Chuyên nghiệp hoá các khâu trong quản trị tài chính: lập, thực hiện và

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp ở các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở y tế hà nội (Trang 101)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giảipháp hoàn thiện quản trị tài chính theo tinh thần doanhnghiệp tạ

4.2.4. Chuyên nghiệp hoá các khâu trong quản trị tài chính: lập, thực hiện và

quyết toán thu chi

Chuyên nghiệp hoá các khâu trong quản trị tài chính (lập, thực hiện và quyết tốn thu chi) là q trình nhà quản trị xây dựng những kỹ năng, những

91

thao tác, những phương pháp nghiệp cụ có tính hệ thống, chuẩn hố để sử dụng nó đạt kết quả cao nhất trong cơng tác quản trị. Đó là kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, kỹ năng ra quyết định và kỹ năng giám sát. Đối với các đơn vị sự nghiệp cần xây dựng một quy trình cụ thể, chi tiết các bước trong các khâu quản trị: lập, thực hiện và quyết toán để triển khai thực hiện; đồng thời cần phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và thời gian cần hoàn thành cho từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện các khâu trong quản trị tài chính.

4.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội là một điều kiện quan trọng để quản lý chính xác, kịp thời những biến động về thu chi tại đơn vị. Các phần mền hiện nay sẽ giúp các đơn vị có thể tối đa hố cơng tác quản lý các hoạt động chủ chốt như: kế tốn, phân tích tài chính, quản lý hàng tồn kho, các chỉ tiêu cân đối thu chi,....Thông qua các nền tảng này, nhà quản trị có thể thấy được bức tranh tài chính tổng thể của đơn vị, cung cấp dữ liệu cho nhà quản trị tài chính có những đánh giá, phân tích và điều chỉnh kịp thời trong công tác thu chi của đơn vị; từ đó đưa ra những quyết định chính xác nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí (thời gian, nhân lực, vật lực), tăng doanh thu....

4.2.6. Hoàn thiện quy định pháp lý liên quan đến quản trị tài chính trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập vị sự nghiệp công lập

Một là: Hồn thiện quy chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội:

Trong thời gian qua, các đơn vị đã chủ động lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, trong đó, cân đối các nguồn lực tài chính và huy động các nguồn tài trợ từ các tổ chức cá nhân để đảm bảo chi hoạt động

92

thường xun; đồng thời có tích luỹ để chi đầu tư phát triển (mua sắm, tăng cường cơ sở vật chất) đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ y tế.

Theo quy định hiện nay, quyền quyết định đầu tư các dự án từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp do Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp quyết định nhưng các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật đầu tư công, pháp luật về đầu tư xây dựng như trước khi tự chủ do Nhà nước chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể trong trường hợp sử dụng nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư dự án cải tạo, sửa chữa, mua sắm.

Do đó, cần hồn thiện cụ thể quy chế tài chính và có những hướng dẫn rõ về quyền hạn, trình tự, thủ tục đối với các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính trên cơ sở tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm để tăng tính chủ động cho các đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao chất lượng cơ sở vật chất để cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công được phát triển hơn.

Hai là: Hồn thiện cơ chế thanh tốn bảo hiểm y tế

Hiện nay, nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện công tác khám chữa bệnh chủ yếu từ nguồn thu bảo hiểm y tế; tuy nhiên cơ sở chi trả bảo hiểm y tế còn chưa linh hoạt như một số bệnh nhân khi chuyển tuyến trên thì bệnh đã rất nặng cần được điều trị với các phương tiện kỹ thuật cao, các thuốc đặc trị mà các phương tiện, thuốc này thường rất đắt tiền; trong khi đó đối với bệnh nhân bảo hiểm y tế nhiều loại chưa có trong danh mục chi trả. Ngoài ra, mặc dù thu hút được nhiều bệnh nhân bảo hiểm y tế để tăng nguồn thu cho các đơn vị sự nghiệp nhưng dự tốn chi phí khám chữa bệnh lại được giao với một số lượng kinh phí nhất định; do đó, trường hợp trong năm vượt chi phí khám chữa bệnh đã được giao đơn vị chưa được cấp thanh tốn hoặc khơng được cấp nên gây khó khăn trong việc cân đối thu chi của đơn vị. Do

93

đó, cần thiết phải hồn thiện lại các cơ chế về thanh toán bảo hiểm y tế để tạo thuận lợi cho sự phát triển của các đơn vị.

Ba là: Hồn thiện các cơ chế, chính sách về xã hội hoá trong lĩnh vực y tế

Việc sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết có nhiều nội dung mới, Trung ương cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể trong quá trình triển khai, thực hiện như: việc xác định giá trị thương hiệu của các đơn vị sự nghiệp cơng lập; việc tính tốn và phân bổ tiền thuê đất, tiền khấu hao tài sản cố định vào chi phí sử dụng tài sản cơng sử dụng vào kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;trường hợp sử dụng tài sản công của đơn vị sự nghiệp cơng lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (sử dụng một phần diện tích cơ sở sự nghiệp để sử dụng máy móc thiết bị đi th vào mục đích khám chữa bệnh của các bệnh viện, trung tâm y tế;…) nhưng đã được quy định trong chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cũng như trong mục tiêu đầu tư, xây dựng, mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã có nội dung sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho th, liên doanh, liên kết, thì có phải lập Đề án hay khơng; trường hợp tài sản dự kiến kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết chỉ là các hạng mục cơng trình dịch vụ phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ như: sử dụng nhà để xe để trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô; sử dụng căng tin để cung cấp dịch vụ ăn uống cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân thì có phải lập Đề án hay không.

Bốnlà: Hồn thiện các cơ chế, chính sách đãi ngộ để thu hút, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm cơng tác tài chính kế toán và đội ngũ nhân viên y tế:

Trong mọi lĩnh vực nhân tố con người là nhân tố quyết định sự phát triển, thành cơng của mỗi đơn vị. Do đó, muốn cơng tác quản trị tài chính theo

94

tinh thần doanh nghiệp thành công các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội cần lấy con người làm trung tâm, cần khơi dậy, phát huy sức mạnh của toàn thể nhân viên của đơn vị từ đội ngũ lãnh đạo quản lý đến nhân viên làm cơng tác tài chính kế tốn và đội ngũ nhân viên y tế; biến mục đích, sứ mệnh chung của đơn vị trở thành mục đích, sứ mệnh của chính họ. Để làm được điều đó, cần tiếp tục các cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ nhân viên làm việc trong lĩnh vực y tế; cần trao quyền tự chủ thực sự, đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế theo hướng thủ trưởng các đơn vị có quyền thoả thuận thu nhập đối vối đội ngũ nhân viên y tế; các chính sách đãi ngộ phải đảm bảo thu nhập đủ mức thực hiện tái sản xuất sức lao động thường xuyên và tái sản xuất mở rộng.

4.2.7. Các giải pháp khác

Một là,hoàn thiện quản lý tài sản tại đơn vị:

Hàng năm, khi xây dựng dự toán thu chi năm tiếp theo, các đơn vị sự nghiệp công lập cần lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đó lập kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu mua sắm tài sản. Bên cạnh đó, việc quản lý và sử dụng tài sản phải được theo dõi trên sổ sách kế toán, trên phần mềm Quản lý tài sản của ngành và được giao cụ thể cho từng bộ phận sử dụng. Các bộ phận trong các đơn vị sau khi tiếp nhận tài sản phải có trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tài sản, đảm bảo tài sản sử dụng được lâu dài. Hàng năm, đơn vị tiến hành tính hao hao mịn đối với tài sản phục vụ cho hoạt động chuyên môn và trích khấu hao theo quy định đối với tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.

Cuối năm, các đơn vị cần tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản để kiểm tra việc quản lý tài sản đảm bảo phù hợp, xác định nhu cầu sử dụng tài sản để có phương án mua sắm bổ sung vào dự toán năm sau. Đối với tài sản

95

được thanh lý theo quy định, tiền thu được từ bán thanh lý tài sản phải được hạch toán trên sổ sách kế toán, số chênh lệch thu lớn hơn chi được để lại cho các đơn vị. Tồn bộ số tiền trích khấu hao, thu thanh lý tài sản được hạch toán và chi tiêu đúng quy định.

Hai là: Thự hiện cơng khai, minh bạch trong quản trị tài chính

Quản trị tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội cần đi đôi với việc phát huy dân chủ, thực hiện tốt Quy chế dân chủ để tăng cường việc giám sát, chất vấn của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các đơn vị với lãnh đạo đơn vị. Các đơn vị sự nghiệp công lập cần thực hiện tốt Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản cơng, đảm bảo tính cơng khai về tài chính đối với cán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động tại các đơn vị. Việc thực hiện cơng khai tài chính trong các đơn vị gồm các nội dung:

- Cơng khai dự tốn, quyết toán hàng năm của đơn vịsự nghiệp công lập theo quy định của Luật Ngân sách nhà nươc;

- Công khai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nắm bắt kịp thời và thực hiện;

- Cơng khai việc trích lập và sử dụng các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị sự nghiệp;

- Công khai số liệu chi trả thu nhập tăng thêm hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị.

96

KẾT LUẬN

Trong xu hướng ngày càng phát triển của khoa học công nghệ, sự cạnh tranh giữa các đơn vị y tế công lập công lập với nhau và giữa các đơn vị sự nghiệp y tế công lập với đơn vị y tế tư nhân ngày càng rõ nét. Chính điều đó đã địi hỏi các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế cần phải đổi mới trong cơng tác quản trị, trong đó đổi mới cơng tác quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp ngày cần phải được quan tâm đúng mức hơn. Để tồn tại và ngày càng phát triển, ngồi nguồn tài chính các đơn vị phải quản trị và sử dụng nguồn tài chính này có hiệu quả nhất. Do đó, quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp là chìa khố quan trọng và là một trong những mắt xích giúp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội phát triển và cung cấp những dịch vụ y tế chất lượng cao cho người dân trên địa bàn Thủ đô.

Với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, bám sát mục tiêu đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã trả lời các câu hỏi đặtra.

- Đã làm rõ được những nội dung cơ bản về quản trị tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập

- Luận văn cũng đánh giá, phân tích thực trạng quản trị tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.

- Từ việc đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, và nguyên nhân của các tồn tại hạn chế, luận văn cũng đã trả lời được câu hỏi Lãnh đạo các đơn vị phải làm thế nào để hồn thiện cơng tác quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp, thông qua việc đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp tại các đơn vị như: Hoàn thiện các quy định pháp lý có liên quan đến cơng tác quản trị tài chính; hồn thiện việc quản lý nguồn thu, các khoản chi và tài sản tại các đơn vị.

97

Tuy bản thân cũng đã có nhiều cố gắng, song do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót hạn chế, tác giả rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các nhà nghiên cứu để luận văn được hoàn chỉnh hơn

98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Tài chính, 2017. Thơng tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 quy

định xét duyệt, thẩm định, thơng báo và tổng hợp quyết tốn năm.

2 Chính phủ, 2016. Nghị định số 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ngân

sách nhà nước ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

3 Chính phủ, 2006. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập.

4 Chính phủ, 2016. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp cơng lập.

5 Chính phủ, 2021. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 quy định

cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập.

6 Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, 2017-2020. Báo cáo tài

chính và báo cáo quyết tốn năm 2017-2020

7 Nguyễn Thuỳ Dương, 2020. Quản lý tài chính tại Viện quy hoạch đơ thị

và nông thôn quốc gia – Bộ Xây dựng, Luận Văn Thạc sỹ Quản lý kinh

tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

8 Đinh Thị Hồng Hoà, 2019. Tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Kiểm toán nhà nước, Luận Văn Thạc sỹ kinh tế, Học

Viện Tài chính.

9 Học viện Tài chính, 2015. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

10 Học viện Tài chính, 2016. Giáo trình Quản lý Tài chính cơng. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

99

Nghiên cứu điển hình một số trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Quản trị kinh doanh,

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

12 Nguyễn Thị Kiều Oanh, 2015. Tự chủ tài chính tại Trung tâm tư vấn và

phát triển công nghiệp và tiết kiệm năng lượng Hà Nam – thực trạng và giải pháp, Luận Văn Thạc sỹ kinh tế, Học Viện Tài chính.

13 Quốc hội, 2015. Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày

25/6/2015.

14 Sở Y tế Hà Nội Hà Nội, 2017-2020. Báo cáo quyết toán năm 2017-2020. 15 Đỗ Phương Thảo và các cộng sự, 2021. Nâng cao hiệu quả quản trị trị tài

chính doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Tạp chí Tài chính, (752), tr.67 - 75.

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp ở các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở y tế hà nội (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)