Mức độ Dấu hiệu
Suy nghĩ Cảm xúc Hành vi
33 Mức độ Dấu hiệu Suy nghĩ Cảm xúc Hành vi tự sát thụ động gánh nặng - Nhận thức không thuộc về một cộng đồng xã hội nào - Ước mong muốn chết nhưng khơng phải do mình gây ra cái chết của mình
khơng được thuộc về, bị cơ lập - Cảm giác khơng được chăm sóc lẫn nhau vi Ham muốn tự sát - Nhận thức bản thân là gánh nặng - Nhận thức không thuộc về một cộng đồng xã hội nào - Mong muốn tự giết chính mình
- Cảm giác bản thân không được thuộc về, bị cô lập - Cảm giác khơng được chăm sóc lẫn nhau - Cảm giác tuyệt vọng Chưa tồn tại hành vi Kế hoạch tự sát - Nhận thức bản thân là gánh nặng - Không thuộc về cộng đồng, xã hội
- Mong muốn tự giết chính mình
- Chết là điều không đáng sợ
- Cảm giác bản thân không được thuộc về, bị cô lập - Cảm giác khơng được chăm sóc lẫn nhau - Cảm giác tuyệt vọng - Khơng sợ cái chết Có kế hoạch cụ thể về những điều cẩn chuẩn bị: thời gian, địa điểm, phương pháp, công cụ, di chúc,.. Nỗ lực tự sát - Nhận thức bản thân là gánh nặng - Không thuộc về cộng - Cảm giác bản thân không được thuộc về, bị cô lập
Thực hiện hành vi dù theo hoặc không theo kế hoạch
34
Mức độ
Dấu hiệu
Suy nghĩ Cảm xúc Hành vi
đồng, xã hội
- Mong muốn tự giết chính mình - Chết là điều khơng đáng sợ - Cảm giác khơng được chăm sóc lẫn nhau - Cảm giác tuyệt vọng - Không sợ cái chết - Chịu đựng được đau đớn gia tăng c, Cách đo lường khái niệm.
Công cụ là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi cơng trình nghiên cứu khoa học, để có thể tạo ra một bảng hỏi hoặc một thang đánh giá là cả quá trình miệt mài thử nghiệm và đánh giá.
Để có thể tiến hành nghiên cứu đề tài này, khảo sát lịch sử phát triển hệ thống công cụ đánh giá nguy cơ tự sát và các yếu tố có liên quan được thực hiện. Khi nghiên cứu về tự sát nói chung, có rất nhiều nhân tố khác nhau được lựa chọn làm đối tượng khảo sát trong bảng cơng cụ và đa số đều có độ tin cậy bên trong α dao động từ 0.76 – 0.95. Trong số đó, cảm giác cơ lập, nhận thức bản thân là gánh nặng, ý tưởng tự sát thụ động, cảm giác vô vọng, mong muốn tự sát, kế hoạch tự sát, hành vi tự sát, khả năng để tự sát, suy giảm sợ hãi về cái chết và gia tăng khả năng chịu đựng tổn thương là những điều mà các nhà nghiên cứu quan tâm. Một số công cụ tiêu biểu đã tham khảo có thể được kể đến dưới đây và thơng qua quá trình thẩm định để lựa chọn cơng cụ phù hợp với tiêu chí cũng như mục đich nghiên cứu.
Columbia-Suicide Severvity Rating Scale (C-SSRS) là thang đánh giá mức độ nghiêm trọng tự tử của Columbia (Posner và cộng sự, 2008). Cơng cụ này có 17 items, là một thang đánh giá tự báo cáo đã sử dụng cho người trưởng thành. C- SSRS đánh giá toàn bộ các ý tưởng liên quan đến tự sát và mức độ nghiêm trọng của các ý tưởng đó. Thang đo C-SSRS có tương quan thuận và cao với thang đo Beck về ý tưởng tự sát (Mundt và cộng sự, 2010). C-SSRS có bốn items phù hợp để
35
đo ý tưởng tự sát thụ động và mong muốn tự sát chủ động, kế hoạch tự sát và nỗ lực tự sát. Câu “Have you wished you were dead or wished you could go to sleep and not wake up?” (Bạn đã ước mình chết đi hoặc sẽ đi ngủ và không giờ tỉnh lại chưa?”. Đây là câu hỏi có mục đích tìm hiểu ý tưởng tự sát thụ động vì nó chưa thể hiện mong muốn chết một cách rõ ràng và chủ động, có thể cái chết đến trong lúc họ không tỉnh táo. Bên cạnh đó có câu “Have you actually had any thoughts of killing yourself?” (Bạn đã từng thực sự có bất kỳ ý định giết chết chính bản thân mình chưa?). Câu này mơ tả rõ ràng hơn về mong muốn tự giết chết bản thân mình, chủ thể ý thức được suy nghĩ này của mình. Câu “Have you started to work out or worked out the deatails of how to kill yourself? Do you intend to carry out this pland?” (Bạn đã bắt đầu tìm hiểu hoặc tìm hiểu chi tiết về cách tự sát chưa? (Bạn có ý định thực hiện kế hoạch này không?). Câu này mô tả về việc lên kế hoạch tự sát với sự chủ động và trạng thái tỉnh táo, lên các phương án về thời gian, địa điểm, phương thức để tự sát. Câu “Have you made a suicide attempt?” (Bạn đã từng thực hiện một nỗ lực tự sát?” đề cập tới nguy cơ tự sát ở mức độ cao nhất và được biểu hiện thành hành vi cố gắng giết chính bản thân mình, chủ thể có sự chủ động trong hành vi.
Thang đo ý tưởng tự sát của Beck (SIS) được phát triển bởi Beck những năm đầu thập kỷ 70 (Beck A.T và cộng sự, 1974). Đây là thang đo phỏng vấn sử dụng cho người trưởng thành, với 15 items SIS được sử dụng để đánh giá ý tưởng tự sát. Phần đầu tiên của SIS (mục 1-8) đánh giá các tình huống khách quan xung quanh nỗ lực tự sát, bao gồm các mục về chuẩn bị và cách thức thực hiện nỗ lực, bối cảnh, cũng như các dấu hiệu trước đó mà bệnh nhân đưa ra có thể thúc đẩy hoặc cản trở việc nỗ lực. Phần thứ hai của SIS (mục 9-15) bao gồm nhận thức của người thử về khả năng gây chết người của phương pháp, kỳ vọng về khả năng cứu hộ và can thiệp, mức độ khắc phục, và mục đích bị cáo buộc của nỗ lực. SIS được coi là một thước đo đáng tin cậy về ý tưởng tự sát vì nó được phát hiện là có tính nhất qn nội bộ mạnh mẽ (α = 0,95) và độ tin cậy giữa những người đánh giá (r = 0,95; Beck A.T và cộng sự, 1974).
36
Bảng hỏi về hành vi tự sát (SBQ-R) được phát triển từ công cụ SBQ gốc bởi Linehan, là bản tự báo cáo về các ý nghĩ cũng như hành vi tự sát ở người trưởng thành (Osman và cộng sự, 2001). Với bảng hỏi này, những yếu tố như tần suất, cường độ của ý định tự tử, các mối đe dọa tự tử trong quá khứ, tương lai và các hành vi tự hại không gây tử vong được xếp hạng theo thời gian từ vài ngày cho đến suốt cuộc đời. Phiên bản 14 mục được chỉ ra có tính nhất qn nội bộ α = 0,87 (Osman và cộng sự, 2001). Phiên bản SBQ-14 có tương quan thuận cao với thang đo ý tưởng kiểm kê trầm cảm Beck (r = 0.55) và thang đo vô vọng Beck r = 0.62 (Christopher Perlman và cộng sự, 2011).
Bảng hỏi về khả năng đạt được cho tự sát ACSS một công cụ tự báo cáo được thiết kế để đánh giá mức độ khả năng có được để tự sát (Van Orden và cộng sự, 2010). Công cụ này bao gồm ba cấu trúc có liên quan đến khả năng có được: khơng sợ hãi trước cái chết, khả năng chịu đau và các sự kiện đau đớn và khiêu khích, tuy nhiên theo lý thuyết cá nhân về tự sát của Joiner, chỉ hai trong số ba yếu tố trên là yếu tố nền tảng, chính là sự suy giảm sợ hãi về cái chết và gia tăng khả năng chịu đựng tổn thương. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha trong các mẫu thử nghiệm công cụ này dao động từ α=.81 đến α=.85 (Van Orden và cộng sự, 2010).
Bảng hỏi thuộc tính ý tưởng tự sát – SIDAS (Van Spijker và cộng sự, 2014) là công cụ đầu tiên được thiết kế nhằm sàng lọc trực tuyến những cá nhân trưởng thành trong cộng đồng về sự tồn tại của ý tưởng tự sát trong vòng một tháng và đánh giá tính nghiêm trọng của những suy nghĩ đó. Cơng cụ này bao gồm năm items với đơn nhân tố, mỗi item đo lường một thuộc tính của ý tưởng tự sát: tần suất xuất hiện ý tưởng, khả năng kiểm soát suy nghĩ về tự sát, mức độ gần gũi với ý định cố gắng, mức độ đau khổ mà ý định tự sát mang lại, mức độ tác động của ý định tự sát đến hoạt động hàng ngày. Theo lý thuyết của Joiner, cơng cụ này có thể phản ánh mức độ nguy cơ liên quan đến suy nghĩ, ý tưởng. Công cụ này đã được sử dụng và thích nghi tại Úc, Canada và Trung Quốc với ba phiên bản tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung; độ tin cậy được tìm thấy dao động trong khoảng α=0,83-0,91. SIDAS phản ánh mức độ tương quan thuận mạnh với C-SSRS, PHQ-9 và GAD-7. Nghiên cứu thích nghi SIDAS phiên bản Trung Quốc cho thấy sự phù hợp và có thể
37
sử dụng cho nhóm khách thể châu Á (Van Spijker và cộng sự, 2014; Jin Han và cộng sự, 2017; Geoffrey Gauvin và cộng sự, 2021).
Nhìn chung, thơng qua việc khảo sát sự phát triển các thang đo và bảng hỏi một vài nhận xét được đưa ra. Đối với việc đánh giá rủi ro tự sát nói chung cần khảo sát thông qua rất nhiều yếu tố, tuy nhiên ở mỗi nghiên cứu mục đích của việc sử dụng bảng hỏi là khác nhau. Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về mức độ nguy cơ ý tưởng tự sát và thực hiện trên nhóm khách thể; đồng thời khảo sát diễn ra trực tuyến do đó cơng cụ SIDAS tìm thấy là phù hợp và được lựa chọn để sử dụng trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó, mong muốn kiểm tra giả định lý thuyết liên cá nhân về tự sát, để trả lời câu hỏi việc nhận bản thân là gánh nặng và cảm giác không thuộc về một cộng đồng có tác động như thế nào đến ý tưởng tự sát, tương ứng với giả thuyết H1 và H2 cũng được thể hiện trong luận văn này. Từ đó, cơng cụ INQ-15 được lựa chọn để sử dụng.
1.2.1.2. Trải nghiệm thơ ấu tiêu cực
a, Khái niệm
Trải nghiệm thơ ấu tiêu cực bắt nguồn từ thuật ngữ Adverse Childhood Experiences; còn được viết tắt trong tiếng anh là ACE hoặc ACEs.
Felitti lần đầu tiên khám phá ra TNTA tiêu cực trong quá trình trị liệu với các bệnh nhân béo phì, xuất phát từ khúc mắc nguyên nhân khiến các bệnh nhân từ bỏ trị liệu và tình trạng chuyển biến xấu trở lại; ơng và các cộng sự khám phá ra hai nhóm rối loạn chức năng gia đình và lạm dụng có thể là lý do sâu xa cho vấn đề trên (Felitti và cộng sự, 1998).
Sau đó, tổ chức y tế thế giới WHO hai lần đưa ra khái niệm về TNTA tiêu cực là “Những yếu tố gây stress sinh học làm gián đoạn sự phát triển thần kinh của con người, và do đó cản trở nhận thức và hành vi bình thường” và “Những nguồn có thể gây căng thẳng cao độ và thường xuyên mà trẻ em phải chịu đựng trong giai đoạn đầu đời” (Lê Thị Huyền Trang, 2020)
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ công bố khái niệm “TNTA tiêu cực là những sự kiện có khả năng gây chấn thương trong thời kỳ thơ ấu (0-17 tuổi)” (US-CDC, 2021).
38
Ngồi ra có một số các định nghĩa đã được tổng hợp, như “Trải nghiệm thơ ấu tiêu cực là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một tập hợp các trường hợp tiếp xúc với chấn thương tiềm ẩn mà các cá nhân có thể trải qua trong độ tuổi thơ ấu từ 0 đến 18 tuổi” (Katie A.P và cộng sự, 2020). Hay “Trải nghiệm thơ ấu tiêu cực (ACEs) là những sự kiện đau thương tiềm tàng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, lâu dài đến sức khỏe và hạnh phúc. Những trải nghiệm này bao gồm từ lạm dụng thể chất, tình cảm hoặc tình dục đến ly hơn của cha mẹ hoặc cha mẹ hoặc người giám hộ bị giam giữ” (Vanessa và cộng sự, 2014).
Phần lớn các khái niệm đều tập trung vào hai nội dung là nguồn cơn hoặc sự kiện có thể gây tổn thương đến đứa trẻ và thứ hai là khoảng thời gian diễn ra các sự kiện đó, tuy nhiên khơng có khái niệm nào đáp ứng hoàn toàn mục tiêu nghiên cứu đề tài này. Khái niệm tổ chức Y tế Thế giới đưa ra năm 2009 phức tạp và gây khó khăn để có thể đo lường chính xác hậu quả cũng như xác định mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện phơi nhiễm và các biểu hiện cơ thể, đồng thời khơng có giới hạn thời gian tồn tại các sự kiện; do đó khơng được lựa chọn. Khái niệm của WHO năm 2015 với “giai đoạn đầu đời” gây khó khăn trong việc xác đinh xác định giới hạn thời gian tồn tại hay xuất hiện của các trải nghiệm. Khái niệm của US CDC có đề cập rõ ràng đến thời gian của các sự kiện tiêu cực tuy nhiên hậu quả “chấn thương” được đề cập dường như khó bao quát được tác động của việc phơi nhiễm các trải nghiệm đến đứa trẻ. Để có thể đưa ra được khái niệm sử dụng trong nghiên cứu này, phần “Những nguồn có thể gây căng thẳng cao độ và thường xuyên mà trẻ em phải chịu đựng” trong khái niệm của WHO là phù hợp, đồng thời cần có giới hạn thời gian xuất hiện cũng như tồn tại thời kỳ thơ ấu từ 0 đến 17 tuổi. Cuối cùng, khái niệm được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này là:
“Trải nghiệm thơ ấu tiêu cực là những nguồn gây căng thẳng cao độ và
thường xuyên mà trẻ em phải chịu đựng trong giai đoạn đầu đời (0 đến 17 tuổi)”
b, Phân loại
Thông qua nghiên cứu tài liệu trên thế giới, hiện nay có hai hướng phân loại chính bao gồm cách phân loại của Trung tâm Phịng ngừa và Kiểm sốt dịch bệnh Hoa Kỳ US-CDC và Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
39
Trung tâm phòng ngừa và kiểm sốt bệnh dịch Hoa Kỳ US-CDC có ba lần thay đổi phân loại về trải nghiệm thơ ấu tiêu cực; cho đến hiện tại, phân loại của US CDC là 3 nhóm TNTA tiêu cực bao gồm lạm dụng, bỏ bê và rối loạn chức năng gia đình, tổng cộng với 10 TNTA tiêu cực được công nhận và đưa ra các định nghĩa riêng biệt (Felitti và cộng sự, 1998; Hillis và cộng sự, 2004; Baglivio và cộng sự, 2014). Sự phát triển hệ thống phân loại của CDC theo thời gian là sự bổ sung các nhóm trải nghiệm, cịn lại khơng có sự thay đổi hoặc thay thế các TNTA tiêu cực cụ thể.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng có hai lần chỉnh sửa hệ thống phân loại, trong q trình đó, WHO đã chỉnh sửa số lượng TNTA tiêu cực và đồng thời thay thế các trải nghiệm kém phổ biến hoặc được đánh giá khơng cịn phù hợp với bối cảnh thời điểm đó. Đến năm 2015, WHO cơng bố bảng hỏi quốc tế về trải nghiệm thơ ấu tiêu cực ACE-IQ với 13 loại trải nghiệm được chia thành 5 nhóm “Lạm dụng; Bỏ bê; Bạo lực giữa cha mẹ và người chăm sóc; Các loại rối loạn chức năng gia đình nghiêm trọng khác như lạm dụng rượu và chất kích thích; Bạo lực đồng đẳng, cộng đồng và tập thể (Lê Thị Huyền Trang, 2020).
So sánh giữa hai hệ thống phân loại trên, với US CDC, tổ chức Y tế Thế giới đã có bổ sung thêm nhóm liên quan đến nhà trường và cộng đồng xã hội. Cụ thể, 3 trải nghiệm thơ ấu tiêu cực khác biệt là “bắt nạt học đường”, “bạo lực ở cộng đồng”, “bạo lực tập thể” thuộc nhóm Bạo lực trong xã hội. Quan điểm của luận văn đồng tình với cách phân loại này, bởi với quan niệm về trải nghiệm thơ ấu diễn ra từ 0-17 tuổi, trong số đó trẻ trải qua khoảng 15 năm ở môi trường học đường bao gồm 3 năm mẫu giáo, 5 năm tiểu học, 4 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông. Thời gian trẻ dành cho trường học trung bình từ 6-8 giờ trên 1 ngày (khơng kể chủ nhật) và đó là một khối lượng thời gian đáng kể để trẻ có thể phải chịu phơi nhiễm trước các trải nghiệm thơ ấu tiêu cực. Do đó, những trải nghiệm phơi nhiễm với bạo