V. TUỔI THIẾU NIÊN 1 TÍNH CÁCH CHUNG
5. THỜI KỲ HÌNH THÀN HÝ THỨC HỆ
Aristote đã từng khẳng định rằng sự hình thành ý thức hệ là một đặc tính của tuổi thiếu niên nhưng nó được thực hiện mà chưa có kinh nghiệm. Vì thế các bậc cha mẹ thường nhắc nhở các em rằng: “Khi các con phải tìm cho mình một tình huống, một thân phận thì các con sẽ lại rơi xuống đất”. Mặc cho những lời nhắc nhở đó theo bất kỳ một lý lẽ nào thì cũng không thể ngăn cản được khuynh hướng này khi các em bước vào tuổi trưởng thành. Bởi vì sự hình thành ý thức hệ này ở các em tuổi trẻ là cách để tự khẳng định và phát triển tính cách người lớn ở tuổi này.
Sự hình thành ý thức hệ này cũng đã xuất hiện trong cuộc sống của những người tiền sử nhưng dưới một hình thức ít nguỵ biện hơn. Một vài nghi lễ vào tuổi dậy thì cũng làm hình thành một vài hình thức tư tưởng ở các bạn trẻ như ý tưởng về sự trinh bạch, về lòng dũng cảm, về sự bền bỉ. Để chứng minh cho sức mạnh về tâm hồn các em chịu đựng không một tiếng rên la trước những sự tổn thương về thể xác thực hiện trong nghi lễ.
Trong thời cổ điển người ta tìm mọi cách để phát triển nơi các em sự chịu đựng và sự hy sinh, cũng như lòng tận tuỵ vì yêu cầu của cộng đồng. Ở nhiều nơi trên thế giới các bạn trẻ mười bảy, mười tám tuổi phải tuyên thệ trước đền thờ thánh hay bàn thờ tổ tiên là không bao giờ rời vũ khí, bỏ rời bạn chiến hữu và nguyện chiến đấu đến cùng
để bảo vệ niềm tin thiêng liêng về những lợi ích của cộng đồng dù chỉ có một mình hay bên cạnh những chiến hữu.
Trong thời kỳ trung cổ ý thức hệ được nở rộ trong thời kỳ hiệp sĩ mà nổi bật là tinh thần hy sinh và tinh thần phục vụ. Từ bảy đến mười bốn tuổi đã bắt đầu học nghề theo chương trình quy định. Các em được rèn luyện thể thao, âm nhạc cũng như những thực hành tôn giáo. Các em còn được tiếp xúc với lịch sử các hiệp sĩ. Từ mười bốn tuổi các em đã trở thành người hầu các hiệp sĩ. Nhiệm vụ của người hầu là luôn bên cạnh những hiệp sĩ khi thường cũng như khi chiến trận để giúp đỡ và che chở cho chủ. Các em luôn phải tỏ ra là những con người dũng cảm, phục tùng, tài giỏi. Các em phải sẵn sàng hy sinh cho ông chủ cũng như những ý tưởng của chính ông chủ.
Từ hai mươi mốt tuổi các em có thể được phong nhận danh hiệu hiệp sĩ. Sau một đêm cầu nguyện các em sẽ tuyên thệ “trở thành người hiệp sĩ khôn ngoan, dũng cảm, trung thành, nhân ái và công bằng, người đi tiên phong trong giáo hội, một người luôn bênh vực những người goá bụa cũng như những em mồ côi, người bảo vệ cho phụ nữ”. Ý thức hệ giúp cho các em xuất hiện trên một bình diện rất có ý nghĩa trong tuổi thiếu niên. Như chúng ta đã biết trong những năm đầu tất cả những khả năng của các em được phát triển theo một trật tự đã định. Vào tuổi thiếu niên, những khả năng đó được kết hợp với nhau và hướng theo một mục đích và duy nhất. Đồng thời nhân cách cũng trở nên hài hoà và cá nhân được hình thành vừa trên bình diện sinh học cũng như trên bình diện triết học. Nghĩa là các em đã trở thành một con người trưởng thành đầy đủ. Cùng một lúc sự thức tỉnh của những thích thú tình dục trở nên vô cùng mạnh mẽ về mặt này thì mặt khác trở thành một con người có ý tưởng rõ rệt. Cũng từ đó làm nảy sinh ở các em những xung đột trong tâm hồn các em. Những xung đột này càng nhiều nếu người ta đã giành cho các em quá sớm những thói quen phạm tội trong lĩnh vực tình dục. Vì thế những năm tháng của tuổi thiếu niên thường trở thành vô ích do cuộc đấu tranh thường xuyên giữa những xung lực tình dục với những giáo huấn của xã hội cũng như của tôn giáo.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải thừa nhận rằng đời sống tình dục giữa những người khác giới và ý thức hệ lại bắt nguồn từ những nguồn gốc chung. Theo các nhà chuyên môn thì nguồn gốc chung đó là nhu cầu mà các em thiếu niên cần chứng minh rằng các em đã là một người nào đó hay một vật nào đó để cho các em được bổ sung cho hoàn thiện cũng như để cho các em chứng tỏ khả năng của mình.
Một người đàn ông còn trẻ cũng như một cô gái trẻ tự thể hiện về phương diện thể chất cũng như tình cảm của mình với những người xung quanh mà không băn khoăn gì đến việc mình đã hoàn thiện hay chưa. Nhưng về ý thức hệ thì lại là việc rất cần thiết bởi vì sự hài hoà về nhân cách định ra mục đích cũng như tư tưởng. Chính vì thế
mà giai đoạn cuối cùng của tuổi thiếu niên là giai đoạn được đánh dấu bằng hai đặc trưng chính là đời sống tình dục với người khác giới và sự hình thành ý thức hệ. Có những chi tiết rất đáng được quan tâm là phần lớn những ảnh hưởng về tôn giáo xuất hiện ở tuổi mười sáu. Hiện tượng này hình như được hình thành đúng vào lúc các em thiếu niên mong muốn gì đó từ bên ngoài giá trị hơn chính cá nhân các em.
Cũng từ tư tưởng này, giai đoạn cuối cùng của tuổi thiếu niên lại thường kéo theo nhiều điều mà các em không thoả mãn. Một cách đặt vấn đề để tìm hiểu về chính mình, một cảm giác bất lực, thấp hèn và thiếu an toàn. Sở dĩ như vạy là vì các em thiếu niên cảm thấy là các em cần ngang bằng với ý tưởng của mình. Sự không hài lòng về chính mình này có thể làm nảy sinh cái mà các nhà chuyên môn gọi là “ý thức phạm tội” và thường dẫn các em đến với tôn giáo.
Ý thức hệ này còn tồn tại dưới một hình thức khác như cho rằng thế giới là hoàn thiện và một chủ nghĩa nhân đạo hoàn hảo. Nhưng khi các em nhận ra rằng thế giới không như các em mơ tưởng thì các em sẽ thấy thất vọng như nhiều bạn trẻ tuyên bố. Người ta cũng thường gặp thái độ đó ở những em thiếu niên cho rằng cuộc sống đời thường thật là buồn tẻ và cũng chẳng được hoàn hảo như các em nghĩ. Đơn giản chỉ vì thế giới thực tại không mang đến cho các em niềm vui như sự tưởng tượng của các em. Với các em hạnh phúc thì ý tưởng của các em thường thực tế hơn và cũng dễ thực hiện hơn. Các em thiếu niên bao giờ cũng mong muốn có một cuộc sống tràn đầy niềm vui. Nếu tình hình trái lại sẽ là sự hoài nghi và kèm theo là những cơn mê sảng trong những giấc chiêm bao.
Các em thiếu niên thường xem xét, đánh giá người khác cũng như chính mình thông qua những ý tưởng. Vì vậy chúng ta phải kiên nhẫn giảng giải cho các em. Nếu không chúng ta sẽ phải đưong đầu với cái mà Guedella gọi là “sự cứng đầu phù phiếm của những anh chàng mới lớn”.
Cái mà các em thiếu niên biểu hiện là những quan niệm chứ không phải là sự xác tín bởi vì những khuynh hướng của các em chỉ được xây dựng bằng kinh nghiệm. Nếu như những ý niệm của các em làm cho chúng ta cảm thấy độc đoán thì do những ý kiến đo được bắt nguồn từ những tình cảm, những cảm giác thiếu an toàn mà thường là do những thất bại của người khác ảnh hưởng đến các em hơn là của chính các em. Sự không hài lòng trỗi dậy trong các em là do người khác và thế giới chỉ là những phản chiếu trong tâm tưởng của các em. Các em tìm kiếm một vũ trụ lý tưởng chỉ có hoàn bình và trật tự khác với những cái mà các em thấy trong tâm tưởng của các em. Để có ý thức tốt hơn về những vấn đề và để công thức hoá những quan niệm của mình, tất cả các em vào tuổi này thường tập hợp lại với nhau. Các nhóm này có dáng dấp như là một tổ chức khác với các nhóm trong thời kỳ dậy thì chỉ bắn bó duy nhất
với người thủ lĩnh hay với những thành viên khác trong băng nhóm. Sự ràng buộc trong tổ chức mới này là chân lý, sự công bằng và lòng nhân ái.
Tuy nhiên các em thiếu niên rất thích bảo vệ những ý kiến riêng và sẵn sàng chống lại những ý kiến người khác.
Những cuộc tranh luận này của các em được diễn ra tại gia đình hay ở những nơi tụ họp cần được khuyến khích. Cách tốt nhất để làm cho những ý niệm được sáng tỏ là cách cứ để cho các em tự thể hiện. Cũng như thế cách tốt nhất để trở htành một người trưởng thành có ý tưởng rõ ràng là cứ để cho những ý tưởng đó được kiểm chứng bởi người khác để có thể điều chỉnh những mặt thiếu hợp lý.
Vấn đề mà chúng ta quan tâm không phải là nội dung những ý tưởng của các em. Theo các nhà chuyên môn thì cái quan trọng hơn là những suy tư của chính các em và được thể hiện theo cách của từng em. Cho dù còn nhiều thiếu sót nhưng cái quan trọng hơn là những ý tưởng mà các em tâm đắc.
Với các em thiếu niên không phải cái gì cũng nhất nhất phải nghiêm chỉnh. Nhiều bậc cha mẹ thường cho rằng các em sẽ đem thực hiện ngay những ý tưởng về chính trị xã hội của các em. Sự thực thì không phải như vậy, vì đây chỉ là thời kỳ thí nghiệm mà các em phải nỗ lực để công thức hoá vì tuổi thiếu niên chưa phải là những người trưởng thành thực sự. Các em còn trong quá trình để trở thành người lớn mà thôi. Cái quan trọng mà các bậc cha mẹ cần quan tâm là những vấn đề đó có phải chính các em khám phá ra hay không. Nền giáo dục của nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta là chỉ quan tâm đến việc các em có được tấm bằng với bất cứ giá nào. Việc học tập của các em để có một tấm bằng cũng là điều không thể tránh được nhưng với những quan niệm hiện đại thì cái quan trọng hơn là thực sự có một khả năng khám phá, phát minh một cách độc lập và có hiệu quả. Vì vậy mục đích hàng đầu của sự nghiệp giáo dục là phát triển một cách toàn diện nhân cách của các em. Với cách giáo dục nhồi nhét kiến thức trong nhiều trường học hiện nay sẽ dẫn đến nguy cơ làm cho các em bất lực trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ hiện nay. Việc khuyến khích học tập với những học bổng các loại là rất cần thiết. Nhưng sự khuyến khích này được thực hiện theo những chuẩn mực như thế nào lại là vấn đề nhức nhối của xã hội cũng như của những người có lương tri. Sự khuyến khích và sự đầu tư không đúng yêu của của đất nước cũng như yêu cầu của thời đại không chỉ gây ra lãng phí mà còn có hại rất lớn cho xã hội sau này. Một đất nước mà những vị trí trọng đại lại nằm trong tay những người không khả năng khám phá, phát minh thì chỉ luôn chạy theo thiên hạ chứ đừng nói gì đến đuổi kịp và vượt lên trên thiên hạ. Nếu một nền giáo dục đã bị thương mại hoá theo nghĩa xấu, theo nghĩa bằng thật đem bán cho những người không có năng lực và phẩm chất mà chúng ta yêu cầu. Nhưng dù sao cũng phải thừa nhận là trên thế giới thiếu gì nơi vẫn thương mại hoá giáo dục theo nghĩa bán bằng thực sự cho những người xứng đáng vì ở những nước tư bản thì có gì không phải là hàng hoá. Chỉ có
điều hàng hoá đó là hàng hoá thực được đem bán cho những người tương xứng với một cái giá tương xứng. Kinh tế hàng hoá luôn có hai mặt, mặt tích cực và mặt tiêu cực. Vì thế chúng ta mới chủ trương thực hiện nền kinh tế thị trường, tức nền kinh tế hàng hoá, để tận dụng mặt tích cực của nó, nhưng phải triệt tiêu mặt tiêu cực mới hy vọng mang lại hiệu quả cho đất nước. Tóm lại muốn có những sản phẩm giáo dục đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật hiện nay thì sự đầu tư của xã hội cũng như của người học phải đúng hướng. Có như vậy chúng ta mới hy vọng có những sản phẩm giáo dục có chất lượng cao phù hợp với mục đích mà chúng ta đề ra chứ không phải là những tấm bằng không có gì phù hợp với con người có bằng. Sự đầu tư này không chỉ là tiền mà là sự nỗ lực to lớn của nhà trường cũng như của người học, vì tiền không làm nên thiên tài. Tiền có thể mua được tài năng nhưng tiền không làm ra tài năng, đặc biệt là thiên tài, vì khi đã gọi là thiên tài thì đương nhiên là phải bao gồm của tài và đức. Một người có tài chưa chắc có đức vì họ có thể bán mình cho người có tiền. Còn những người thực sự có tài năng lại có đức nhưng họ chưa thực sự là thiên tài cũng không ít. Nhưng đã là thiên tài thì thời đại nào cũng chỉ suy tôn những người vừa có tài cao lại vừa có đức rộng. Với những người như vậy thì đồng tiền và dang vọng làm sao có thể mua chuộc được họ, cũng như làm nên họ.