Đạo đức trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát của trẻ vị thành niên (Trang 71 - 74)

Bảng 3.9 Hồi quy Binary Logistic cho ý tưởng tự sát

9. Ý nghĩa của nghiên cứu

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, khách thể được lựa chọn là thanh niên từ 18 đến 25 tuổi. Những khách thể được lựa chọn thuận tiện và xác nhận tham gia bằng cách thực hiện với quyền tự quyết của cơng dân. Trong q trình tiến hành trả lời khảo sát, người tham gia có quyền dừng trả lời bất kỳ khi nào muốn mà không cần nêu lý do.

Người tham gia có thể nhận được thơng tin báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu nếu có nhu cầu và có quyền đồng ý/từ chối hoặc dừng tham gia khi đang tiến hành trả lời. Toàn bộ thơng tin thu thập đều được bảo mật hồn toàn, tất cả phục vụ

62

cho mục đích nghiên cứu; thơng tin nhận dạng về khách thể tham gia được học viên bóc tách trước khi nhập vào hệ thống xử lý số liệu; kết quả nghiên cứu khơng đề cập tới tình trạng của bất kỳ cá nhân nào. Các nghiên cứu trước đó trên thế giới và tại Việt Nam sử dụng bảng hỏi ACE-IQ đều chưa từng báo cáo có vấn đề ảnh hưởng đối với khách thể tham gia khảo sát khi trả lời bảng hỏi. Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ APA và nhiều tổ chức, nhà thực hành lâm sàng cũng đều khuyến khích trực tiếp hỏi về vấn đề tự sát (Charles W. Mathias và cộng sự, 2012). Đề cập trực tiếp đến vấn đề tự sát không làm gia tăng khả năng tự sát mà ngược lại giúp chúng ta kịp thời phát hiện, đưa ra hướng hỗ trợ, can thiệp hiệu quả (T. Dazzi và cộng sự, 2014). Một hệ thống mạng lưới trợ giúp người tham gia khảo sát bao gồm danh sách các bệnh viện tâm thần đã được thiết lập để giới thiệu đến những khách thể có nhu cầu khi cần thiết. Do TNTA tiêu cực và tự sát là hai vấn đề nhạy cảm, người tham gia khảo sát sẽ được hướng dẫn tiếp cận với các chuyên gia tâm lý, luật sư, cá nhân hoặc tổ chức hỗ trợ pháp lý cho các trường hợp trẻ gặp vấn đề nghiêm trọng. Mọi chi tiết được đính kèm trong bảng khảo sát.

. Kết quả nghiên cứu khơng ảnh hưởng hay có xung đột lợi ích với tập thể hay các cá nhân khác do nghiên cứu không nhận bất kỳ hỗ trợ từ cá nhân hay tổ chức nào và được thực hiện hoàn toàn với mục đich làm luận văn tốt nghiệp.

Tiểu kết chương 2

Trong chương này, học viên đã trình bày về tổ chức và phương pháp nghiên cứu của đề tài “Mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát”. Học viên đã trình bày về quá trình thiết kế nghiên cứu, các ý tưởng ban đầu và sự thay đổi trong quá trình thực hiện. Đây à một nghiên cứu tiếp cận theo hướng diễn dịch, với thiết kế định tính sơ bộ - định lượng. Mẫu được lựa chọn là mẫu phi xác suất, thuận tiện. Quy trình tiếp cận số liệu đảm bảo tuân thủ pháp luật; vấn đề đạo đức trong nghiên cứu được trình bày cụ thể, rõ ràng đảm bảo quyền lợi, bảo mật, sự an toàn cho khách thể tham gia khảo sát.

Về phương pháp nghiên cứu của đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn. Các phương pháp đã được trình bày với mục tiêu, cách thức thực hiện đầy đủ. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng

63

để hoàn thành đề tài nghiên cứu bao gồm phương pháp bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp thống kê tốn học.

Để xây dựng cơng cụ đo lường, nghiên cứu dựa vào tiếp cận cá nhân về tự sát. Cơng cụ được thiết kế và thích nghi hóa qua hai lần khảo sát khảo nghiệm, lần thứ nhất là phỏng vấn nhóm tập trung và lần thứ hai khảo sát trên khách thể định lượng. Bảng hỏi được tinh chỉnh nhiều lần trước khi đưa vào tiến hành khảo sát chính thức, các thao tác kiểm tra, phân tích đối với cơng cụ được thực hiện để đảm bảo bảng hỏi có độ tin cậy bên trong và độ đặc hiệu đạt tiêu chuẩn yêu cầu. Hai công cụ được sử dụng trong đề tài nghiên cứu lần này là (1) Bảng hỏi quốc tế về trải nghiệm thơ ấu tiêu cực (ACE-IQ); (2) Thang đo thuộc tính ý tưởng tự sát.

64

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRẢI NGHIỆM THƠ ẤU TIÊU CỰC VÀ NGUY CƠ TỰ SÁT

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát của trẻ vị thành niên (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)