CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giảipháp hoàn thiện quản trị tài chính theo tinh thần doanhnghiệp tạ
4.2.2. Tăng nguồn thu tại các đơnvị sự nghiệp; qua đó tăng lợi nhuận tại các
Một là: Hoàn thiện các quy định về giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ:
- Đối với giádịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khơng thuộc phạm vi thanh tốn của Quỹ bảo hiểm y tế:
Hiện nay, đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh
84
tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp và Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 về sửa đổi bổ sung Thơng tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 (có hiệu lực từ ngày 20/8/2019). Theo đó, cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm các khoản chi phí: Chi phí trực tiếp, chi phí tiền lương để bảo đảm cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế.
Đối với đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khơng thuộc phạm vi thanh tốn của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp và Thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế (có hiệu lực từ ngày 20/8/2019) và Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của HĐND Thành phố ban hành quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội quản lý. Theo đó, cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương để bảo đảm cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế.
Như vậy, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khơng thuộc phạm vi thanh tốn của Quỹ bảo hiểm y tế hiện nay mới chỉ có chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương, chưa được tính đúng, tính đủ. Để đảm bảo tăng nguồn thu cho các đơn vị theo cơ chế thị trường, đảm bảo đủ nguồn vốn để hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ
85
sự nghiệp công cần thiết phải điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo hướng tính đúng, tính đủ các chi phí, bao gồm cả chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí khác theo theo cơ chế thị trường. Trong quá trình ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đầy đủ theo cơ chế thị trường cũng cần tính đến giá khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng là người nghèo, người cận nghèo, các đối tượng yếu thế trong xã hội (như người mắc các bệnh hiểm nghèo,…) để đảm bảo các đối tượng này được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tạo tính cơng bằng, bình đẳng trong xã hội.
- Đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu:
Qua rà sốt các Văn bản của Trung ương, chưa có quy định về việc xây dựng và thẩm quyền ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu đối với cơ sở y tế trực thuộc các tỉnh, thành phố. Hiện nay, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu mới được hướng dẫn đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế tại các Văn bản sau:
- Tại Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 19/5/2019 của Chính phủ về thí điểm tự chủ của 04 Bệnh viện thuộc Bộ Y tế quy định về giá dịch vụ theo yêu cầu: Bộ Y tế ban hành khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tính đủ các yếu tố chi phí hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, có tích lũy trên cơ sở tham khảo giá của các bệnh viện tư nhân và các bệnh viện có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Bệnh viện được quyết định giá dịch vụ y tế đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu trong phạm vi khung giá do Bộ Y tế ban hành và thực hiện kê khai giá, niêm yết giá theo quy định của pháp luật về giá.
- Tại Công văn số 1034/BYT-KHTC ngày 01/3/2019 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn một số nội dung về tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên năm 2019 cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, trong đó, Bộ Y tế hướng dẫn: Đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo
86
yêu cầu, dịch vụ tại cơ sở thực hiện xã hội hóa, liên doanh, liên kết của đơn vị: Trong khi chờ Bộ Y tế quy định khung giá tính đầy đủ các yếu tố chi phí và có tích lũy, Thủ trưởng đơn vị được tạm thời quyết định mức thu trên cơ sở xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, phương án giá theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy.
Trong nền kinh tế thị trường, giá dịch vụ theo yêu cầu rất quan trọng để phát triển thị trường dịch vụ y tế, tạo sự bình đẳng giữa y tế cơng và tư. Do đó, để cơng tác quản lý giá dịch vụ theo yêu cầu tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội được thuận lợi và thống nhất, tạo điều kiện trong công tác xây dựng kế hoạch thu chi và quản trị tài chính được chính xác, cần phải khẩn trương hồn thiện khung giá dịch vụ theo yêu cầu làm cơ sở để các đơn vị triển khai thực hiện.
Hai là, nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công để thu hút khách hàng, nhất là việc đa dạng hoá các dịch vụ trong lĩnh vực y tế:
Đa dạng hoá nguồn thu là một trong những nội dung quan trọng nhất mà các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nói chung và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội nói riêng quan tâm. Nguồn thu sự nghiệp càng lớn, mức độ đảm bảo chi thường xuyên càng cao, mức độ tự chủ của đơn vị sẽ tăng lên. Để tăng cường huy động nguồn thu một cách hợp lý đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Đổi mới sáng tạo trong việc cung cấp các dịch vụ y tế và mở rộng các dịch vụ y tế theo hướng chuyên sâu, chất lượng cao: Để tạo ra năng lực cạnh tranh nhằm đặt được sự phát triển ổn định và bền vững của một đơn vị sự nghiệp y tế trongcơ chế thị trường hiện nay thì đổi mới sáng tạo trong việc cung cấp dịch vụ là một tiền đề quan trọng. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội cần không ngừng nâng cao năng lực, trình độ của
87
đội ngũ y bác sỹ, chất lượng của các dịch vụ y tế cung cấp để tồn tại và phát triển.OECD (2005) cho rằng: “Đổi mới sáng tạo là việc thực thi một sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) hoặc một quy trình mới hoặc được cải tiến đáng kể, một phương pháp marketing mới, hay một biện pháp mới mang tính tổ chức trong thực tiễn hoạt động, trong tổ chức công việc hay trong quan hệ với bên ngồi”. Đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập trong lĩnh vực y tế thì đổi mới sáng tạo là việc “triển khai một quy trình cung cấp dịch vụ mới đảm bảo nhanh, thuận tiện và áp dụng những công nghệ tiên tiến trên thế giới trong công tác cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, đổi mới trong thái độ của đội ngũ nhân viên y tế trong việc khám chữa bệnh kèm theo các tiện ích tạo sự tin cậy, hài lòng từ người bệnh”. Hiện nay, trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các đơn vị có thể hướng tới cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh, tư vấn chăm sóc sức khoẻ từ xa qua hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.
- Nâng cao việc đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị hiện đại trong việc cung cấp các dịch vụ y tế. Cần thể hiện tinh thần doanh nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập lĩnh vực y tế; điều đó thể hiện ở hành động dám nghĩ, dám làm trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng và thực hiện những kỹ thuật dịch vụ mới tại đơn vị mình. Để làm được điều này, các đơn vị sự nghiệp cần xây dựng chiến lược trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong cơng tác khám chữa bệnh, từ đó xây dựng cơ chế chính sách mang lại lợi ích cho các đơn vị. Muốn vậy, tất cả các thành viên của đơn vị phải đoàn kết, bền bỉ, dám chấp nhận thất bại và vẫn phải đảm bảo trách nhiệm với xã hội và đạo đức nghề y.
Ba là: Chủ động tăng lợi nhuận trong hoạt động của đơn vị và trong phạm viquy định của phápluật:
Hiện nay, một số quan điểm cho rằng thực hiện cơ chế tự chủ ở các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế vẫn phải là phi lợi nhuận. Trên thực
88
tế, nhiều người thường lầmtưởng mơ kinh doanh phi lợi nhuậnlà mơ hình kinh doanh khơng lợi nhuận hoặc hoạt động dưới hình thức làm từ thiện đơn thuần. Điều này đồng nghĩa với việc đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế phi lợi nhuận sẽ giảm giá khám chữa bệnh, hoặc chỉ thu giá khám chữa bệnh với giá rẻ, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp những dịch vụ chất lượng cao. Tuy nhiên, đây là cách hiểu chưa đúng và hoàn toàn sai về mặt ý nghĩa. Khác với các đơn vị khám chữa bệnh tư nhân vì lợi nhuận thường ưu tiên về hiệu quả kinh doanh, mơ hình đơn vị sự nghiệp cơng lập phi lợi nhuận hướng tới mục tiêu đem đến một mơi trường chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao cho người bệnh và cơ sở vật chất tốt nhất, đảm bảo lợi ích hài hồ, quyền lợi của người bệnh cũng như sự phát triển của các đơn vị sự nghiệp công lập. Lợi nhuận thu được sẽ được tái sử dụng để phát triển cơ sở khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh thay vì phân chia lợi nhuận cho các cổ đông. Nhờ vậy, chất lượng khám chữa bệnh tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập sẽ ngày càng được nâng cao, đó cũng trở thành lợi thế để trường thu hút nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân quan tâm đến lĩnh vực y tế.
Hiện nay, ở Việt Nam tập đồn Vingroup cũng đang hướng tới mơ hình y tế phi lợi nhuận. Theo đó, Vingroup cam kết dùng 100% lợi nhuận thu được từ Vinmec để sử dụng cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tăng cường hợp tácquốc tế… qua đó, cộng đồng có thể nhanh chóng tiếp cận được các dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn cao của thế giới.
Bốn là, đẩy mạnh cơng tác xã hội hố trong lĩnh vực y tế tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Để lĩnh vực y tế trên đại bàn Thành phố ngày càng phát triển, đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cho người dân tốt nhất, việc xã hội hóa y tế cần
89
phải được đẩy mạnh. Ưu điểm của các hình thức xã hội hố là việc sử dụng nguồn lực sẵn có của các cơ sở y tế tư, tiếp cận được kỹ năng và kinh nghiệm của khu vực tư nhân, gia tăng và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội; đồng thời tạo lập mơi trường cạnh tranh lành mạnh, hình thành các dịch vụ y tế chất lượng phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân; qua đó giảm dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh giữa các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội với các địa phương và tuyến Trung ương, từ đó giảm chi phí khám, chữa bệnh, đi lại cho người dân; đồng thời cũng tăng nguồn thu cho các đơn vị sự nghiệp. Mỗi đơn vị sự nghiệp cơng lập cần đa dạng hố các hình thức xã hội như sử dụng tài sản cơng vào mục đích kinh doanh, cho th, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật, tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình thực tế tại đơn vị.