Số lượng người Tỷ lệ % Giới tính Nam 167 43,8 Nữ 214 56,2 Dân tộc Kinh 356 93,4 Khác 25 6,6 Khu vực Thành thị 279 73,2
55
Nông thôn 102 24,8
Học vấn
Không học Đại học/Cao đẳng 14 3,7
Sinh viên Đại học/Cao đẳng 252 66,9
Đã tốt ngiệp Đại học/Cao đẳng 112 29.4
Tuổi 18 105 27,6 19 33 8,7 20 45 11,8 21 53 13,9 22 39 10,2 23 31 8,1 24 58 15,2 25 17 4,5
Đặc điểm nhân khẩu học là một phần quan trọng trong phân tích dữ liệu nghiên cứu. Đối với nội dung này, năm biến được trình bày bao gồm tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, khu vực sinh sống và dân tộc. Bên cạnh việc quan sát tần suất và tỷ lệ phần trăm, các biến được đặt cạnh nhau để phân tích về mối liên hệ.
Nghiên cứu này thu được 381 phiếu khảo sát hợp lệ, trong đó 214 khách thể là nữ (56,2%) và 167 khách thể nam (43,8%); độ tuổi trung bình trả lời khảo sát là 20,78.
Theo đặc điểm học vấn, sinh viên là nhóm khách thể có số lượng đơng nhất với 255 người chiếm 66,9% tổng số người tham gia. Phần lớn người tham gia trả lời khảo sát là dân tộc Kinh (93,4%); theo khu vực sinh sống, 73,2% khách thể sinh sống tại khu vực thành thị.
Phân tích bảng chéo Crosstab cho 4 biến giới tính, dân tộc, học vấn, khu vực theo cặp cho ra kết quả như sau. Kiểm định Chi-Square cho thấy mối liên hệ giữa các cặp biến (p<0,05 và số ô tần suất mong đợi dưới 5) là tuổi*giới tính (p=0,000), ở các độ tuổi 20, 22, 24 và 25 tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ; tuổi*khu vực có mối liên hệ (p=0,000).
56
Khơng có mối liên hệ giữa giới tính và dân tộc, (p=0,217>0,05). Cặp giới tính*khu vực khơng có mối liên hệ (p=0.528>0.05). Cặp giới tính*học vấn khơng có mối liên hệ (p=0,156>0,05). Cặp dân tộc*khu vực có mối liên hệ (p=0,000<0.05 và số ơ có tần suất mong đợi ít hơn 20%). Hệ số Phi là 0,199 tương ứng 19,9%, tức là hai biến có tương quan thấp. Cặp dân tộc*học vấn khơng có mối liên hệ (p=0,064>0,05). Cặp khu vực*học vấn có mối liên hệ (p=0,000<0,05 và số ơ có tần suất mong đợi nhỏ hơn 20%); hệ số kiểm định Cramers’V là 0,261 tương ứng 26,1% phản ánh mức độ tương quan thấp.
2.4. Các phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng nhằm xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở xây dựng công cụ điều tra; thơng qua các thao tác tìm kiếm, dịch, sàng lọc thơng tin trong tài liệu gốc, học viên đưa nội dung vào phân tích, tổng hợp, khái quát trở thành các quan điểm, lập luận phục vụ nghiên cứu.
2.4.1.1. Quy trình
(1) Học viên sử dụng từ khóa để tìm kiếm và lựa chọn tài liệu, sau đó (2) phân loại tài liệu thành các nhóm phục vụ cho tổng quan vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện tổng quan, các tài liệu sẽ được dịch lại sang tiếng Việt, thơng qua các thao tác như phân tích, tổng hợp, khái qt hóa thành các thơng tin phù hợp cho việc xây dựng cơ sở lý luận cũng như thiết kế công cụ khảo sát.
2.4.1.2. Nguồn tài liệu và từ khóa
Nhà nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan trên các phương tiện và nguồn khác nhau phục vụ đề tài nghiên cứu. Việc tìm kiếm tài liệu đến từ đa dạng nguồn cung cấp và có sự hỗ trợ đến từ người hướng dẫn khoa học. Trong số đó có những tài liệu đến từ nguồn trong nước và quốc tế.