Định hướng quản trị tài chính theo tinh thần doanhnghiệp tại các đơn

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp ở các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở y tế hà nội (Trang 87 - 93)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mục tiêu, định hướng quản trị tài chính theo tinh thần doanhnghiệp tạ

4.1.2. Định hướng quản trị tài chính theo tinh thần doanhnghiệp tại các đơn

* Định hướng phát triển ngành y tế trong thời gian tới:

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ là

“Hoàn thiện pháp luật về y tế, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, theo hướng bảo đảm để công dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; phát triển mạnh bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế tồn dân; khuyến

77

khích phát triển cơ sở y tế ngồi cơng lập, bảo đảm sự bình đẳng giữa y tế nhà nước và y tế tư nhân”.

Ngày 17/3/2021, Thành uỷ Hà Nội ban hành Chương trình số 08- CTr/TU về việc phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025, trong đó định hướng cụ thể:

- Phát triển hệ thống an sinh xã hội tồn diện, bao trùm và bền vững, khơng ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô, giảm chênh lệch mức sống giữa khu vực thành thị - nông thôn, phấn đấu đạt nhiều chỉ tiêu cao hơn mức chuẩn quốc gia, góp phần xây dựng Thành phố phát triển nhanh, bền vững và tiến bộ.

- Các chỉ tiêu phát triển hệ thống an sinh xã hội trong y tế: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế 95%; số giường bệnh/vạn dân 30-35; số bác sỹ/vạn dân: 15; duy trì tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế 100%; Tỷ lệ người dân được quản lý sức khoẻ 100%; Tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất 85%; Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất 90%.

- Các nhiệm vụ chủ yếu:

+ Chủ động bố trí nguồn lực và tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản: giáo dục, y tế.....Thực hiện chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế toàn dân; nâng cáo chất lượng dân số, chất lượng y tế cơ sở và y tế dự phòng. + Phát triển hệ thống dịch vụ xã hội hoá đa dạng, linh hoạt cả về chất lượng và số lượng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu và khả năng tiếp cận của các nhóm đối tượng, nhất là đối tượng yếu thế, người dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh xã hội hố, khuyến khích phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và đào tạo, các cơ sở chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi đáp ứng nhu cầu của Nhân dân.

78

+ Nâng cao năng lực y tế, chất lượng khám chữa bệnh đồng đều ở các tuyến, đa dạng hoá các dịch vụ khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Tăng cường thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong chỉ định xét nghiệm, điều trị nội trú, dịch vụ kỹ thuật, thuốc và vật tư y tế nhất là các dịch vụ kỹ thuật và thuốc bệnh đắt tiền.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thức XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thức XVII, nhiệm kỳ 2020- 2025, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 08/9/2021 thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU về việc phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025, trong đó, Kế hoạch đã bám sát chủ trương của Trung ương và Thành uỷ để đề ra những giải pháp cụ thể triển khai có hiệu quả các chỉ tiêu, định hướng về cơng tác chăm sóc sức khoẻ trên địa bàn Thành phố.

* Định hướng phát triển các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế trong thời gian tới:

- Thông báo Kết luận số 37/TB-TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp cơng” nêu rõ: Nhà nước

tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các hoạt động sự nghiệp công cơ bản và đảm bảo hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội, các đối tượng nghèo để được tiếp cận các dịch vụ, đồng thời có chính sách khuyến khích xã hội hóa thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cung cấp dịch vụ sự nghiệp công... Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tăng cường phân cấp và tăng tính tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với đặc điểm từng loại hình dịch vụ, nhu cầu thị trường, trình độ quản lý để xác định mức độ, bước đi phù hợp. Thực hiện có lộ trình việc xố bỏ bao

79

cấp qua giá, phí dịch vụ; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo chuyển biến sâu sắc về tư tưởng nâng cao nhận thức của xã hội về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cơng lập và đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp cơng.

- Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có cơng và định hướng cải cách đến năm 2020 nêu: Phân định rõ loại dịch vụ do các đơn vị sự nghiệp công

thực hiện; loại dịch vụ do các đơn vị ngồi cơng lập thực hiện; loại dịch vụ do các đơn vị công lập và ngồi cơng lập cùng thực hiện. Có chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ cơng; tạo mơi trường bình đẳng, khơng phận biệt giữa đơn vị sự nghiệp công lập và ngồi cơng lập trong việc cung cấp dịch vụ cho người dân. Đối với các đơn vị sự nghiệp công đủ điều kiện, trước hết là sự nghiệp kinh tế, thực hiện cơ chế hoạt động theo mơ hình doanh nghiệp và từng bước cổ phần hóa theo quy định.

- Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hồn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở chỉ đạo: Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và

cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công để cung ứng tốt hơn các dịch vụ thiết yếu cho người dân, nhất là các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo. Tiếp tục đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với tăng cường chức năng quản lý nhà nước. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc các thành phần ngoài Nhà nước trên cơ sở các định mức, tiêu chuẩn, các quy định của pháp luật và sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước và nhân dân.

80

- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nêu: Hoàn

thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực. Phân loại đơn vị sự nghiệp công để thực hiện các hình thức chuyển đổi phù hợp (hoạt động theo mơ hình doanh nghiệp, từng bước cổ phần hóa, hợp tác cơng tư, ...). Đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp cơng lập có khả năng tự bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động (trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, cơ sở dạy nghề, bệnh viện ...) theo hướng tiếp tục đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự và khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ cơng thuộc các thành phần ngồi nhà nước, nhất là lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học.

- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập nêu: Đổi mới

hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa lâu dài của tất cả các cấp ủy đảng, chính quyền và tồn hệ thống chính trị.

- Kế hoạch số 72-KH/TU ngày 27/1/2018 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thông báo số 1367-TB/TU ngày 16/4/2018 của Thành ủy thông báo kết luận phiên họp thứ mười và Kế hoạch số 10-KH/BCĐ ngày 30/1/2019 kế hoạch công tác năm 2019 của Ban Chỉ đạo Thành phố quản lý tổ chức bộ máy và biên chế (Ban Chỉ đạo Thành phố thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW):

Giao Ban Cán sự đảng UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập.

81

- Kế hoạch số 04/KH-BCĐ ngày 25/1/2021 của Ban Chỉ đạo quản lý bộ máy biên chế Thành phố về kế hoạch công tác năm 2021: Đẩy mạnh chuyển

các đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ theo Kế hoạch số 44/KH-UBND, xây dựng kế hoạch chuyển đơn vị sự nghiệp sang tự chủ giai đoạn 2021-2025.

* Định hướng quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian tới:

- Đổi mới tư duy và nâng cao hiệu quả quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt, khối quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp cơng cần có những chiến lược quản trị, chiến lược phát triển thể hiện những nội dung và tinh thần doanh nghiệp. Chiến lược quản trị tài chính, chiến lượng phát triển trước hết phải xuất phát từ sứ mệnh, tầm nhìn của đơn vị để tạo ra thương hiệu của đơn vị trong mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch y tế trong nước bao gồm cả hệ thống y tế công và hệ thống y tế tư nhân.

- Xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế, có kỹ năng tay nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, tạo cơ chế thu nhập phù hợp, tương xứng cho cán bộ có trình độ chun mơn cao.

- Rà sốt lại các quy trình quản trị, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức, quy chế chi tiêu nội bộ để sửa đổi, bổ sung kịp thời phù hợp, tạo thuận lợi trong cơng tác quản trị tài chính, thực hiện phương châm gắn tiền lương, thu nhập với kết quả sản xuất kinh doanh. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫnviệc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy trình, định mức, chế độ đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính tại các đơn vị. Tăng cường sự hợp tác, phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị, trong công tác điều hành cần linh hoạt và chủ động.

82

Như vậy, có thể thấy, xu hướng trong thời gian tới đối với các đơn vị sự nghiệp cơng nói chung và đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế nói riêng là: Chuyển từ mơ hình nhà nước bao cấp sang mơ hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính ngày càng cao hơn (đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, nhà nước chuyển sang chức năng giám sát). Hướng tới quản trị tài chính chun nghiệp hố, hiện đại, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong q trình quản trị. Qua đó nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực y tế (khám chữa bệnh, y tế dự phòng,....), tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế trong chăm sóc sức khoẻ; đạt được những chỉ tiêu cụ thể mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra trong công tác y tế dân số.

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp ở các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở y tế hà nội (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)