Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát của trẻ vị thành niên (Trang 62 - 64)

Bảng 3.9 Hồi quy Binary Logistic cho ý tưởng tự sát

9. Ý nghĩa của nghiên cứu

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Quy trình nghiên cứu

2.2.1.1. Hình thành ý tưởng và xác định đề tài nghiên cứu

Đầu tiên, thông qua các yếu tố cá nhân như tính chất cơng việc, sở thích, trải nghiệm, học viên có câu hỏi liên quan đến sự ảnh hưởng của các sự kiện thời thơ ấu đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Biến độc lập được lựa chọn là trải nghiệm thơ ấu tiêu cực (ACEs) và không thay đổi trong suốt quá trình nghiên cứu. Vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng được học viên đánh giá là những vấn đề khẩn cấp, ít người chú ý và nghiên cứu, từ đó lựa chọn ra biến phụ thuộc là hành vi tự sát. Tuy nhiên trong quá trình tìm kiếm tài liệu tổng quan và được sự góp ý đến từ các giảng viên hướng dẫn, biến phụ thuộc đã được thay đổi và mở rộng hơn về nội hàm, biến phụ thuộc chuyển thành nguy cơ tự sát. Việc thay đổi này khiến mức độ thuận lợi của quá trình nghiên cứu được gia tăng, đồng thời khiến nội dung nghiên cứu thêm sâu sắc. Trong quá trình tiếp cận khách thể nghiên cứu gặp khó khăn, do đó một lần nữa tên đề tài được thay đổi, việc thay đổi tên đề tài không thay đổi hướng nghiên cứu mà chỉ thay đổi khách thể nghiên cứu.

2.2.1.2. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

Sau giai đoạn xác định đề tài, giai đoạn nghiên cứu lý luận được tiến hành triển khai, thời gian diễn ra từ tháng 12/2020 đến 08/2021. Thời gian này, tổng quan vấn đề nghiên cứu được tìm hiểu bằng phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài

53

liệu; kết quả thu được biểu diễn trong Chương 1 với hệ thống khái niệm công cụ và các vấn đề liên quan đến nguy cơ tự sát, trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và mối liên hệ. Quá trình tổ chức nghiên cứu được trình bày tại Chương 2, tại đây các phương pháp nghiên cứu được giới thiệu chi tiết, cụ thể cùng với các công cụ nghiên cứu. Công cụ nghiên cứu được học viên thiết kế dựa trên các mơ hình và lý thuyết có liên quan, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, học viên tiến hành khảo sát thử nghiệm trên hai nhóm khách thể và tinh chỉnh bảng câu hỏi để đưa ra cơng cụ chính thức.

2.2.1.3. Giai đoạn nghiên cứu thưc tiễn

Sau khi thích nghi hóa cơng cụ, giai đoạn khảo sát thực tiễn được tiến hành với mục tiêu tìm hiểu mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát; kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ thêm bức tranh toàn cảnh về tự sát tại Việt Nam đồng thời có thể làm cơ sở thực tiễn cho các nhà nghiên cứu đi sau, nhà khoa học, nhà thực hành tâm lý lâm sàng, nhà giáo dục và các tổ chức y tế,.. xây dựng chương trình phù hợp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ tự sát.

Thông qua thu thập thông tin, làm sạch dữ liệu, cơng tác xử lý và phân tích dữ liệu bắt đầu được triển khai. Phần mềm SPSS 22 được sử dụng, nhập dữ liệu sau khi được làm sạch, thông qua các thao tác, đưa ra kết quả và kết luận. Chương 3. “Kết quả nghiên cứu” là sản phẩm chính được trình bày của giai đoạn này. Học viên hồn thiện luận văn và trình lên giảng viên hướng dẫn, tinh chỉnh phù hợp trước khi bảo vệ tốt nghiệp.

2.2.2. Quy trình thu thập số liệu định lượng

Bước 1: Đưa công cụ nghiên cứu lên google form. Công cụ nghiên cứu bao gồm 2 phần chính. Phần 1 là thư mời khảo sát và Phần 2 là bảng hỏi. Bảng hỏi chính thức khảo sát trải ngiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát trên 480 khách thể.

Bước 2: Thông qua các phương tiện liên lạc điện tử, trang mạng xã hội, tìm kiếm nhóm khách thể phù hợp và mời họ tham gia khảo sát đồng thời chia sẻ công khai cơng cụ; các khách thể có thể tự do tiếp cận.

Bước 3: Khách thể nhận đường dẫn đến bảng hỏi trực tuyến. Trong phần mở đầu bảng hỏi sẽ có thư xác nhận tham gia khảo sát trong khoảng 18 tuổi đến 25 tuổi.

54

Bước 3: Khách thể thực hiện bảng hỏi trực tuyển. Trong quá trình thực hiện bảng hỏi, khách thể có quyền dừng trả lời bất kỳ lúc nào mình muốn mà khơng cần có lý do.

Bước 4: Học viên thu thập dữ liệu, tách những dữ liệu nhân khẩu có thể khiến nhận dạng khách thể sau đó nhập vào phần mềm và xử lý.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát của trẻ vị thành niên (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)