Tài liệu trong nước
Nguồn Đường dẫn
1. Người hướng dẫn khoa học
57
2. Google Scholar https://scholar.google.com/?oi=gsb00&lookup=0&hl=en 3. Thư viện đại học quốc
gia Hà Nội
Nhà C1T – 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tài liệu quốc tế
4. Scientdirect https://www.sciencedirect.com/ 5. Sci-hub https://sci-hub.ren/
6. Internet Archive https://archive.org/details/books 7. Website chính thức
của Tổ chức Y tế thế giới WHO
(https://www.who.int/
8. Website chính thức của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ APA
https://www.apa.org/
9. Reserchgate https://www.researchgate.net/ 10. Springer Link https://link.springer.com/
Để tăng tính hiệu quả cho việc tìm kiếm tài liệu, thao tác chọn từ khóa được thực hiện cẩn thận. Các từ khóa được sử dụng nhằm tìm kiếm tài liệu cho nghiên cứu này là:
“Trải nghiệm thơ ấu tiêu cực”; “Trải nghiệm tiêu cực ở thanh niên”; “Trải
nghiệm thơ ấu tiêu cực và sức khỏe tâm thần”; “Tự sát”; “Trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và tự sát”; “Tự sát ở Việt Nam”; “Tự sát tại Châu Á”; “Tự sát ở thanh niên”; “Tự sát ở sinh viên”; “Tự sát ở người lao động trẻ”; “Hệ quả tự sát lên người ở lại”; “Hệ quả tự sát đến kinh tế”v.v.
Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng các từ khóa tiếng Anh tương ứng
“Suicide”, “Suicide” + “Asia”; “Adverse childhood experience”+”Suicide”; “Suicide survivors:”; “Suicide bereavement”; “Suicide” + “Burden, “Suicide” + “Youth”;.v.v
58
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.4.2.1. Phương pháp bảng hỏi
Trong nghiên cứu này, phương pháp bảng hỏi được nhà nghiên cứu sử dụng với mục đích thu thập thông tin về thực trạng nguy cơ tự sát và thực trạng trải nghiệm thơ ấu tiêu cực.
Bảng hỏi quốc tế về trải nghiệm thơ ấu tiêu cực ACE-IQ phiên bản tiếng Việt đã được thích nghi hóa và sử dụng trong các nghiên cứu trước đó bởi hai tác giả là Trần Quỳnh Anh (2015) và Lê Thị Huyền Trang (2020)
Thang đo thuộc tính ý tưởng tự sát SIDAS và bảng hỏi về nhu cầu giữa các cá nhân INQ-15 được dịch sang Tiếng Việt và sử dụng trên khách thể người trưởng thành thơng qua hình thức trực tuyến. Trước đó cơng cụ đã được thích nghi và sử dụng tại một số quốc gia Châu Á và các thuộc tính của cơng cụ được đảm bảo.
2.4.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được nhà nghiên cứu sử trong q trình thích ứng công cụ. Với mục tiêu tinh chỉnh công cụ phù hợp phục vụ khảo sát và hồn thành q trình phân tích, xử lý số liệu, nhà nghiên cứu đã phỏng vấn nhóm những chuyên gia, người hướng dẫn dịch thuật, chỉnh sửa, thích nghi hóa cơng cụ và chạy phân tích kết quả thơng qua phần mềm SPSS.
2.4.2.3. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được sử dụng nhằm xử lý số liệu và đưa ra các kết quả định lượng giúp khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết đã được đưa ra. Thơng qua phân tích kết quả, những kết luận trên mẫu khảo sát có thể đại diện cho một quần thể lớn.
Quy trình sử dụng phương pháp này bao gồm: dữ liệu được đưa vào phần mềm SPSS 22.0 để thực hiện kiểm tra, làm sạch. Sau khi loại bỏ các dữ liệu không đáp ứng, nhà nghiên cứu sử dụng các thao tác mã hóa thơng tin và tiến hành phân tích. Các nội dung được phân tích bao gồm:
(1) Hệ số ổn định nội bộ từng thang đo và tiểu thang đo. (Các items không phù hợp được loại bỏ để đảm bảo cơng cụ có đủ hiệu lực sử dụng)
59
(3) Thực hiện các thống kê mô tả, bảng chéo (Crosstab), so sánh điểm trung bình ở các nhóm khác nhau, so sánh các điểm trung bình trên cùng một nhóm, ..
(4) Thực hiện phân tích tương quan và hồi quy, chỉ ra mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc và mức độ dự báo của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc.
2.5. Công cụ nghiên cứu
2.5.1. Bảng hỏi quốc tế về trải nghiệm thơ ấu tiêu cực
2.5.1.1. Cấu trúc thang đo và cách thức tính điểm
Bảng hỏi quốc tế về trải nghiệm thơ ấu tiêu cực (ACE-IQ) là bảng hỏi được WHO công bố và hướng dẫn cụ thể năm 2018. Thông qua 29 items, bảng hỏi được sử dụng nhằm thu thập dữ liệu về thực trạng phơi nhiễm các sự kiện thơ ấu tiêu cực. Số lượng TNTA tiêu cực trong bảng hỏi là 13, bao gồm (1) Lạm dụng thể chất; (2) lạm dụng tình dục , (3) lạm dụng tình cảm; (4) sống với người thân có rối loạn tâm thần, (5) bạo lực trong gia đình, (6) sống với người nhà lạm dụng chất, (7) người nhà bị giam giữ, (8) bố mẹ chia ly/qua đời, (9) bỏ bê thể chất, (10) bỏ bê tình cảm, (11) bạo lực trong cộng đồng, (12) bắt nạt học đường, (13) bạo lực tập thể (WHO, 2018)
WHO đề xuất hai cách thức tính điểm tần suất và nhị phân cho bảng hỏi. Tuy nhiên cách tính điểm nguyên gốc của WHO không thực sự phù hợp với bối cảnh văn hóa Việt Nam, điều đó có nghĩa rằng nếu giữ cách tính điểm gốc, kết quả về thực trạng phơi nhiễm trải nghiệm thơ ấu tiêu cực sẽ bị đánh giá không đúng mức; cụ thể ở nhóm items về “Lạm dụng thể chất” và “Lạm dụng tình cảm”. Điều này đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam phân tích và chỉnh sửa lại trong các nghiên cứu trước đó. Học viên sử dụng cách tính điểm theo hai tác giả Tran Quynh Anh (2015) và Lê Thị Huyền Trang (2020). Chi tiết cách thức tính điểm sẽ được đề cập trong phụ lục.
2.5.1.2. Kết quả độ tin cậy, độ hiệu lực
Bảng hỏi trải nghiệm thơ ấu tiêu cực ACE-IQ bao gồm 29 items được đưa vào để kiểm tra các thuộc tính. Độ tin cậy Cronbach’Alpha cao được phản ánh với α=0,806, việc điều chỉnh loại bỏ bất cứ trải nghiệm tiêu cực nào cũng không làm gia
60
tăng độ tin cậy ở mức đáng kể, do đó cơng cụ được giữ ngun trong q trình xử lý số liệu.
2.5.2. Bảng hỏi nguy cơ sự sát
2.5.2.1. Thang đo thuộc tính ý tưởng tự sát (SIDAS)
Thang đo thuộc tính ý tưởng tự sát SIDAS là thang đánh giá theo tần suất với 5 items, trong đó item 1 đánh giá tần suất tồn tại ý tưởng tự sát, items 2 đánh giá khả năng kiểm soát ý tưởng tự sát, item 3 đánh giá mức độ gần với nỗ lực tự sát, item 4 đánh giá mức độ căng thẳng khi có ý tưởng tự sát và item 5 đánh giá ảnh hưởng ý tương tự sát đến hoạt động hàng ngày. Thang đánh giá trên 11 cấp độ từ 0 tới 10, thời gian giới hạn trong vòng một tháng vừa qua. Các items được chuyển ngữ sang tiếng Việt, cụ thể được trình bày trong phần phụ lục.
Cơng cụ SIDAS được hướng dẫn thực hiện với một lưu ý như sau, bất kỳ ai lựa chọn tần suất là 0 ở câu hỏi đầu tiên sẽ bỏ qua các câu hỏi khác, được cho điểm là 10 với câu hỏi thứ 2 và 0 cho các câu còn lại. Nếu như items đầu tiên được lựa chọn tần suất lớn hơn 0, các items cịn lại tính điểm theo câu trả lời của khách thể. Nếu như khách thể trả lời tần suất là 0 cho câu hỏi đầu tiên nhưng cho điểm khác 10 ở câu hỏi thứ 2 và khác 0 ở các câu còn lại, phiếu sẽ được tính khơng đạt u cầu và loại bỏ trước khi đưa vào xử lý số liệu. Tổng điểm SIDAS được tính bằng tổng điểm thô của 5 items, riêng item 2 được đảo điểm trước khi tính tổng. Điểm thấp nhất khách thể có thể phản ánh là 0 và cao nhất là 50; mức độ điểm càng cao phản ánh mức độ nguy cơ càng cao của ý tưởng tự sát. Theo như phiên bản gốc trong nghiên cứu ở Australia, tổng điểm được chia thành 3 mức độ nguy cơ với 0:Không có ý tưởng tự sát, 1-20: Ý tưởng tự sát mức độ thấp và 21-50: Mức độ ý tưởng tự sát cao. Theo phiên bản tiếng Pháp và Trung Quốc, tổng điểm SIDAS có thể chia làm 4 mức độ nghiêm trọng. Trong nghiên cứu này, thang đo sử dụng cách phân chia 4 mức độ, điểm Cut-off được tính với 0: Khơng có nguy cơ, 1-10: Ý tưởng tự sát mức độ thấp, 11-20: Ý tưởng tự sát mức độ trung bình, 21-50: Ý tưởng tự sát mức độ cao.
61
2.5.2.2. Kiểm tra thuộc tính thang đo SIDAS
Độ tin cậy Cronbach’s Alpha trong nghiên cứu này là α= 0,862 phản ánh độ tin cậy cao và phù hợp với các nghiên cứu trước đó. Việc loại bỏ bất kỳ items nào trong công cụ này cũng không làm gia tăng độ tin cậy một khoảng đáng kể, do đó số lượng items được giữ nguyên khi đưa vào phân tích. Phân tích nhân tố cho thấy chỉ tồn tại duy nhất một nhân tố là ý tưởng tự sát, giá trị của nhân tố đơn lẻ là 3,303 chiếm 66,1% tổng phương sai. Cả 5 items đều có hệ số tải lớn hơn 0,3 và cao nhất là 0,665, các thuộc tính đều góp phần vào cấu trúc đơn của ý tưởng tự sát.
2.5.3. Bảng hỏi cảm giác thuộc về và nhận thức gánh nặng
Bảng hỏi nhu cầu giữa các cá nhân (INQ-15) bao gồm 15 items là phiên bản được rút gọn để đánh giá hai yếu tố cảm giác thuộc về và nhận thức gánh nặng. Bảng hỏi đánh giá tần suất với 7 mức độ với ba mốc điểm chính và 4 điểm khơng gán nhãn (1 Không đúng với tôi chút nào, 2-3 Không gán nhãn điểm, 4 Hơi đúng với tôi, 5-6 Không gán nhãn điểm, 7 Hoàn toàn đúng với tôi). Trong 15 items, 6 items đầu tiên được sử dụng để đánh giá nhận thức gánh nặng, 9 items còn lại đánh giá cảm giác thuộc về. Có 6 items được tính điểm đảo là các câu 6, 7, 8, 10, 13, 14, 15 được xử lý trước khi đưa vào phân tích. Điểm số của từng tiểu mục được tính bằng tổng điểm các items có trong tiểu mục; điểm số càng cao phản ánh mức độ có vấn đề càng nghiêm trọng. Bảng hỏi INQ-15 được chuyển ngữ từ phiên bản gốc tiếng Anh sang tiếng Việt và giữ nguyên cấu trúc và tiểu mục trong công cụ gốc, cụ thể items được trình bày trong phần phụ lục.
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, khách thể được lựa chọn là thanh niên từ 18 đến 25 tuổi. Những khách thể được lựa chọn thuận tiện và xác nhận tham gia bằng cách thực hiện với quyền tự quyết của cơng dân. Trong q trình tiến hành trả lời khảo sát, người tham gia có quyền dừng trả lời bất kỳ khi nào muốn mà không cần nêu lý do.
Người tham gia có thể nhận được thơng tin báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu nếu có nhu cầu và có quyền đồng ý/từ chối hoặc dừng tham gia khi đang tiến hành trả lời. Toàn bộ thơng tin thu thập đều được bảo mật hồn tồn, tất cả phục vụ
62
cho mục đích nghiên cứu; thơng tin nhận dạng về khách thể tham gia được học viên bóc tách trước khi nhập vào hệ thống xử lý số liệu; kết quả nghiên cứu không đề cập tới tình trạng của bất kỳ cá nhân nào. Các nghiên cứu trước đó trên thế giới và tại Việt Nam sử dụng bảng hỏi ACE-IQ đều chưa từng báo cáo có vấn đề ảnh hưởng đối với khách thể tham gia khảo sát khi trả lời bảng hỏi. Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ APA và nhiều tổ chức, nhà thực hành lâm sàng cũng đều khuyến khích trực tiếp hỏi về vấn đề tự sát (Charles W. Mathias và cộng sự, 2012). Đề cập trực tiếp đến vấn đề tự sát không làm gia tăng khả năng tự sát mà ngược lại giúp chúng ta kịp thời phát hiện, đưa ra hướng hỗ trợ, can thiệp hiệu quả (T. Dazzi và cộng sự, 2014). Một hệ thống mạng lưới trợ giúp người tham gia khảo sát bao gồm danh sách các bệnh viện tâm thần đã được thiết lập để giới thiệu đến những khách thể có nhu cầu khi cần thiết. Do TNTA tiêu cực và tự sát là hai vấn đề nhạy cảm, người tham gia khảo sát sẽ được hướng dẫn tiếp cận với các chuyên gia tâm lý, luật sư, cá nhân hoặc tổ chức hỗ trợ pháp lý cho các trường hợp trẻ gặp vấn đề nghiêm trọng. Mọi chi tiết được đính kèm trong bảng khảo sát.
. Kết quả nghiên cứu không ảnh hưởng hay có xung đột lợi ích với tập thể hay các cá nhân khác do nghiên cứu không nhận bất kỳ hỗ trợ từ cá nhân hay tổ chức nào và được thực hiện hoàn toàn với mục đich làm luận văn tốt nghiệp.
Tiểu kết chương 2
Trong chương này, học viên đã trình bày về tổ chức và phương pháp nghiên cứu của đề tài “Mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát”. Học viên đã trình bày về quá trình thiết kế nghiên cứu, các ý tưởng ban đầu và sự thay đổi trong quá trình thực hiện. Đây à một nghiên cứu tiếp cận theo hướng diễn dịch, với thiết kế định tính sơ bộ - định lượng. Mẫu được lựa chọn là mẫu phi xác suất, thuận tiện. Quy trình tiếp cận số liệu đảm bảo tuân thủ pháp luật; vấn đề đạo đức trong nghiên cứu được trình bày cụ thể, rõ ràng đảm bảo quyền lợi, bảo mật, sự an toàn cho khách thể tham gia khảo sát.
Về phương pháp nghiên cứu của đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn. Các phương pháp đã được trình bày với mục tiêu, cách thức thực hiện đầy đủ. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng
63
để hoàn thành đề tài nghiên cứu bao gồm phương pháp bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp thống kê toán học.
Để xây dựng công cụ đo lường, nghiên cứu dựa vào tiếp cận cá nhân về tự sát. Cơng cụ được thiết kế và thích nghi hóa qua hai lần khảo sát khảo nghiệm, lần thứ nhất là phỏng vấn nhóm tập trung và lần thứ hai khảo sát trên khách thể định lượng. Bảng hỏi được tinh chỉnh nhiều lần trước khi đưa vào tiến hành khảo sát chính thức, các thao tác kiểm tra, phân tích đối với cơng cụ được thực hiện để đảm bảo bảng hỏi có độ tin cậy bên trong và độ đặc hiệu đạt tiêu chuẩn yêu cầu. Hai công cụ được sử dụng trong đề tài nghiên cứu lần này là (1) Bảng hỏi quốc tế về trải nghiệm thơ ấu tiêu cực (ACE-IQ); (2) Thang đo thuộc tính ý tưởng tự sát.
64
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRẢI NGHIỆM THƠ ẤU TIÊU CỰC VÀ NGUY CƠ TỰ SÁT
3.1. Thống kê mô tả về thực trạng trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát
3.1.1. Thực trạng nguy cơ tự sát ở thanh niên
3.1.1.1. Tỷ lệ phổ biến nguy cơ tự sát ở thanh niên
Thực trạng ý định tự sát được phân loại bằng tổng điểm số của năm items theo công thức quy định, điểm số càng cao cho biết mức độ nghiêm trọng của ý tưởng tự sát càng cao. Sau khi đưa dữ liệu 381 khách thể vào phân tích, kết quả cho biết điểm số nguy cơ thấp nhất mà khách thể đạt được là 0, cao nhất là 40, điểm trung bình là M=4,77 (SD=8,94). Đánh giá mức độ phổ biến nguy cơ tự sát theo ý tưởng, 266 thanh niên báo cáo không ý tưởng tự sát chiếm 69,8%; 31,1% báo cáo có ý tưởng trong đó 37 khách thể có ý tưởng tự sát nhẹ 9,7%, 37 khách thể có ý tưởng ở mức độ vừa phải (9,7%) và 41 khách thể có ý tưởng tự sát ở mức độ nghiêm trọng cao (10,8%). Tỷ lệ này cao xấp xỉ ba lần so với kết quả trên mẫu khách thể thanh niên trong nghiên cứu tại Việt Nam trước đó (Truc Thanh Thai và cộng sự, 2020). So với nghiên cứu tại Úc của Bregje A. J. Van Spijker và cộng sự (2014) sử dụng công cụ sàng lọc trực tuyến SIDAS, tỷ lệ khách thể có ý tưởng tự sát trong nghiên cứu này thấp hơn đáng kể (31,1% so với 41,4%) và đồng thời mức độ nghiêm trọng cũng thấp hơn khi khoảng 10,4% khách thể có điểm từ 31 đến 50; tức là mức độ điểm tối đa nghiên cứu ở Úc phản hồi lên đến 50 trong khi đó nghiên cứu này báo cáo 10,4% khách thể từ 21-40 điểm, tức điểm số tối đa khách thể có là 40. So với nghiên cứu tại Trung Quốc (Jin Han và cộng sự, 2017), tỷ lệ tồn tại ý tưởng tự sát trong tháng vừa qua được tìm thấy trong nghiên cứu này cao hơn đáng