STT Khách thể Kết quả (%) Tác giả Ý tưởng tự sát Kế hoạch tự sát Nỗ lực tự sát
1 Thanh thiếu niên
(N = 6191) 2,3 Khơng có thơng tin 1 Blum và cộng sự (2012) 2 Vị thành niên (N = 648) 7,1 2,9 1,4
Hoang Thuy Linh Nguyen và cộng sự
( 2020)
3
Thanh thiếu niên, người trưởng
thành (N = 2280)
8,9 1,1 0,4
Hương Tran Thi Thanh và cộng sự
(2006)
4 Trẻ vị thành niên
(N = 1161) 26,3 12,9 3,8
Dat Tan Nguyen và cộng sự (2013) 5 Trẻ vị thành niên (N = 972) 10,6 Khơng có thơng tin Khơng có thơng tin
Tran Bich Phuong và cộng sự (2017) 6 Thanh niên (N=817) 15,9 Khơng có thơng tin 1,8 Karl Peltzer và cộng sự (2017)
16 7 Vị thành niên (N=4720) 10,9% Khơng có thơng tin Khơng có thơng tin
Truc Thanh Thai và cộng sự (2020) Năm 2002, tự sát là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam (Huong Tran Thi Thanh, 2006). Tự sát được xem xét như một vấn đề khẩn cấp, chỉ cần một yếu tố duy nhất liên quan đến suy nghĩ tự sát cũng cần xem xét cẩn trọng để kịp thời hỗ trợ bởi vấn đề này liên quan trực tiếp đến tính mạng quý giá của con người, gây thiệt hại lớn khơng chỉ cho chính bản thân người tự sát mà cịn đối với gia đình của họ cũng như ảnh hưởng đến nền kinh tế, văn hóa. Việc nghiên cứu về tự sát tại Việt Nam hiện nay vẫn đang gặp nhiều hạn chế, trong suy nghĩ thông thường, mọi người sẽ đánh giá đây là vấn đề không nên được nhắc đến, do đó số lượng nghiên cứu được tìm thấy tại Việt Nam về chủ đề này là chưa nhiều. Ngồi ra, chúng ta cịn gặp khó khăn trong cơng cụ khảo sát khi nhiều nhà nghiên cứu yếu vẫn đang đánh giá nguy cơ tự sát thông qua các thang đo và các bảng hỏi bán cấu trúc về rối loạn trầm cảm thay vì trực tiếp khảo sát về tự sát. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận những nỗ lực từng bước của cộng đồng nhà khoa học trong việc giúp người dân thay đổi thái độ với chủ đề này. Việc chúng ta chấp nhận thực tế nguy cơ này tồn tại thay vì né tránh sẽ giúp các chun gia có cơ sở thực tiễn để xây dựng và chỉnh sửa các chương trình phịng ngừa, can thiệp phù hợp.
1.1.1.2 Hậu quả của tự sát
Nỗ lực tự sát thất bại có thể dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng đối với nạn nhân; những người từng nỗ lực tự sát nhưng thất bại có thể tiếp tục gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe hoặc các rối nhiễu tâm thần (CDC, 2021). Một báo cáo chỉ ra có 45 bệnh nhân tại Đan Mạch bị chấn thương tủy sống sau khi cố gắng tự sát (F Biering và cộng sự, 1992). Tổn thương não và đột quỵ cũng là vấn đề có thể xuất hiện sau khi một nỗ lực tự tử thất bại xảy ra; các hành vi tự sát tổn thương động mạch cảnh, động mạnh đốt sống, gây ngạt có thể dẫn đến các hệ quả lâu dài như yếu, khó nói, thị lực, suy giảm trí nhớ, hành vi thay đổi, mất khả năng đi lại và nghiêm trọng nhất là chết não (K-S. Saternus, 1984; NCCMH-UK, 2012; Brandy Mechling, 2013). Sau nỗ lực tự sát, nạn nhân cũng có khả năng phát triển thành chấn thương; 4,1% trên 386 khách thể có mức điểm PTSD đạt ngưỡng cao đến từ
17
nỗ lực tự sát trước đó mà khơng phải là do trải quá các sự kiện sang chấn nào khác (McGinley và cộng sự,1993; Stanley và cộng sự, 2019).
Hậu quả của tự sát lên thân nhân ở lại cũng là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà các nhà nghiên cứu quan tâm. Về tinh thần, có thể xuất hiện trạng thái cảm xúc tiêu cực nổi bật như tức giận vì nạn nhân đã ích kỷ khi tự sát, sự tức giận còn hướng tới những người thân khác trong gia đình về cách họ từng đối xử với người đã mất; cảm giác tội lỗi khi quá đề cao trách nhiệm bản thân và xu hướng suy giảm lòng tự trọng, khi những người ở lại có xu hướng đổ lỗi cho bản thân và cố gắng làm hài lòng người xung quanh (Demi và cộng sự, 1991; Maple và cộng sự, 2010; Cvinar JG và cộng sự, 2005). Về các rối nhiễu, trầm cảm và PTSD được báo cáo có thể hình thành sau khi thân nhân trải qua sự kiện dù trước đó chưa từng có tiền sử rối loạn tâm thần; PTSD có nguy cơ hình thành ở người thân của nạn nhân tự sát cao hơn so với cái chết bằng những phương thức khác (Zisook.S và cộng sự, 1998; Mitchell AM và cộng sự, 2009). Về mối quan hệ xã hội, thân nhân có thể xuất hiện cảm giác tan vỡ, thiếu gắn bó giữa các thành viên cịn lại trong gia đình; bên cạnh đó họ cịn có cảm giác cơ đơn, xấu hổ khi bị những người xung quanh xa lánh, coi thường; nhiều người gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm bạn đời vì có người thân tự sát (Alice Sterner Demi và cộng sự, 1991).
Không chỉ tác động lên các cá nhân, tự sát còn tác động đến kinh tế ở các quốc gia. Tại Hoa Kỳ, ước tính chi phí trung bình cho mỗi trường hợp tự sát lên tới 1.329.553 đơla (SPRC, 2021), trong đó bao gồm chi phí mất việc và điều trị y tế; chi phí y tế chiếm 3% và 97% cịn lại đến từ năng suất cơng việc bị mất; tổng chi phí cho các vụ tự sát và nỗ lực tự sát năm 2013 là 93,5 tỷ USD (Florence và cộng sự, 2015; Shepard và cộng sự, 2015). Tại Ecuador, một báo cáo về chi phí và ảnh hưởng tự sát kéo dài suốt 15 năm cho biết tổng thiệt hại 852,6 triệu đô la (Ortiz- Prado và cộng sự, 2017).
1.1.2. Trải nghiệm thơ ấu tiêu cực
Những phát hiện đầu tiên về mối liên hệ của ACEs với sức khỏe tinh thần con người đến từ tiến sĩ Felitti, làm việc tại Bộ Y tế Dự phòng tại Kaiser Permanente, San Diego, California. Vào năm 1985, trong quá trình làm việc với các
18
bệnh nhân béo phì, phỏng vấn trên 200 người, ơng thấy rằng trọng tâm vấn đề phát triển và duy trì căn bệnh béo phì có liên quan mật thiệt đến việc bị lạm dụng thời thơ ấu (Felitti J.V, 2002). Nối tiếp phát hiện này, các nhà nghiên cứu trực thuộc CDC Hoa Kỳ, kết hợp để tạo ra một cuộc điều tra dịch tễ diện rộng, khảo sát hai đợt năm 1995 và 1997; các khách thể nghiên cứu báo cáo về những sự kiện tiêu cực đã trải qua, đồng thời báo cáo về tình trạng sức khỏe tinh thần trong hiện tại (Felitti và cộng sự, 1998)
Nghiên cứu ban đầu này đã mở ra xu hướng nghiên cứu quốc tế, hình thành và phát triển xuyên suốt hai thập kỷ qua. Trải qua quá trình tìm hiểu và tổng hợp kết quả nghiên cứu trên thế giới, một số nhận định được đưa ra như sau:
Các nghiên cứu trên thế giới đã đảm bảo tính đa dạng tương đối về văn hóa, chủng tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp. Nhìn chung, trải nghiệm thơ ấu tiêu cực là hiện tượng phổ biến ở tất cả các mơi trường xã hội và văn hóa, tuy nhiên mức độ phổ biến ở các châu lục, quốc gia, vùng lãnh thổ là khác nhau (Kessler và cộng sự, 2010). Tỷ lệ phơi nhiễm với trải nghiệm thơ ấu tiêu cực cao nhất quốc gia Đông Á tương đối cao, trên 70% ở Trung Quốc, Việt Nam, Hong Kong. Các quốc gia Đơng Âu có tỷ lệ phơi nhiễm ở mức trung bình, trên 50% và ở Mỹ tỷ lệ dao động từ 32,5% đến 52,1% (Kessler và cộng sự, 2010).
Có những điểm chung về mức độ phổ biến của các loại trải nghiệm thơ ấu tiêu cực trên các vùng lãnh thổ khác nhau. Phổ biến nhất ở Đông Âu và các quốc gia Đông Á là lạm dụng thể chất và bạo lực và bỏ bê tình cảm (Fang và cộng sự, 2015; Bellis và cộng sự, 2014). Các nhóm trải nghiệm thơ ấu tiêu cực cũng chiếm trọng tâm khác nhau ở các quốc gia khác nhau, và trọng tâm này có thể dịch chuyển sang nhóm khác theo thời gian. Tại Mỹ, ban đầu nhóm rối loạn chức năng gia đình có tỷ lệ phổ biến cao nhất, sau gần 20 năm, lạm dụng tình cảm lại trở thành TNTATC chiếm tỷ lệ cao nhất (Le Thi Huyen Trang, 2020). Theo giới tính, cũng có những ý kiến trái chiều về việc giới nào có tỷ lệ phơi nhiễm nhiều hơn với các trải nghiệm thơ ấu tiêu cực. Tỷ lệ phơi nhiễm ở nữ được tìm thấy là thấp hơn ở nam giới (Felitti và cộng sự, 2002; Le Thi Huyen Trang và cộng sự, 2020) thì ngược lại tỷ lệ nữ có phơi nhiễm cao hơn lại được tìm thấy ở nghiên cứu của Bellis (2014)
19
Tại Việt Nam, hiện nay đã cũng đã có một số nghiên cứu về trải nghiệm thơ ấu tiêu cực. Những cuộc khảo sát tập trung vào số loại TNTATC phổ biến như ngược đãi, lạm dụng, bỏ bê. Những loại TNTATC ít phổ biến là lạm dụng tình dục (Huong và cộng sự, 2009, Nguyen và cộng sự, 2009) và các nghiên cứu tại Việt Nam báo cáo tỷ lệ phơi nhiễm TNTATC cao hơn hẳn các quốc gia có thu nhập cao và hơn một chút so với các quốc gia thu nhập trung bình thấp (Truc Thanh Thai và cộng sự, 2020; Hughes và cộng sự, 2019; Blum và cộng sự, 2019)
Mặc dù các nghiên cứu trên thế giới hiện nay rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên vẫn cịn một số điểm hạn chế. Đầu tiên chính là việc thiếu đồng bộ trong việc sử dụng thang đo, một số nghiên cứu ở Trung Quốc và ở Mỹ thời kỳ đầu chỉ có từ 4 đến 8 loại TNTATC được khảo sát (Felliti và cộng sự, 1998; Ho và cộng sự, 2019). Thứ hai, kết quả khảo sát cũng có điểm thiếu chính xác khi trong một số nghiên cứu tổng hợp khơng có sự đồng bộ trong việc sử dụng bảng hỏi (Bellis và cộng sự, 2014).
Những nghiên cứu trên thế giới đã cho chúng ta một cái nhìn bao quát về thực trạng phơi nhiễm TNTATC tuy nhiên vẫn còn rất nhiều lỗ hổng cần thêm nghiên cứu để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh.