Tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thực thi chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại miền núi tây nghệ an (Trang 83 - 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.6. Đánh giá thực thi chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao tạ

3.6.2. Tính hiệu quả

Về cơ bản, q trình thực thi chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra của các mục tiêu ban đầu.

- Hiệu quả kinh tế

+ Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm tăng giá trị sản xuất/1ha canh tác so với cách thức sản xuất truyền thống, tạo ra các sản phẩm chất lƣợng cao, an toàn, đáp ứng cho tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu. Tổng kết từ các mơ hình nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho thấy, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác cao nhất có thể đạt gấp 10 - 15 lần so với sản xuất truyền thống, đặc biệt là giá trị tăng thêm do khoa học công nghệ tác động (Sở NN&PTNT, 2019).

Biểu đồ 3.4: Mức tăng giá trị lợi nhuận của một số mơ hình sản xuất nơng nghiệp CNC

Nguồn: Báo cáo nơng nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An

+ Sử dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật, các quy trình cơng nghệ tiên tiến, nên năng suất, sản lƣợng và giá trị sản xuất đƣợc nâng lên. Trên cơ sở đó, góp phần tạo bƣớc chuyển lớn trong sản xuất nông nghiệp; làm gia tăng năng suất, giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi khi áp dụng công nghệ cao từ 25 - 30%,

giúp tăng lợi nhuận trên 30% so với doanh thu. Đặc biệt, làm tăng tỷ trọng giá trị nông sản xuất khẩu của địa phƣơng.

Biểu đồ 3.5: Sản lượng sữa tươi của các doanh nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao

(Đơn vị: nghìn lít)

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ An

+ Tạo ra các vùng sản xuất có quy mơ lớn, xây dựng đƣợc các thƣơng hiệu sản phẩm chủ lực của địa phƣơng có sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng.

- Hiệu quả xã hội

Bên cạnh hiệu quả kinh tế, thì việc thực thi chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao cịn mang lại hiệu quả đáng kể về mặt xã hội:

+ Giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cƣ trên địa bàn với trình độ sản xuất tiên tiến, có thu nhập ổn định.

Biểu đồ 3.6: Đội ngũ lao động tại Công ty Cổ phần sữa TH True Milk

Nguồn: Công ty Cổ phần sữa TH True Milk

Công ty sữa TH True Milk ra đời và hoạt động đã tạo công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ ngƣời lao động địa phƣơng. Giai đoạn 2014-2017, lực lƣợng lao động tại tại công ty tăng lên qua các năm, từ 1980 ngƣời năm 2014 lên 2527 ngƣời năm 2017.

+ Nâng cao trình độ, năng lực của ngƣời lao động. Nâng cao nhận thức của cƣ dân sống ở khu vực nông thôn; thay đổi nhận thức sản xuất và tập quán sản xuất, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, chuyển đổi tập quán canh tác theo hƣớng phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng.

Biểu đồ 3.7: Thay đổi cơ cấu lao động tại Công ty Cổ phần sữa TH True Milk

(Đơn vị: %)

Nguồn: Công ty cổ phần sữa TH True Milk

Cơ cấu lao động của công ty TH có sự thay đổi theo hƣớng gia tăng tỷ lệ lao động trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng, giảm tỷ lệ lao động trình độ trung cấp và lao động phổ thông. Năm 2014, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất (45%), song đến năm 2017, lao động có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất (37%) trong cơ cấu lao động. Lao động phổ thơng có sự sụt giảm nhanh nhất, từ 45% xuống còn 25% sau 3 năm.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, hầu hết các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn đều có sự

chuyển dịch tích cực trong cơ cấu lao động theo hƣớng giảm lao động phổ thơng, tăng lao động có trình độ cao.

+ Nâng cao thu nhập, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân khu vực nơng thơn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo và xây dựng nơng thơn mới.

Biểu đồ 3.8: Thu nhập bình quân đầu ngƣời miền núi Tây Nghệ An 2013-2019

(Đơn vị: triệu đồng)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Thu nhập bình quân đầu ngƣời vùng miến núi Tây Nghệ An đã tăng đáng kể từ 18,02 triệu đồng năm 2013 lên 28.8 triệu đồng năm 2019, song mới đạt khoảng 70% so với mức trung bình tồn tỉnh.

Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ hộ nghèo một số huyện miền núi Tây Nghệ An giai đoạn 2016-2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nhìn chung, giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện miền núi Tây Nghệ An đã giảm đáng kể, đặc biệt tại 4 huyện 30a (Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Quế Phong và Quỳ Châu), tỷ lệ này giảm nhanh chóng từ 54,26% xuống còn 30,38%. Đây là những huyện nghèo nhất miền núi Tây Nghệ An. Đối với các huyện vùng núi thấp, tỷ lệ hộ nghèo đều giảm từ trên 10% xuống còn từ 3-5%.

+ Thực hiện thành công sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là cơ sở để nhân rộng cá mơ hình sản xuất hiệu quả ra các địa phƣơng trong huyện, trong tỉnh Nghệ An. Nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở và tỉnh, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về an toàn thực phẩm, xu hƣớng tiêu dùng xanh…

- Hiệu quả môi trường

+ Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các lợi ích về mơi trƣờng, tạo cảnh quan môi trƣờng thúc đẩy du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, phát triển ngành du lịch bền vững.

Biểu đồ 2.10: Mức tiết kiệm nƣớc của một số mơ hình sản xuất ứng dụng cơng nghệ tƣới nhỏ giọt

Nguồn: Báo cáo nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An

+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần cải thiện tốt hơn điều kiện môi trƣờng, tiết kiệm nƣớc,

hạn chế ô nhiễm đất, nƣớc, khơng khí do sử dụng hóa chất trong phân vơ cơ, thuốc bảo vệ thực vật...

+ Đất đai trong các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng dự án sản xuất đƣợc sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, hợp lý, giúp tạo mơi trƣờng trong sạch, hình thành vùng sinh thái tốt, bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thực thi chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại miền núi tây nghệ an (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)