1.3. Quản trị tài chính theo tinh thần doanhnghiệptrong các đơnvị sự nghiệp
1.3.2. Nguyên tắc quản trị tài chính theo tinh thần doanhnghiệptrong các đơn
lương từ NSNN so với năm 2021; Phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính; 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hồn thành chuyển đổi thành cơng ty cổ phần; Tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ NSNN cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016-2020.
1.3.2. Nguyên tắc quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập: sự nghiệp công lập:
Theo Nguyễn Thuỳ Dương (2020), “Quản lý tài chính tại Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia – Bộ Xây dựng” đã nêu ra các nguyên tắc quản trị tài chính trong đơn vị sụ nghiệp công lập:
- Bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả:
Do thực tế nguồn lực tài chính ln có hạn, nhưng nhu cầu chi thì thường lớn hơn rất nhiều, do đó trong q trình phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính cần phải tính tốn để sao cho với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất, đó cũng chính là mục tiêu của quản lý tài chính.
Hoạt động quản lý tài chính khơng những phải góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao mà cịn phải tính đến hiệu quả kinh tế, nghĩa là phải so sánh kết quả đạt được trên tất cả các mặt với chi phí đã bỏ ra. Khi xem xét thực hiện các phương án mở rộng, tăng cường xã hội hoá, thực hiện liên doanh, liên kết trong lĩnh vực công, hay khi đưa ra một quyết định trong quản lý tài chính, dù ở cấp quản lý nào cũng phải tính đến hiệu quả cả về mặt xã hội và kinh tế. Có như vậy mới đảm bảo hài hồ các lợi ích, từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển cho tồn xã hội.
- Tuân thủ chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu:
17
lý tài chính do Nhà nước ban hành được xây dựng trên những nguyên tắc nhất định, mang tính khoa học và có tính đến điều kiện khả năng ngân sách có thể đáp ứng; đồng thời là sự cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực này. Chính vì vậy, việc chấp hành nghiêm các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu là yêu cầu đầu tiên để đảm bảo thực hiện nguyên tắc thống nhất và đảm bảo công bằng trong quản lý của Nhà nước đối với các ĐVSN cơng lập có thu. Ngồi ra, đó cũng là căn cứ để hình thành cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSN cơng lập nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn lực tài chính. Từ việc thực hiện cơ chế quản lý cho đến việc vận dụng các quy định cụ thể trong hoạt động tài chính, các đơn vị phải đảm bảo được tính hiệu quả trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, không vi phạm kỷ luật tài chính.
- Quản lý chặt chẽ theo từng nguồn kinh phí và chi tiết theo từng nội dung chi tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Các đơn vị sự nghiệp công lập tùy từng loại hình mà có các nguồn kinh phí khác nhau như: Nguồn NSNN cấp, nguồn thu từ phí, lệ phí, nguồn đi vay, nguồn tài trợ, viện trợ,…do vậy trong quản lý tài chính địi hỏi phải chi tiết theo từng nguồn kinh phí sử dụng nhằm tạo điều kiện cho người quản lý điều hành được các hoạt động tài chính, hạn chế được sự lãng phí, khơng hiệu quả trong quản lý nguồn kinh phí.
- Phân cấp hợp lý và mở rộng tự chủ cho ĐVSN công lập sử dụng ngân sách:
Việc thực hiện phân cấp mạnh cho các ĐVSN công lập cũng đang là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh đổi mới quản lý tài chính cơng như hiện nay. Tuy nhiên, việc phân cấp phải được thực hiện theo lộ trình thích hợp, có tính đến việc nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các ĐVSN cơng lập và vẫn đảm bảo được sự quản lý, giám sát, định hướng của Nhà nước đối với
18
lĩnh vực này. Nội dung phân cấp phải tạo điều kiện phát huy mọi khả năng, tính năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu ĐVSN công lập và dựa trên nguyên tắc: Đảm bảo tính thống nhất trong quản lý Nhà nước; tập trung dân chủ; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng chun mơn và tài chính của đơn vị; từng bước giảm dần bao cấp từ Nhà nước; thực hiện cơng khai, dân chủ; đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Có sự kết hợp với Kho bạc Nhà nước và kết hợp giữa các bộ phận chức năng trong quản lý:
Kho bạc Nhà nước là cơ quan tài chính được Nhà nước có nhiệm vụ trực tiếp thanh toán mọi khoản chi NSNN, thực hiện việc kiểm soát mọi khoản chi NSNN và có quyền từ chối thanh tốn đối với khoản chi sai chế độ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện thanh tốn các khoản chi NSNN khi có đủ các điều kiện: Đã có trong dự tốn chi NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đối với ĐVSN công lập được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
Thực hiện yêu cầu này, yêu cầu tất cả các đơn vị đều phải mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, chịu sự kiểm tra, kiểm sốt của KBNN trong q trình cấp phát, thanh tốn và quyết tốn kinh phí.
Mặt khác, do mọi hoạt động của bất kỳ đơn vị sự nghiệp công lập nào cũng liên quan đến các vấn đề về tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng do vậy phải có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý chức năng, chuyên môn, như vậy mới đáp ứng được các yêu cầu của nhiệm vụ và quản lý tài chính mới thực sự mang lại hiệu quả.
19 - Công khai, minh bạch:
Để đảm bảo việc sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm, tránh thất thốt, lãng phí cần phải tăng cường sự giám sát, đồng thời tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý tài chính. Việc cơng khai, minh bạch trong công tác quản lý tài chính giúp là cơ sở cho cán bộ, công chức, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính.
1.3.3. Nội dung quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập