉ ra tỷ lệ cố gắng tự tử cao hơn đáng kể ở những người có tiền sử bị lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục hoặc chứng kiến bạo lực giữa cha mẹ; tỷ lệ cố gắng tự tử cao hơn ở những người bị lạm dụng thể chất 12,40% so với 1,93% khơng có trải nghiệm, lạm dụng tình dục 16,89% so với 2,09% và những người chứng kiến bạo lực giữa cha mẹ 17,34% so với 2,32% (Thomson và cộng sự, 2016). Nghiên cứu 487 sinh viên
23
đại học chỉ ra sự kiện xảy ra nhiều nhất là chứng kiến bạo lực bằng lời nói (68,8%) và ít nhất là ly hôn/ly thân (6,2%). Các trải nghiệm liên quan đến rối loạn chức năng gia đình có ảnh hưởng nhiều hơn đến ý tưởng tự sát ở nữ giới, trong khi đó các sự kiện ở trường lại có tương quan thuận cao hơn với ý tưởng tự sát ở nam giới. Đối với những ý tưởng tự sát trong vòng một năm, bỏ bê có tác động cao nhất 3,80 (95% CI = [2,48-5,81]), trong khi chứng kiến bạo lực thể chất có mức thấp nhất, 1,71 (95% CI = [1,11-2,64]) (Tehrani và cộng sự, 2019).
Gia đình có người thân mắc bệnh tâm thần là một yếu tố nguy cơ đáng kể dẫn đến trầm cảm, ý tưởng tự sát và các kế hoạch tự sát. So với các sinh viên khơng có trải nghiệm này, tỷ lệ triệu chứng trầm cảm đã tăng 2,79 lần, tỷ lệ cố gắng tự tử tăng 3,15 lần và tỷ lệ có kế hoạch tự tử trong thời thơ ấu tăng 4,29 lần ở những người có trải nghiệm (Zhihui Jia và cộng sự, 2020). Đối với những người thân trong gia đình tự sát và có rối loạn tâm thần như trầm cảm, người ở lại có những nỗi lo sợ hành vi tự sát sẽ xuất hiện ở chính bản thân mình trong tương lai; họ có sự đấu tranh trong suy nghĩ tự sát của riêng họ bởi vì nỗi đau do xấu hổ, bị từ chối, cảm giác trách nhiệm dường như quá sức chịu đựng với họ (Segal NL, 2009; Bo Runeson và cộng sự, 2003; Crosby AE và cộng sự, 2002).
Tiền sử gia đình từng có người thân tự sát là một dấu hiệu đáng được công nhận làm tăng nguy cơ tự tử. Một nghiên cứu trên 243 bệnh nhân từng sống chung với người thân tự sát trong quá khứ chỉ ra rằng so với các bệnh nhân không phơi nhiễm với sự kiện người thân tự sát bệnh nhân có trải nghiệm phát hiện nguy cơ tự sát đáng kể hơn và đồng thời phát hiện tồn tai các vấn đề sức khỏe tâm thần được chẩn đoán như tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách.. (A Roy, 1983). Yếu tố sinh học như bệnh tật suốt đời cũng được xem xét như nguy cơ phát triển rối loạn tâm thần và tự sát; trong một nghiên cứu trên nhóm khách thể 15-30 tuổi cho biết việc phát hiện và sống chung với bệnh mãn tính có nguy cơ tự sát cao gấp 3,63 lần so với người khơng có bệnh, suy nghĩ tự sát tăng hơn 28% và kế hoạch tự sát tăng gấp 1,34 lần (Ferro và cộng sự, 2017).
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra bắt nạt học đường có thể là yếu tố phát triển vấn đề trầm cảm và hình thành tự sát. Một nghiên cứu trên 1491 học sinh
24
trung học phổ thông cho thấy rằng nạn nhân của bắt nạt truyền thống là yếu tố tiên đoán mạnh mẽ cho việc phát triển suy nghĩ, kế hoạch, nỗ lực tự sát và nó ảnh hưởng nhiều hơn so với bắt nạt trực tuyến, trong đó trầm cảm xuất hiện giống như một vấn đề trung gian (Bauman và cộng sự, 2013). Tại Châu Á có nghiên cứu trên 2989 học sinh Bangladesh và 6529 học sinh Nepal, kết quả cho biết những học sinh trải qua tình trạng bị bắt nạt có tỷ lệ cố gắng tự tử cao gấp 1 đến 2 lần so với người chưa từng bị bắt nạt (Mosfequr Rahman và cộng sự, 2020).
Tham gia và phơi nhiễm với chiến tranh và bạo lực là một loại trải nghiệm tàn khốc đối với cá nhân. Mặc dù mối quan hệ giữa phơi nhiễm chiến tranh ở các cựu chiến binh với nguy cơ tự sát đã được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào trước đó chỉ ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa hai biến này ở nhóm mẫu thanh niên trẻ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với chiến tranh, bạo lực cộng đồng, nội chiến trong thành phố có thể có nguy cơ dẫn đến trầm cảm và phát triển ý tưởng tự sát trong khi rối loạn căng thẳng sau sang chấn đóng vai trị là trung gian giữa các vấn đề này (Mazza J.J và cộng sự, 1999; Catani và cộng sự, 2008).
Không chỉ các loại TNTA tiêu cực riêng lẻ mới tạo nên sự khác biệt hệ số tương quan với nguy cơ tự sát, số lượng các trải nghiệm được khách thể phơi nhiễm cũng là một yếu tố đáng quan tâm. Những người đã trải qua bốn loại trải nghiệm thơ ấu tiêu cực có nguy cơ mắc các vấn đề nghiện rượu, lạm dụng chất, trầm cảm, nỗ lực tự sát tăng từ 4 đến 12 lần so với những người khơng có trải nghiệm và số lượng TNTA tiêu cực cao cũng có liên quan đến độ tuổi thử tự sát lần đầu trẻ hơn (Felitti và cộng sự, 1998; Choi và cộng sự, 2017). Nghiên cứu trên 487 sinh viên tại Iran báo cáo kết quả khi đánh giá mức độ tương tác giữa các TNTA tiêu cực, việc tăng tích lũy về số lượng các trải nghiệm đồng thời làm tăng đáng kể tỷ lệ nguy cơ tự sát mà không loại trừ bất kể dạng trải nghiệm nào (Tehrani và cộng sự, 2019). Một báo cáo khác khảo sát 288 khách thể thanh thiếu niên Mỹ cho thấy nguy cơ tự sát báo động khi gia tăng sự phơi nhiễm mỗi TNTA tiêu cực thứ 5; từ những khách thể đã có bốn sự kiện tiêu cực, mỗi khi bổ sung thêm một TNTA tiêu cực thì có thể tăng tỷ lệ cố gắng tự tử lên 37%, lạm dụng chất tăng 51%, các triệu chứng PTSD
25
tăng 55%, các triệu chứng trầm cảm tăng 57% so với tỷ lệ trước khi bổ sung. Nếu chia thành nhóm những người có số lượng TNTA tiêu cực thấp (0 – 2) và cao (3 – 6) thì nhóm người có điểm ACEs cao hơn bốn có tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm gấp 1,5 lần, tỷ lệ sử dụng đa chất gấp 4 lần, tỷ lệ mắc các triệu chứng PTSD gấp 3 lần và tỷ lệ cố gắng tự sát gấp 2 lần khi so với nhóm ACEs thấp (Brockie và cộng sự, 2015). Nỗ lực tự sát cũng được ghi nhận có sự khác biệt giữa nhóm thanh thiếu niên khơng có TNTA tiêu cực và phơi nhiễm trên năm trải nghiệm tại Nam Phi, gia tăng từ 1,9% lên 6,3%. Tỷ lệ ý tưởng cũng có xu hướng gia tăng tương tự từ 4,2% lên 15,6%; tỷ lệ hành vi tự sát ở thanh thiếu niên khơng có đồng thời TNTA tiêu cực và rối loạn sức khỏe tâm thần và có đồng thời TNTA tiêu cực và rối loạn sức khỏe tâm thần tăng từ 4,5% lên 25% (Cluver L và cộng sự, 2015). Nghiên cứu trên 175 bệnh nhân nghiện rượu tại Đài Loan báo cáo những con số đáng báo động, 90% người tham gia đã từng có ít nhất một lần nghịch cảnh thời thơ ấu và số lần gặp nghịch cảnh thời thơ ấu đã trải qua có thể dự đốn nguy cơ cố gắng tự tử. Theo đó, sự gia tăng thêm đơn vị nghịch cảnh làm tăng khả năng tự tử lên 61% so với tỷ lệ trước đó (Hung và cộng sự, 2013)
Tại Việt Nam có nghiên cứu khảo sát về TNTA tiêu cực trên 4720 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông từ 13-20 tuổi. Nghiên cứu chỉ ra những học sinh có bốn loại TNTA tiêu cực trở lên có khả năng mắc trầm cảm, đau khổ tâm lý và những suy nghĩ tự tử cao hơn hẳn với những người có ít trải nghiệm (Truc Thanh Thai và cộng sự, 2020). Một nghiên cứu khác trên 648 học sinh lớp 6 tại Huế đã chỉ ra rằng bắt nạt trực tuyến, được xem như trải nghiệm bạo lực trong xã hội và có tương quan thuận với hành vi tự hại và hành vi tự sát (Hoang Thuy Linh Nguyen và cộng sự, 2020).
Trong giai đoạn từ 0 đến 18 tuổi, không phải lúc nào những trải nghiệm xuyên suốt thời kỳ ấu thơ với những đứa trẻ cũng thuận lợi, điều đó tạo thành áp lực và là nguyên nhân khởi phát nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó có nguy cơ tự sát. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu và nguy cơ tự sát sẽ giúp chúng ta có cơ sở thực tiễn để khám phá và khẳng định thêm về ảnh hưởng của trải nghiệm thơ ấu tiêu cực đến nguy cơ tự sát.
26
1.2. Cơ sở lý luận về mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát
1.2.1. Các khái niệm và lý thuyết liên quan đến mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát
Trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và tự sát là hai khái niệm được đề cập tới trong phần này, đóng vai trị quan trọng trong việc xác định phạm vi đối tượng nghiên cứu. Dựa vào hai khái niệm và lý thuyết được lựa chọn, các biến nghiên cứu được thiết kế như sau.
1.2.1.1 Nguy cơ tự sát
a, Khái niệm nguy cơ tự sát
Có rất nhiều định nghĩa về nguy cơ đã được công bố trên thế giới. Theo từ điển Cambridge, nguy cơ được định nghĩa là các khả năng một điều gì đó xấu xảy ra. Theo Wikipedia, rủi ro liên quan đến sư không chắc chắn về tác động/hàm ý của một hoạt động đối với thứ mà con người coi trọng, thường tập trung vào những hậu quả tiêu cực, không mong muốn. Định nghĩa nguy cơ sớm nhất được sử dụng là “Source of harm”, nó xuất phát từ thuật ngữ “Glossoographia” đề cập tới nguồn nguy hại tiềm ẩn (Blount.T và cộng sự, 1961). Năm 1755, từ điển ngơn ngữ Anh giải thích nguy cơ với hai yếu tố được nhấn mạnh là khả năng mất mát hoặc xác suất xảy ra các sự kiện không mong muốn (Hansson, 2018). Để nhận dạng nguy cơ, Tổ chức Đánh giá Quốc tế ISO 31000 đã chỉ ra quá trình bao gồm tìm kiếm, nhận biết và ghi lại các nguy cơ; điều đó cũng liên quan tới việc xác định nguyên nhân, sự kiện, nguồn nguy cơ và hậu quả tiềm tàng (ISO, 2018). Phương pháp xác định nguy cơ có thể sử dụng như dựa trên kiểm tra, phân loại dựa trên dữ liệu q khứ hoặc mơ hình lý thuyết (IEC, 2019). Trong từ điển tiếng Việt, nguy cơ được định nghĩa là tình thế có có thể gây ra những biến cố lớn, rất tai hại (vtudien, 2021). Kết quả q trình thu thập thơng tin và tham khảo các định nghĩa cho thấy định nghĩa về nguy cơ thường được bao gồm hai đặc điểm: (1) Sự khơng chắc chắn và (2) Tính