Thực trạng quản trị tài chính tại các đơnvị sự nghiệpcông lậptrực

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp ở các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở y tế hà nội (Trang 58 - 78)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản trị tài chính tại các đơnvị sự nghiệp cơng lậptrực thuộc

3.2.2. Thực trạng quản trị tài chính tại các đơnvị sự nghiệpcông lậptrực

Sở Y tế Hà Nội

3.2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch thu chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội

Lập dự tốn thu chi tài chính trong mỗi đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế là khâu mở đường quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến toàn bộ q trình quản lý tài chính tại các đơn vị. Bởi nó là cơ sở thực hiện và dẫn dắt tồn bộ q trình thực hiện quản lý tài chính sau này của đơnvị, giúp các đơn vị chủ động thực hiện các kế hoạch hoạt động đồng thời dễ dàng thực hiện kế hoạch tài chính có hiệu quả, sử dụng các nguồn lực tài chính tốt nhất, hạn chế tới mức thấp nhất việc tránh lãng phí về nguồn lực.

Hàng năm, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập kế hoạch tài chính của Bộ Tài chính,

48

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của năm trước, dự kiến hoạt động chuyên môn triển khai cho năm kế hoạch và những yếu tố tác động của môi trường bên trong, bên ngoài; căn cứ vào các định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nước quy định để lập kế hoạch tài chính của đơn vị đảm bảo sát với tình hình thực tế tại các đơn vị

Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Sở Y tế về kế hoạch tài chính tổng thể của đơn vị và quyết định giao dự toán thu chi ngân sách năm (đối với các khoản thu phí, lệ phí và các khoản chi từ nguồn ngân sách nhà nước), các đơn vị sẽ xây dựng phương án phân bổ kinh phí cho từng phịng chức năng và các khoa của đơn vị để triển khai thực hiện trong phạm vi kế hoạch tài chính đã thơng qua.

Kế hoạch nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế giai đoạn 2017 – 2020 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch thu của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nguồn thu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 NSNN cấp 2.212.693 2.362.185 2.481.659 2.834.451 2 Thu sự nghiệp 6.705.000 7.312.000 8.670.000 9.320.000

Tổng 8.917.693 9.674.185 11.151.659 12.154.451

(Nguồn: Kế hoạch thu của các đơn vị thuộc Sở Y tế các năm 2017, 2018, 019,2020)

Kế hoạch thu tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao năm kế hoạch, dự kiến các hoạt động chuyên mơn được triển khai năm kế hoạch, trong đó, đối với nguồn thu hoạt động sự nghiệp năm kế hoạch luôn được xây dựng cao hơn năm trước. Điều này cho thấy, ngày từ khâu lập kế hoạch, các đơn vị đã dự kiến các giải pháp để tăng thu tại đơn vị nhằm tiến tới nâng mức độ tự chủ của các đơn vị năm

49

sau cao hơn năm trước.Tổng số dự kiến ngân sách nhà nước cấp năm sau cao hơn năm trước, trong đó, ngân sách cấp chi hoạt động không thường xuyên tăng lên qua các năm (như tăng mua sắm trang thiết bị, sửa chữa tài sản cố định), ngân sách cấp chi hoạt động thường xuyên giảm dần qua các năm; điều đó cho thấy các đơn vị tự chủ chi thường xuyên tăng dần qua các năm.

Bảng 3.2: Kế hoạch chi từ nguồn NSNN của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung Năm 2017 Năm2018 Năm

2019

Năm 2020

1 Chi hoạt động thường xuyên 1.423.721 1.375.836 1.183.009 1.353.944 2 Chi hoạt động không thường

xuyên 788.972 986.349 1.298.650 1.480.507

Tổng 2.212.693 2.362.185 2.481.659 2.834.541

(Nguồn: Kế hoạch chi của các đơn vị thuộc Sở Y tế các năm 2017, 2018, 2019,2020)

Kế hoạch chi từ nguồn NSNN tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội được xây dựng chi tiết cho 02 nhiệm chính: chi thường xuyên và chi không thường xuyên, trong đó, chi hoạt động không thường xuyên giảm trong các năm 2017 đến 2019, năm 2020 có tăng so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên dự kiến chi thường nguồn NSNN sẽ tăng lên. Kế hoạch chi được xây dựng tương ứng với dự kiến số thu từ NSNN cấp để thực hiện các hoạt động chuyên môn tại đơn vị.

Bảng 3.3: Kế hoạch chi từ nguồn thu ngồi NSNN của các đơn vịsự nghiệp cơng lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nộigiai đoạn 2017-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1. Giá vốn hàng bán 3.517.801 4.037.215 5.341.918 5.513.820 2. Chi phí quản lý 1.949.651 2.237.523 2.787.950 2.803.974 3. Thuế TNDN 45.940 52.879 78.079 94.284

Tổng 5.513.393 6.327.617 8.207.947 8.412.077

(Nguồn: Kế hoạch thu cuả các đơn vị thuộc Sở Y tế các năm 2017, 2018, 2019,2020)

50

Kế hoạch thu – chi của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội giai đoạn 2017-2020 thể hiện qua hình sau:

Đơn vị: triệu đồng

Hình 3.1. Kế hoạch thu chi của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội giai đoạn 2017-2020

3.2.2.2. Thực trạng thực hiện kế hoạch thu chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội

a. Thực trạng triển khai công tác thu tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội:

Nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế bao gồm: Thu từ nguồn NSNN; nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các tổ chức; cung cấp các chế phẩm từ máu, vắc xin, sinh phẩm; thu từ các hoạt động cung ứng lao vụ (giặt là, ăn uống, phương tiện đưa đón bệnh nhân, khác); thu từ các dịch vụ pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu; nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực y tế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

51

nhiệm vụ: duy trì hoạt động thường xuyên của các đơn vị (đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên và đơn vị ngân sách đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động thường xuyên); thực hiện các hoạt động y tế dân số trên địa bàn Thành phố (hoạt động phòng dịch, phòng bệnh, hoạt động dân số kế hoạch hố gia đình, …); thực hiện cơng tác đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình, đề án đề ra.

Bảng 3.4: Cơ cấu thu của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020

Đơn vị: triệu đồng

STT Nguồn

thu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 NSNN cấp 2.212.693 24,58% 2.362.185 23,22% 2.481.659 20,94% 2.834.451 23,38% 2 Thu từ hoạt động sự nghiệp 6.787.761 75,42% 7.812.951 76,78% 9.370.440 79,06% 9.289.356 76,62% Tổng 8.882.330 100 9.739.674 100 11.392.666 100 11.256.097 100

(Nguồn: Báo cáo quyết toán Sở Y tế2017, 2018, 2019, 2020)

Qua bảng trên cho thấy: Tổng thu của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế biến động tăng trong giai đoạn 2017-2019, riêng năm 2020 tổng thu của các đơn vị giảm so với năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp tới công tác khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế Hà Nội làm cho nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp giảm, cụ thể: năm 2018 tổng thu của các đơn vị là 9.739.674 triệu đồng, tăng 857.344 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 9,65%; năm 2019 tổng thu của các đơn vị là 11.392.666 triệu đồng, tăng 1.652.992 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,97% (tỷ lệ tăng năm 2019 lớn hơn nhiều tỷ lệ tăng năm 2018 do các đơn vị đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, thu hút người dân sử dụng dịch vụ của ngành y tế Hà Nội tạo tăng lớn về nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp); năm 2020 tổng nguồn thu của các đơn vị là 11.256.097 triệu đồng, giảm 136.569 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 1,2%.

52

Hình 3.2. Tỷ trọng các nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020

Tỷ trọng thu từ NSNN trong tổng thu của các đơn vị lại có xu hướng giảm dần, cụ thể: năm 2017 tỷ trọng thu từ NSNN chiếm 23,58%, năm 2018 là 19,78%, năm 2019 giảm xuống còn 17,75% và năm 2020 giảm xuống còn 17,47%. Nguồn NSNN cấp cho các đơn vị giảm dần về tỷ trọng, nghĩa là khả năng tự chủ tài chính của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội ngày càng tăng lên. Điều này phản ánh đúng chủ trương nâng dần mức độ tự chủ của các đơn vị trong lĩnh vực y tế nói chung và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.

Tỷ trọng thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội giai đoạn 2017-2020 tăng cả về quy mô và tỷ trọng, cụ thể: năm 2017 thu từ hoạt động sự nghiệp đạt 6.787.761 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 76,42% trong tổng thu, năm 2018 số thu đạt 7.812.951 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 80,22%, năm 2019 số thu đạt 9.370.440 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82,25%, năm 2020 số thu đạt 9.289.356 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82,53%. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội (trên 70%); điều này

53

cho thấy nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có tầm quan trọng đối với hoạt động của các đơn vị; nguồn thu này tăng cho thấy các đơn vị đã có nhiều giải pháp để tăng thu, hướng tới nâng dần mức độ tự chủ về tài chính, giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. Thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội cũng không ngừng nâng cao chất lượng của các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, hình thành, phát triển những chuyên mơn chun sâu mang tính riêng của Hà Nội: điển hình như cung cấp các dịch vụ chất lượng cao tại Trung tâm Kỹ thuật cao và tiêu hoá Hà Nội; hay các chuyên ngành tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội,…

b. Thực trạng triển khai công tác chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội:

* Quyết toán chi từ nguồn NSNN cấp:

Bảng 3.5: Thực trạng chi từ nguồn NSNN của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 1 Chi hoạt động thƣờng xuyên 1.365.112 1.286.567 1.093.354 1.077.715 -78.545 -193.213 -15.639) -

Chi tiền lương tiền công và chi khác cho nhân viên

1.257.367 1.107.577 955.735 942.064 -149.790 -151.842 -13.671

- Chi vật tư công cụ

dụng cụ 83.989 98.761 75.534 74.454 14.772 23.227 -1.080 - Chi hoạt động khác 23.756 80.229 62.085 61.197 56.473 -18.144 -888 2 Chi hoạt động không thƣờng xuyên 589.343 468.787 765.366 740.960 -120.556 296.579 -24.406

- Chi mua sắm, sửa

chữa TSCĐ 86.188 134.130 335.162 188.809 47.942 201.032 -146.353

- Chi hoạt động khác 503.155 334.657 430.204 552.151 -168.498 95.547 121.947

Tổng 1.954.455 1.755.354 1.858.720 1.818.675

(Nguồn: Báo cáo quyết toán Sở Y tế Hà Nội năm 2017, 2018, 2019, 2020)

Căn cứ trên dự toán NSNN giao (nguồn thu từ NSNN), các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội đã thực hiện các khoản chi theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước, theo các quy định về quản lý, sử dụng

54

tài sản công, theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành. Trong năm, đối với các khoản thu từ NSNN cấp không chi hết, các đơn vị sự nghiệp thực hiện nộp trả NSNN theo quy định. Các khoản chi bao gồm:

- Chi hoạt động thường xuyên bao gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành; dịch vụ cơng cộng; văn phịng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định.

- Chi hoạt động không thường xuyên: Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao,...

Trong điều kiện nguồn thu cịn khó khăn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội đã quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính từ NSNN cấp. Các khoản chi hoạt động thường xuyên từ NSNN có chiều hướng giảm qua các năm; điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng nâng dần mức độ tự chủ tài chính, hướng tới tự đảm bảo chi thường xuyên của các đơn vị. Ngược lại, các khoản chi hoạt động không thường xuyên từ NSNN có chiều hướng tăng, chủ yếu thơng qua việc đầu tư cơ sở vật chất, trang bị máy móc hiện đại cũng như cải tạo, sửa chữa các cơ sở để tạo nguồn lực cho sự phát triển bền vững và lâu dài của đơn vị. Cụ thể:

- Đối với chi thường xuyên: Năm 2017 là 1.365.112 triệu đồng, năm 2018 là 1.286.567 triệu đồng, giảm 78.545 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ giảm là 5,75%; Năm 2019 là 1.093.354 triệu đồng, giảm so với năm 2018 là 193.213 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ giảm là 15,02%; Năm 2020 là 1.077.715 triệu đồng, giảm so với năm 2019 là 15.639 triệu đồng, tương

55

đương với tỷ lệ giảm là 1,43%. Các khoản chi thường xuyên chủ yếu là các khoản chi tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành để đảm bảo hoạt động bộ máy của đơn vị (chiếm trên 80% chi thường xuyên).

- Đối với chi không thường xuyên: Năm 2017 là 589.343 triệu đồng, năm 2018 là 468.787 triệu đồng, giảm 120.556 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ giảm là 20,46%; Năm 2019 là 765.366 triệu đồng, tăng so với năm 2018 là 296.579 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 63.27%; Năm 2020 là 740.960 triệu đồng, giảm so với năm 2019 là 24.406 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ giảm là 3,19%. Năm 2019, chi hoạt động không thường xuyên tăng lớn so với các năm trước do các khoản chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản cố định tăng đột biến, nhằm bổ sung những trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại các đơn vị nhằm tạo đà cho các đơn vị nâng mức tự chủ thường xuyên đúng lộ trình UBND Thành phố đã đề ra.

Hình 3.3. Tình hìnhquyết tốn chi từ NSNN của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội giai đoạn 2017-2020

56 *Chi từ nguồn thu của đơn vị:

Bảng 3.6: Thực trạng chi từ nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 1 Giá vốn hàng bán 3.445.447 3.965.830 5.242.314 5.395.127 520.383 1.276.484 152.813 2 Chi phí quản lý 1.909.551 2.197.960 2.735.967 2.743.614 288.409 538.007 7.647 - Chi phí cho người lao động quản lý 505.916 583.120 728.406 728.622 77.204 145.286 216 -

Chi vật tư tiêu hao phục vụ công tác quản lý

1.047.685 1.207.564 1.508.432 1.508.879 159.880 300.867 447

- Chi khấu hao TSCĐ 43.234 46.838 48.888 55.738 3.604 2.050 6.850

- Chi hoạt động khác 312.716 360.438 450.242 450.375 47.721 89.804 134

Tổng 5.354.998 6.163.790 7.978.281 8.138.741 808.792 1.814.491 160.460

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội năm 2017, 2018, 2019, 2020)

Qua bảng trên cho thấy, các khoản chi giá vốn hàng bán (chi phí phí tiền lương, chi phí trực tiếp: hoá chất, vật tư tiêu hao, điện, nước, xử lý môi trường…) chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi từ nguồn thu của đơn vị bởi đây là những chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ y tế. Cùng với sự tăng thu từ hoạt động sự nghiệp thì chi từ ngồn thu cũng tăng tương ứng qua các năm, cụ

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính theo tinh thần doanh nghiệp ở các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở y tế hà nội (Trang 58 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)