CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển nơng nghiệp
4.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp quan trọng và hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Trƣớc hết, cần thu hút đƣợc nguồn chất xám từ các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có năng lực, trình độ cao cả trong và ngồi nƣớc, am hiểu tình hình, điều kiện phát triển nông nghiệp của địa phƣơng, từ đó đƣa ra các giải pháp, quyết sách, tƣ vấn chính sách phù hợp để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại vùng.
Thu hút, tạo điều kiện hỗ trợ các Viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp lớn đầu tƣ xây dựng các trung tâm, trạm nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp cao tại vùng Tây Nghệ An. Trong
đó ƣu tiên Trạm nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại thị xã Thái Hòa của Sở Khoa học và Công nghệ, tiếp tục triển khai dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao tại Nghĩa Đàn theo quy hoạch để thu hút doanh nghiệp vào đầu tƣ và ƣơm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, các Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của tập đoàn TH, NafoodGroup, Massan...
Bên cạnh đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng chƣơng trình đào tạo ngắn hạn, liên kết đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, kỹ thuật viên, công nhân viên trong lĩnh vực nơng nghiệp cơng nghệ cao, từ đó có đủ khả năng tiếp cận công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu phát triển.
Đối với chƣơng trình đào tạo dài hạn, tạo điều kiện cho các sinh viên xuất sắc, cán bộ trẻ có năng lực tham gia đào tạo dài hạn trong và ngoài nƣớc, với mục tiêu hình thành đội ngũ chuyên viên, chuyên gia giỏi trong lĩnh vực công nghệ sinh học, kỹ thuật nông nghiệp, chế tạo máy móc sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
Tổ chức các hội thảo, hội chợ nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các công nghệ đƣợc ứng dụng trong canh tác nông nghiệp và sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đến với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân.
Tổ chức các lớp bồi dƣỡng, tập huấn, chuyển giao tri thức, hƣớng dẫn ứng dụng công nghệ cho hộ nông dân, những ngƣời sản xuất trực tiếp về quản lý sản xuất nông nghiệp, lựa chọn giống cây trồng vật nuôi, lựa chọn công nghệ phù hợp, bảo hộ nhãn hiệu...
4.2.4. Giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ hu ến hích phát triển sản uất nông nghiệp ứng ụng công nghệ cao
Để nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cần áp dụng các cơ, chế chính sách hiện hành, đƣợc quy định trong Luật Công nghệ cao, Quyết định số 1895/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Đề án phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao đến năm 2020; Chƣơng trình quốc gia về phát triển công nghệ cao; Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 2475/QĐ-TTg của Chính phủ Tổ chức xây dựng và triển khai các dự án ứng dụng công nghệ cao, và các chính sách hỗ trợ trực tiếp hoặc
gián tiếp của tỉnh Nghệ An nhƣ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 14/12/2016 về phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2016-2020, định hƣớng đến năm 2025; Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 28/3/2014 về Chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ các dự án công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An…Cụ thể là:
- Thực hiện cơ chế ƣu đãi về đất đai đƣợc quy định trong Khoản 2 Điều 33 Luật Công nghệ cao và các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
- Thực hiện các mức ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tang (VAT), thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các ƣu đãi khác với doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Công nghệ cao.
- Thực hiện cơ chế, chính sách ƣu tiên, hỗ trợ với công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp theo các Khoản 1, 2, 3 Điều 27 Luật Công nghệ cao cũng nhƣ các quy định khác của pháp luật.
- Thực hiện cơ chế thu hút, sử dụng nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp quy định trong khoản 1 Điều 29 Luật Công nghệ cao và các quy định khác của pháp luật.
- Về tín dụng, thực hiện cơ chế cho vay vốn ƣu đãi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn.
- Hỗ trợ các hình thức hợp tác, liên kết tổ chức sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nông dân, ngƣời sản xuất, các trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp để tăng cƣờng năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao theo các quy định hiện hành.
- Hỗ trợ xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
Trong quá trình thực hiện, dựa vào điều kiện đặc thù của địa phƣơng, cần tiếp tục nghiên cứu nhằm điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện các chính sách cho phù hợp với thực tiễn phát triển nông nghiệp công nghệ cao.