Giải pháp về khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thực thi chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại miền núi tây nghệ an (Trang 100 - 102)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển nơng nghiệp

4.2.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ

Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao một cách hiệu quả thì việc lựa chọn cơng nghệ phù hợp ứng dụng vào sản xuất cho từng vùng, địa phƣơng là khâu hết sức quan trọng. Hiện nay, trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đã và đang ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau, song đối với vùng miền núi Tây Nghệ An sẽ chọn lọc các công nghệ theo hƣớng mở và phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình, đối tƣợng cây trồng, vật ni mũi nhọn cũng nhƣ phù hợp với

điều kiện cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật của vùng. Trong giai đoạn sắp tới, có thể lựa chọn các cơng nghệ dƣới đây để ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp tại miền núi Tây Nghệ An

- Kỹ thuật và công nghệ về nhân giống cây trồng đối với cây ăn quả đặc

sản, cây công nghiệp: công nghệ nuôi cấy mô tế bào, giâm hom, nhân giống truyền thống

- Công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao:

Lĩnh vực trồng trọt: kỹ thuật canh tác không sử dụng đất; cơng nghệ tƣới nƣớc tiết kiệm kết hợp bón phân tự động hoặc bán tự động; cơng nghệ nhà kính, nhà màng, nhà lƣới có hệ thống điều khiển tự động, bán tự động; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Ogranic, GlobalGAP; quy trình sản xuất lúa ICM

Lĩnh vực chăn nuôi: công nghệ chuồng kín, chuồng mát, ni trên nền đệm lót sinh học, ứng dụng chế phẩm sinh học Probiotics, gắn chip điện tử, hệ thống vệ sinh, cho ăn, uống nƣớc tự động…

- Cơ giới hóa, tự động hóa trong các khâu sản xuất nơng nghiệp: Cơ giới hóa làm đất, rạch hàng, gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch trong trồng trọt. Cơ giới hóa hệ thống chuồng trại tự động, bán tự động trong một số khâu nhƣ vệ sinh, làm mát chuồng trại, chế biến và cung cấp thức ăn, nƣớc uống cho vật nuôi, xử lý chất thải trong chăn nuôi…

- Công nghệ sau thu hoạch: công nghệ điều chỉnh thành phần khơng khí, sử dụng enzyme, cơng nghệ sấy chân không, sấy nhanh, sấy lạnh, chiếu xạ, tự động hóa trong giết mổ, vi tính hóa trong quản lý điều hành, quản lý lƣu trữ dữ liệu truy nguyên nguồn gốc xuất xứ hàng hóa,…

Để nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học cơng nghệ vào q trình canh tác, sản xuất nơng nghiệp, cần có sự phối hợp, vào cuộc của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan

- Đối với cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học:

Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ, các dự án sản xuất thử nghiệm và dự án ứng dụng khoa học - công nghệ. Lồng ghép các nhiệm vụ

khoa học công nghệ với các dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng các mơ hình ứng dụng cơng nghệ, tiến hành chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá từ đó hồn thiện các mơ hình nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao đang đƣợc triển khai trên thực tế, lựa chọn mơ hình sao cho phù hợp với từng địa phƣơng để tiến hành chuyển giao, nhân rộng thông qua mạng lƣới 4 nhà.

Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân trong thử nghiệm và chuyển giao các công nghệ vào sản xuất

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân:

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm bảo đảm chất lƣợng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng.

Các doanh nghiệp đề xuất, đặt hàng các mơ hình áp dụng cơng nghệ cao trong canh tác, sản xuất nông nghiệp; nhập khẩu công nghệ mới, tiếp nhận chuyển giao, hợp tác triển khai ứng dụng công nghệ, đổi mới, nâng cấp dây chuyền hiện đại.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thực thi chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại miền núi tây nghệ an (Trang 100 - 102)