Đặc điểm thị trường

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty công ty CP đầu tư sản xuất bảo ngọc (Trang 52 - 55)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích mơi trƣờng ngành

3.2.2. Đặc điểm thị trường

Việt Nam là nƣớc đông dân thứ 13 thế giới, với mức tăng trƣởng dân số 1,1%/năm, Việt Nam có nền tảng khách hàng lớn có nhu cầu về các sản phẩm bánh kẹo. Hơn thế, do một lƣợng lớn bánh kẹo đƣợc tiêu thụ chủ yếu ở các khu vực đô thị, nên tốc độ đơ thị hóa nhanh của Việt Nam cũng đang trở thành nhân tố chính thúc đẩy tăng trƣởng nhu cầu bánh kẹo. Theo kinh nghiệm từ các nƣớc nhƣ Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc, sự chi phối của

quá trình phát triển kinh tế đối với sự phát triển của thị trƣờng bánh kẹo dẫn tới sự gia tăng về nhu cầu ở các phân khúc trong thị trƣờng này.

Trong những năm qua, ngành bánh kẹo Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng khá ổn định với mức tăng trƣởng bình quân 8-10/năm. Tổng sản lƣợng bánh kẹo của Việt Nam trong năm 2020 đạt hơn 200.000 tấn và Doanh thu đạt hơn 40.000 tỷ đồng, doanh thu và sản lƣợng có dấu hiệu chậm lại bởi ảnh hƣởng dịch covid-19. Ngành bánh kẹo Việt những năm gần đây đƣợc đánh giá tăng trƣởng chậm lại. Hai năm trở lại đây, tốc độ tăng trƣởng của ngành này đạt khoảng 8-10%, thay vì 15-20% trong giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên, trong con mắt các nhà đầu tƣ ngoại, thị trƣờng 97 triệu dân của Việt Nam vẫn đầy hấp dẫn, bởi so với tốc độ tăng trƣởng trung bình ngành bánh kẹo trên thế giới khoảng 1,5% và riêng Đơng Nam Á là 3% , thì mức tăng trƣởng của bánh kẹo Việt Nam vẫn cao.

Hiện tại, xu hƣớng trên thị trƣờng cho thấy, việc tiêu thụ bánh quy và bánh kẹo có thể chuyển hƣớng sang các sản phẩm ít đƣờng do ý thức về sức khỏe của ngƣời tiêu dùng, với tốc độ tăng trƣởng hơn 8%/năm. Tăng trƣởng của thị trƣờng này chủ yếu ở phân khúc kẹo thuốc, kẹo bạc hà và sô-cô-la đen, hƣớng tới những sản phẩm có thƣơng hiệu. Trong khi đó, thị trƣờng bánh nƣớng tƣơi (bánh mì, bánh ngọt…) và bánh quy khô tiềm năng hơn các sản phẩm kẹo, đặc biệt là phân khúc bánh quy mặn và bánh quy giòn do các loại này ít đƣờng hơn. Có một điểm đặc biệt trong xu hƣớng tiêu dùng tại thị trƣờng này là ngƣời tiêu dùng Việt Nam đang quan tâm tới những sản phẩm ngon và có chất lƣợng, hơn là nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Đây là cơ hội phát triển cho các cơng ty nƣớc ngồi vào thị trƣờng Việt Nam cũng nhƣ các công ty trong nƣớc.

Bánh kẹo tại thị trƣờng Việt Nam vốn là sản phẩm phát triển từ hộ gia đình, là nghề sản xuất truyền thống, không cần công nghệ cao. Nét độc đáo

của bánh kẹo Việt Nam là rất đa dạng chủng loại, mang tính địa phƣơng cao. Mặc dù khơng nằm trong số các hàng hóa thiết yếu, nhƣng là nhóm sản phẩm khơng thể thiếu trên thị trƣờng. Rất nhiều doanh nghiệp bánh kẹo Việt thành danh hiện nay đi lên từ hộ sản xuất gia đình. Điều này cho thấy, thị trƣờng bánh kẹo trong nƣớc rất hấp dẫn và ngày càng lớn.

Yếu tố mùa vụ là một trong những đặc điểm của ngành bánh kẹo Việt Nam. Điều này khiến doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành tập trung chủ yếu ở một thời kỳ nhất định nhƣ Tết Nguyên Đán hay Tết Trung Thu. Trong khi đó, sản lƣợng bánh kẹo tiêu thụ khá chậm tại thời điểm sau Tết và mùa hè do khí hậu nắng nóng. Có thể nói, hiện nay nhận thức sức khỏe của ngƣời dân ngày càng tăng, điều này đã làm thay đổi dần thói quen tiêu dùng đối với sản phẩm bánh kẹo. Ngƣời tiêu dùng hƣớng đến những sản phẩm bánh kẹo chức năng và tốt cho sức khỏe. Do đó, các doanh nghiệp bánh kẹo lớn trong ngành phải không ngừng phát triển và đƣa ra thị trƣờng các dòng sản phẩm theo xu thế này. Các sản phẩm chức năng thƣờng có giá cao hơn, và khi nhu cầu gia tăng sẽ đem lại doanh số bán hàng giá trị cao hơn.

Nguyên vật liệu sản xuất bánh kẹo có nguồn gốc từ các hàng hóa nơng sản, điều kiện thời tiết bất lợi, dịch bệnh xảy ra sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hoat động sản xuất kinh doanh của ngành hàng. Bên cạnh đó, sản phẩm bánh kẹo chịu ảnh hƣởng lớn của khí hậu nóng ẩm. Từ đó, ảnh hƣởng đến chất lƣợng và năng suất lao động, khó khăn trong việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm.Vì vậy phần lớn các cơng ty trong ngành đều tập trung ở các khu vực đông dân cƣ, sức mua lớn, đảm bảo sự thuận lợi trong giao dịch, mua bán. Ngƣợc lại, việc tiếp cận các thị trƣờng ở xa nhƣ miền núi, vùng sâu vùng xa lại gặp nhiều khó khăn.

Sau nhiêu năm chịu áp lực cạnh tranh mạnh từ các sản phẩm bánh kẹo ngoại nhập, đến nay các doanh nghiệp nội địa đang chiếm lĩnh thị phần trong

nƣớc. Ƣu thế về giá cả, chất lƣợng, minh bạch về thông tin nguồn gốc là những yếu tố chính giúp bánh kẹo nội đang chiếm ƣu thế trong việc nắm giữ thị phần tại thị trƣờng trong nƣớc. Những năm gần đây, mặt bằng công nghệ và các trang thiết bị sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp Việt Nam đã có bƣớc cải tiến đáng kể. Hầu hết các doanh nghiệp lớn nhƣ Bibica, Hữu Nghị, Kido… đều đầu tƣ dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại, khép kín, sản phẩm chất lƣợng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, các doanh nghiệp với lợi thế thị trƣờng sân nhà, luôn không ngừng đầu tƣ phát triển mạnh hệ thống phân phối từ thành thị đến nông thôn. Mỗi doanh nghiệp bánh kẹo lớn đều có từ vài chục đến vài trăm cửa hàng, giúp sản phẩm nội chiếm ƣu thế. Sản phẩm bánh kẹo cũng đa dạng từ sản phẩm ăn trong ngày (các loại bánh mì ngọt, bánh chà bông…) đến bánh kẹo theo mùa (Trung thu, Giáng sinh, bánh kẹo tết…). Sản phẩm vừa tiêu thụ nội địa, vừa xuất khẩu, nên chất lƣợng bánh ngày càng đƣợc nâng cao, tăng số lƣợng nhóm sản phẩm ít đƣờng, ít béo, sản phẩm ăn kiêng, sản phẩm có nguyên liệu cao cấp…

Có thể nói, hiện nay thị phần bánh kẹo Việt Nam rơi vào chủ yếu các Cty sx trong nƣớc lớn nhƣ..( Kinh đô, Bibica, Hữu nghị, Hải Hà, Phạm Nguyên,Hải châu...) và các Cty nƣớc ngoài Sx tại Việt Nam nhƣ ( Mayora, Mondelez, Orion, Nabati…) cơ cấu thị phần theo tỉ lệ nhƣ sau. Doanh thu ngành bánh kẹo Việt Nam c đạt khoảng hơn 40 nghìn tỷ năm 2020 với sản lƣợng khoảng hơn 200 ngàn tấn.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty công ty CP đầu tư sản xuất bảo ngọc (Trang 52 - 55)