Đánh giá thực trạng quản trị tài chính theo tinh thần doanhnghiệp tại các

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp ở các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở y tế hà nội (Trang 78)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng quản trị tài chính theo tinh thần doanhnghiệp tại các

3.3.1. Những kết quả đạt được

- Về lập kế hoạch tài chính: kế hoạch tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế cơ bản đã thực hiện theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, đảm bảo tính cơng khai, đáp ứng phục vụ các nhiệm vụ chuyên môn được giao của đơn vị. Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch được xây dựng trên cơ sở sơ kết quả tình hình thực hiện năm trước và dự kiến kế hoạch năm sau làm cơ sở theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch.

- Về triển khai thực hiện kế hoạch:

+ Sự đổi mới trong quản trị tài chính cũng đã giúp các đơn vị chủ động thực hiện các kế hoạch, chiến lược theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường, ít chịu ảnh hưởng tác động khách quan không mong muốn từ bên ngoài. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, áp dụng những công nghệ hiện đại trong khám và điều trị từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, hướng tới hội nhập quốc tế.

+ Về tổ chức bộ máy: Bộ máy quản trị tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu đề ra trong q trình quản lý

68

tài chính của đơn vị, đồng thời giúp cho đơn vị chủ động thu, chi để thực hiện nhiệm vụ.

+ Trong quá trình quản trị tài chính, các đơn vị sự nghiệp cơng lập trực thuộc Sở Y tế đã chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế chi trả tiền lượng theo năng suất, chất lượng lao động... Qua đó, tạo điều kiện cho các đơn vị quản trị tài chính được tốt hơn.

+ Các nguồn thu đã được đơn vị tính tốn, xác định phù hợp với quy định của các đơn vị và đã được quản lý, theo dõi đầy đủ, chi tiết theo từng nguồn kinh phí, đảm bảo khơng thất thốt khoản thu.

- Về cơng tác kiểm sốt:

+ Các khoản chi sự nghiệp được kiểm soát chi tiết, cụ thể theo từng nội dung chi, nguồn chi, đã có sự kiểm sốt về chế độ của các khoản chi, một số quy trình kiểm sốt nội bộ đã được thiết lập, việc lưu trữ hoá đơn, chứng từ được thực hiện đầy đủ, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ.

+ Chất lượng quản trị tài chính ln được lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp công lập quan tâm đúng mức. Việc thực hiện kế hoạch tài chính đã được các đơn vị kiểm tra trước, trong và sau q trình thực hiện, nhờ đó đã góp phần làm lành mạnh, minh bạch tài chính của đơn vị.

- Về việc nâng mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp cơng lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội: Tổng số đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội là 76 đơn vị (41 bệnh viện, 35 trung tâm). Đến hết năm 2020: số đơn vị được giao tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên 36 đơn vị; số đơn vị được giao tự đảm bảo một phần kinh phí chi hoạt động thường xuyên là 37 đơn vị; số đơn vị do ngân sách đảm bảo tồn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên là 03 đơn vị. So với ngày 31/12/2016, giai đoạn 2017-2020, số đơn vị sự tự chủ chi thường xuyên tăng 34 đơn vị. Việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập trực thuộc Sở

69

Y tế Hà Nội theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn lực tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả; đồng thời đã thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp cao hơn.

- Các đơn vị sự nghiệp đã xây dựng được phương án tự chủ và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho phép triển khai. Trong những phương án này các đơn vị cũng đã đề xuất được các nội dung tự chủ, mở rộng các hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu, cùng với nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước giao đã từng bước góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh cho xã hội; tạo nhiều cơ hội cho người dân được lựa chọn, sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh với kỹ thuật ngày càng cao.

- Các đơn vị đổi mới hoạt động quản trị tài chính bằng cách cơ cấu lại tổ chức, ban hành các chính sách khuyến khích tốt hơn cho đội ngũ y bác sỹ... Tự chủ và đổi mới quản trị tài chính cũng buộc các đơn vị phải sáng tạo hơn, đổi mới hơn trong NCKH, trong công tác khám chữa bệnh hay phải có tinh thần doanh nghiệp hơn, “dám nghĩ, dám làm” thay vì trơng chờ vào hỗ trợ của Nhà nước.

- Các chính sách nội bộ của các đơn vị phù hợp hơn với yêu cầu của thực tiễn về đổi mới quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp. Khung khổ pháp lý và chính sách về cơ bản đã và đang đi đúng định hướng. Cơ chế tự chủ tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của người lao động; nâng cao kỹ năng quản lý, chất lượng hoạt động sự nghiệp; yêu cầu về công khai, minh bạch trong tổ chức sắp xếp công việc, nhân sự, chi tiêu tài chính được thực hiện; tạo khơng khí đồn kết, phấn khởi trong nội bộ đơn vị. Các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế về quản trị tài

70

chính trong bối cảnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế đã liên tục được ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu thựctiễn…

- Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế thực hiện đổi mới quản trị tài chính doanh nghiệp theo tinh thần doanh nghiệp đều đã quy định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng hơn, cơ cấu lại tổ chức theo hướng tin gọn. Qua đó, thu nhập bình qn của người lao động từng bước được cải thiện, việc chi trả thu nhập cho từng người lao động trong đơn vị do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ gắn với hiệu suất cơng tác, khơng trả bình qn góp phần thu hút được lao động có trình độ cao vào làm việc tại các đơn vị; hạn chế chảy chất xám tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. - UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản theo thẩm quyền để quy định về các nội dung thu, mức thu đối với các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực y tế đảm bảo thực hiện thống nhất trên toàn địa bàn Thành phố. Hàng năm, UBND Thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên mơn thực hiện rà sốt, điều chỉnh kịp thời các nội dung thu, mức thu đối với các hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế

- Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế hiện nay chủ yếu tập trung vào chuyên môn, chưa thật sự sát sao trong vấn đề quản trị tài chính. Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong cơng tác quản trị tài chính, nội dung quản trị theo tinh thần doanh nghiệp mặc dù đã được đề cập đến nhưng chưa rõ và các giải pháp thực hiện cịn chưa mang tính chất truyền thống, nặng yếu tố quản trị hành chính nhà nước trước đây; chiến lược phát triển, sứ mạng tầm nhìn cịn chưa thể hiện rõ được yếu tố doanh nghiệp. Do vậy, một số đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế chưa đáp ứng được những yêu cầu mà

71

cơ chế tự chủ tài chính đặt ra bởi khi được trao quyền tự chủ, đơn vị phải có những chiến lược quản trị tài chính mang tính chiến lượng trong việc cân đối thu chi, kế toán, hạch toán, tránh những lỗ hổng gây thất thốt nguồn thu.

- Về cơng tác lập kế hoạch tài chính: Trong thời gian qua cơng tác lập kế hoạch tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập cịn hạn chế, một số khoản mục chưa thuyết minh cụ thể cơ sở và căn cứ xây dựng; việc xây dựng tiêu chuẩn định mức mua sắm tài sản cố định của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế cịn chậm dẫn tới khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch tài chính và phương hướng quản trị.

- Về việc triển khaikế hoạch tài chính:

Đội ngũ cán bộ kế toán của các đơn vị sự nghiệp cơng lập về cơ bản có trình độ chun mơn nghiệp vụ, có kinh nghiệm cơng tác đáp ứng được u cầu của công việc. Tuy nhiên việc áp dụng cơng nghệ trong quản trị tài chính tại một số đơn vị vẫn còn hạn chế, dẫn tới việc xử lý số liệu, thông tin phục vụ cơng tác quản trị tài chính chưa được kịp thời, chính xác. Ngồi ra đội ngũ cán bộ kế cận có chun mơn sâu về quản trị khơng có hoặc rất ít sẽ ảnh hưởng đến q trình quản trị tài chính lâu dài của đơn vị.

Thành phố Hà Nội là nơi mà các Bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư nhân đóng trên địa bàn, triển khai nhiều kỹ thuật hiện đại. Do đó việc khai thác và mở rộng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh, thu hút người bệnh đến khám chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn Thành phố.

Việc phân bổ kinh phí hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí và đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động) cịn mang tính cào bằng, trên cơ sở nguồn thu của đơn vị trong năm (nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp và nguồn thu tưngân sách nhà

72

nước cấp); chưa thực sự gắn kết giữa giao nhiệm vụ và giao kinh phí; nên cịn tình trạng trơng chờ, ỉ lại vào sự bao cấp của nhà nước và cũng là nguyên nhân làm chậm q trình đẩy nhanh xã hội hóa đối với những dịch vụ trong lĩnh vực y tế.

Việc thanh quyết tốn chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế chưa đảm bảo tiến độ, đặc biệt ở các đơn vị sự nghiệp bội chi quỹ bảo hiểm y tế đã gây nhiều khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc thực hiện kế hoạch tài chính và quản trị tài chính của đơn vị.

- Về kiểm sốt: Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại một số đơn vị chưa mang tính chất thường xuyên, liên tục mà chỉ mang tính chất thời điểm; hiệu quả cơng tác thanh, kiểm tra chưa được cao; chưa ban hành được tiêu chí đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ theo lĩnh vực chuyên môn tế, chưa có cơ quan kiểm định, đánh giá chất lượng cơng việc.

- Áp lực tài chính với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế còn lớn, đặc biệt khi ngân sách nhà nước đầu tư cho cho các đơn vị khơng cịn, hệ quả là cịn có hiện tượng lạm dụng kỹ thuật để tăng thu tại các đơn vị. Từ đó, gây khó khăn và tính chính xác trong cơng tác quản trị tài chính.

- Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tuy đã được tăng cường, tuy nhiên, quy mô của hầu hết các đơn vị còn nhỏ, cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ còn thiếu thốn, việc khai thác các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp cịn hạn chế. Do vậy, kinh phí hoạt động sự nghiệp vẫn chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, nên việc tiết kiệm tăng thu nhập còn hạn chế.

- Việc triển khai và tổ chức thực hiện xã hội hóa tại các đơn vị sự nghiệp lập cịn hạn chế về quy mơ, phạm vi; việc thực hiện từng đề án cụ thể vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.

73

- Một số đơn vị khi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cịn mang tính hình thức, chưa quy định chi tiết, rõ ràng một số nội dung chi, mức chi, thiếu các biện pháp quản lý, tăng thu, tiết kiệm chi.Chính sách đãi ngộ mặc dù đã cải thiện nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với yêu cầu, bên cạnh đó sự minh bạch trong chính sách cịn hạn chế cũng làm giảm hiệu quả của chính sách này tại các đơn vị.

- Giá dịch vụ bảo hiểm y tế hiện nay chưa tính đủ các chi phí; do đó gây khó khăn về mặt tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế.

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

* Nhóm nguyên nhân khách quan

- Hiện nay, việc quản trị tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập trong lĩnh vực y tế chịu sự tác động trực tiếp của Luật Ngân sách, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật quản lý và sử dụng tài sản nhà nước, Luật Giá, Luật Bảo hiểm y tế và các luật về tài chính, thuế; các nghị định của Chính phủ về cơ chế tự chủ và nhiều văn bản pháp luật có liên quan khác. Trong q trình triển khai thực hiện, các đơn vị sự nghiệp vẫn cho rằng, cơ sở pháp lý về tự chủ tài chính cũng như tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế còn thiếu đồng bộ, một số văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn những nội dung chưa phù hợp đối với q trình tự chủ tài chính của các đơn vị, một số văn bản quy định còn chưa rõ ràng, cụ thể do đó khó khăn trong việc triển khai, thực hiện; thiếu quy định và định nghĩa cụ thể về quản trị tài chính, về tự chủ và quyền của đơn vị sự nghiệp công lập trong việc xác định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị.

- Một số văn bản pháp lý hiện nay chưa thay đổi kịp để hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và quản trị tài chính như (i) Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 06/4/2015 quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự

74

nghiệp công lập thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-Cp ngày 25/4/2006; tuy nhiên đến nay Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 vẫn chưa được sửa đổi bổ sung. Vì vậy, trong thực tiễn hoạt động các đơn vị sự nghiệp gặp khơng ít khó khăn, cịn bị chồng chéo giữa các quy định của pháp luật. (ii) Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việ sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; tuy nhiên các hình thức đầu tư cịn hạn chế, chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội, do vậy phần nào đã kéo chậm tốc độ phát triển và hiện đại hoá lĩnh vực y tế. (iii) Hiện nay, giá dịch dịch khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế chưa tính đầy đủ các chi phí; giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh theo yêu cầu chưa có quy định cụ thể; do đó, khó khăn cho các đơn vị khi cân đối thu chi và đưa ra những chiến lược quản trị tài chính.(iii) Thực tế hoạt động tự chủ đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của Luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Do chưa có cơ chế chính sách riêng về đầu tư, mua sắm cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế tự chủ, do đó, các đơn vị vẫn phải tuân thủ theo quy định đầu tư, mua sắm hiệnhành.

* Nhóm nguyên nhân chủ quan

- Tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập trong lĩnh vực y tế chưa gắn liền với đổi mới quản trị tài chính tại các đơn vị. Các đơn vị đã thực

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp ở các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở y tế hà nội (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)