Lý thuyết dự báo mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát của trẻ vị thành niên (Trang 54 - 60)

Bảng 3.9 Hồi quy Binary Logistic cho ý tưởng tự sát

9. Ý nghĩa của nghiên cứu

1.2. Cơ sở lý luận về mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát

1.2.2. Lý thuyết dự báo mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát

tự sát

Trong nghiên cứu khoa học, để quyết định lựa chọn biến độc lập và biến phụ thuộc không chỉ dựa vào tổng quan nghiên cứu mà còn cần dựa vào hệ thống học thuyết tâm lý học. Lý thuyết tâm lý là hệ thống quan điểm, tư tưởng đươc hình thành và chứng minh thông qua các bằng chứng khoa học nhằm lý giải về các hiện tượng tâm lý con người. Các lý thuyết khác nhau sẽ mang lại hướng tiếp cận khác nhau đối với từng hiện tượng, tuy nhiên khơng phải lý thuyết nào cũng giải thích trọn vẹn được vấn đề. Có những sự vật hiện tượng phức tạp yêu cầu không thể sử dụng đơn lẻ một học thuyết lý giải mà cần sự kết hợp để chứng minh cho giả thuyết của nhà nghiên cứu. Thông qua quá trình đánh giá, lựa chọn các lý thuyết liên quan đến tự sát, luận văn này sử dụng hai lý thuyết tâm lý học chính để làm cơ sở giải thích cho mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và tự sát, trong đó trải nghiệm thơ ấu tiêu cực đóng vai trị là biến độc lập và tự sát là biến phụ thuộc

Học thuyết tâm lý học nhận thức tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nhận thức của cá nhân và sự ảnh hưởng của nó đến các vấn đề về cảm xúc và hành vi của con người. Quan sát sơ đồ dưới đây, nhận thức con người sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc và từ đó xuất hiện hành vi tương ứng. Đối với những người trải qua những sự kiện thơ ấu tiêu cực và phơi nhiễm trong khoảng thời gian dài, niềm tin cơ bản về thế giới xung quanh và bản thân trở nên tiêu cực. Trẻ em trải qua xâm hại xuất hiện niềm tin về thế giới xung quanh thiếu an tồn, niềm tin về bản thân khơng có giá trị, kém cỏi, là gánh nặng. Cảm xúc lo lắng, sợ hãi, trầm buồn kéo dài và cảm giác tuyệt vọng dẫn đến những mong muốn và nỗ lực tìm kiếm sự giải thốt. Cuối cùng có thể dẫn tới tự sát. Như vậy, dựa vào học thuyết tâm lý học nhận thức, mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực có thể được giải thích và được sử dụng trong luận văn này.

45

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc tâm lý

Lý thuyết thứ hai được sử dụng trong nghiên cứu này là lý thuyết giữa các cá nhân về tự sát được phát triển bởi Thomas Joiner. Lý thuyết này cố gắng lý giải lý do vì sao các cá nhân tham gia vào hành vi tự sát với 3 thành phần tác động cùng với nhau dẫn đến nỗ lực tự sát; được phát biểu như sau: sự hiện diện đồng thời cảm giác không được thuộc về một cộng đồng/Cô lập và nhận thức bản thân là gánh nặng sẽ dẫn dến ham muốn tự sát, tuy nhiên như thế là chưa đủ để dẫn tới cái chết do tự sát mà một người cùng cần đảm bảo khả năng có thể tự sát để vượt qua nỗi sợ hãi tự nhiên về cái chết (Van Orden, 2011). Lý thuyết này trình bày bốn giả thuyết tạo nên sự liên kết giữa các cấu trúc bao gồm:

1. Cảm giác bị ngăn cách, không được thuộc về một cộng đồng nào và nhận thức bản thân là gánh nặng là nguyên nhân gần và đủ của ý tưởng tự sát thụ động

2. Sự hiện diện đồng thời của cảm giác bị ngăn cách, cản trở và nhận thức bản thân là gánh nặng, khi được coi là ổn định và không thay đổi (tức là sự vô vọng liên quan đến những trạng thái này), là nguyên nhân gần và đủ của ham muốn tự sát chủ động.

3. Sự hiện diện đồng thời của ham muốn tự sát và cảm giác không quá sợ hãi cái chết là điều kiện mà theo đó ham muốn tự sát chuyển thành kế hoạch tự sát.

4. Kết quả của hành vi tự sát nghiêm trọng (tức là các nỗ lực tự sát gây chết người hoặc gần gây chết người) rất có thể xảy ra trong bối cảnh một người có cảm giác bị cản trở, ngăn cách, có cảm giác bản thân là gánh nặng (Sự vô vọng liên quan

Sự kiện Suy nghĩ

46

đến cả hai), suy giảm nỗi sợ hãi về việc tự sát và sự gia tăng khả năng chịu đựng đau đớn về mặt thể chất.

47

Mơ hình 1.1. Mơ hình phát triển tự sát

Những giả thuyết minh họa nguyên nhân của việc tự tử theo thuyết tâm lý giữa các cá nhân được mơ tả qua mơ hình trên. Q trình này được trình bày từ trái sang phải, bắt đầu bằng “Cảm giác thuộc về bị ngăn cản” và “Nhận thức bản thân gánh nặng là gánh nặng”; kết thúc bằng “Hành vi tự sát gây chết người (hoặc gần gây chết người)” ở vị trí ngồi cùng bên phải. Các yếu tố được thể hiện ở các mức độ rủi ro khác nhau, với mức độ rủi ro tự tử thấp nhất ở phía bên trái và tăng dần mức độ rủi ro về phía cuối bên phải của mơ hình.

Ý tưởng tự sát thụ động (H1) được xem là yếu tố xuất hiện đầu tiên khi trong quá trình hình thành hành vi tự sát của con người. Ý tưởng tự sát thụ động nảy sinh

H2 H3 H4 Khả năng đạt được cho tự sát K ế ho ạc h t ự sá t Gia tăng sự chịu đựng nỗi đau Nỗ lực tự tử gây chết người/ gần chết người Mong muốn tự sát Ý tưởng tự sát thụ động (H1) H1 Sự tuyệt vọng Nhận thức bản thân là gánh nặng Cảm giác không được thuộc về một cộng đồng Trách nhiệm Pháp lý Ghét bản thân Chăm sóc lẫn nhau Sự cơ đơn Ý tưởng tự sát thụ động (H1) Giảm nỗi sợ hãi về cái chết

48

khi con người không được đáp ứng nhu cầu được thuộc về (Baumeister và cộng sự, 1995) và nhu cầu được thuộc về này phụ thuộc vào đặc điểm từng cá nhân riêng biệt. Baumeister và cộng sự cũng đề xuất rằng nhu cầu được thuộc về bao gồm hai khía cạnh:“Mọi người dường như cần những tương tác thường xuyên, dễ chịu hoặc tích cực với cùng một cá nhân và họ cần những tương tác này xảy ra trong khn khổ của sự quan tâm và chăm sóc lâu dài, ổn định”. Có thể quan sát từ mơ hình trên, sự thiếu hụt yếu hụt giao tiếp và chăm sóc qua lại dẫn tới cảm giác bị cơ lập xã hội. Bên cạnh đó, nhận thức về cảm giác gánh nặng cũng là yếu tố dẫn đến ý tưởng tự sát thụ động, cá nhân khi có nhận thức bản thân là gánh đồng thời có cảm giác chán ghét bản thân và sự đau khổ khi không thể đáp ứng các bổn phận hoặc trách nhiệm pháp lý. Trong đó, cảm nhận về gánh nặng tập trung vào ba loại sự kiện gồm thất nghiệp, bệnh tật và xung đột trong gia đình, lúc này cá nhân nghĩ rằng cuộc sống của mọi người xung quanh sẽ tốt hơn nếu như khơng có sự tồn tại của mình (Sabbath, 1969).

Các tài liệu về tự sát chỉ ra rằng trong số những người có suy nghĩ thụ động về việc tự tử, hầu hết sẽ khơng có ý tưởng tự tử chủ động liên quan đến ý nghĩ tự sát (Thomas và cộng sự, 2002). Trong lý thuyết này, để có thể phát triển ý tưởng thụ động thành mong muốn chủ động cần đồng thời tồn tại cả ba yếu tố “Nhu cầu được thuộc về hoàn toàn bị ngăn cản, nhận thức hoàn toàn về việc bản thân là gánh nặng và sự vô vọng liên quan đến hai nỗi đau này”. Khác với ý tưởng tự sát thụ động, mong muốn chủ động có sự tham gia tích cực vào hành vi kết thúc mạng sống của chính bản thân mình .Trong cấu trúc dẫn đến H1, hai yếu tố trên được xem là hai cấu trúc độc lập tồn tại mặc dù có mối liên hệ tương trợ lẫn nhau. Sự tuyệt vọng liên quan đến “cảm giác thuộc về không được đáp ứng” đại diện bởi các trạng thái được mô tả : “Tơi cơ đơn, tơi cảm thấy khơng có kết nối với mọi người, tơi khơng được chăm sóc bởi người khác hoặc ai đó cần tơi chăm sóc”. Các yếu tố nguy cơ khiến gia tăng cảm giác này là: Sự xa lánh của xã hội, sống trong trại giam, xung đột/bạo lực gia đình, mất mát do cái chết hoặc li hôn, lạm dụng trẻ em. Nhận thức gánh nặng” biểu hiện với các trạng thái tiêu biểu: “Tôi là một gánh nặng, cái chết của tơi sẽ có giá trị hơn cuộc sống của tôi đối với mọi người, tôi ghét bỏ bản thân”. Nhận

49

thức gánh nặng dẫn đến sự phản ánh giá trị bản thân kém, xấu hổ, tự đổ lỗi và những cuộc xung đột. Như vậy, trong giả thuyết H2, trạng thái đặc trưng bởi sự hiện diện đồng thời cả ba yếu tố là nguyên nhân gần và đủ của ham muốn tự sát.

Kế hoạch tự sát là ý định tham gia vào hành vi tự tử được thể hiện dưới hình thức lên kế hoạch và có sự chuẩn bị để đạt được mục tiêu tự sát (Joiner và cộng sự, 1997; Witte và cộng sự, 2006). Kế hoạch đã được chứng minh là có thể góp phần dự đốn cái chết do tự sát ở người trưởng thành; trong hiện tại khi đánh giá nguy cơ tự sát, ý tưởng tự sát là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên được xem xét trong quy trình mà các nhà tâm lý lâm sàng quan tâm (Conner và cộng sự, 1999; Simon, 2006). Sự hiện diện của kế hoạch tự sát cũng có thể được khái niệm là mức độ mong muốn tự sát có nhiều khả năng chuyển hóa thành hành vi tự sát nhất. Tuy nhiên để có kế hoạch tự tử, các cá nhân cần có thói quen sợ hãi và đủ quen thuộc liên quan đến tự sát để có thể hình dung, lập kế hoạch và đưa ra quyết định. “Sự suy giảm nỗi sợ hãi về cái chết” là một trong hai điều kiện để đáp ứng khả năng hành động tự sát diễn ra, xuất hiện đồng thời với mong muốn tự sát chủ động để chuyển hóa thành kế hoạch tự sát.

Giả thuyết cuối cùng dẫn đến mức độ cao nhất của tự sát là những nỗ lực tự sát gây ra cái chết hoặc gần gây ra cái chết. Để có thể dẫn đến mức độ này, kế hoạch tự sát trước đó cần được đáp ứng kèm theo năng lực hành vi tự sát thứ hai cần đáp ứng. Trong giả thuyết thứ ba, yếu tố “giảm sợ hãi về cái chết” là một trong hai yêu cầu về năng lực thực hiện, yêu cầu còn lại là “gia tăng khả năng chịu đựng đau đớn về thể chất”. Kế hoạch tự sát sẽ không dẫn đến các nỗ lực tự sát gây chết người hoặc gần gây chết người trừ khi cá nhân đó có khả năng chịu đựng nỗi đau tăng dần và nỗi đau đó có liên quan đến quá trình tự sát.

Đặt trong khuôn khổ đề tài này, các trải nghiệm thơ ấu tiêu cực tác động đến trẻ trong suốt thời kỳ thơ ấu làm phát triển nên cảm giác bị cô lập, ngăn cách, không được thuộc về; nhận thức bản thân là gánh năng và khả năng để có thể tự sát. Các trải nghiệm như bỏ bê thể chất, bỏ bê tình cảm, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình cảm, bạo lực học đường đều có khả năng khiến cá nhân một người có cảm giác khơng được u thương, trân trọng, không được thuộc về một tổ chức, cộng đồng.

50

Trải nghiệm có người thân bị bắt giam, có người thân mất, người thân nghiện chất cũng có thể khiến cá nhân bị xa lánh, kỳ thị đồng thời hình thành cảm giác tự ti, xấu hổ dẫn đến giảm hiệu quả thiết lập các mối quan hệ thân thiết trong xã hội. Nhận thức bản thân là gánh nặng cũng có thể được hình thành và phát triển vơi các trải nghiệm như lạm dụng tinh thần, bỏ bê, cha mẹ ly hôn hoặc qua đời, lạm dụng tình dục. Và việc phơi nhiễm trong thời gian dài với các tình huống bạo lực, tình huống gây căng thẳng, lo sợ có thể khiến cá nhân thích nghi, giảm dần nỗi sợ hãi trước cái chết cũng như gia tăng khả năng chịu đựng tổn thương vật lý. Những lý giải về mối

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát của trẻ vị thành niên (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)