III. NHỮNG THỜI KỲ ĐẦU TIÊN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
2. NGUYÊN TẮC VỀ SỰ THÍCH THÚ
Khi những sự bùng nổ tự phát những năng lượng thần kinh trong một chừng mực nào đó đã được kiểm soát, đã được thiết lập kết quả thì việc kiểm soát chủ động giúp cho các em bắt đầu vui thích. Nó thức tỉnh việc khám phá và chứng minh những khả năng của các em. Các em sẽ mạnh dạn chạy xa mẹ chúng trong một chừng mực nào đó. Điều đó có nghĩa là các em đã thích nghi dần dần với cuộc sống. Đó là thời kỳ phát triển của cá nhân và cũng là thời kỳ phát triển những năng lực trong một môi trường được đảm bảo an toàn.
Vấn đề vệ sinh tinh thần trong thời kỳ này cũng khá đơn giản, chỉ cần cung cấp cho các em những điều kiện tốt nhất có thể để các em tập luyện một cách tự do trong những hoạt động về thể chất.
Cần chú ý là có một cái hại chung trong thời kỳ được gọi là thời kỳ nghịch ngợm, sờ mó (phase manipulation) là nếu như người ta không cung cấp cho các em những đồ chơi thì các em sẽ nghịch ngợm, sờ mó những bộ phận trong cơ thể. Các nhà tâm thần học đã lưu ý chúng ta rằng việc nghịch ngợm, sờ mó những bộ phận bài tiết sẽ dẫn đến cái mà người ta gọi là sự thủ dâm trẻ thơ mang tính vô thức. Tuy nhiên theo những nhà chuyên môn thì tình trạng này có thể chữa trị khá dễ dàng bằng cách gây sự chú ý của các em vào những đồ chơi hay những đồ vật khác mà em yêu thích. Nếu giải pháp này thực hiện đúng lúc các em đang thấy hứng thú nhất với việc thủ dâm thì sẽ khó có hiệu quả. Bởi vì sự thủ dâm đã đem đến cho các em một thói quen chìm đắm trong sự u mê tình dục và làm nản lòng những khuynh hướng tự nhiên trong hoạt động. Chúng ta cần nhớ rằng nguyên tắc về sự thoả mãn được đem lại nhờ nguyên tắc thực tế.
Những hoạt động về cơ thể và những chức năng thể chất mà chúng ta vừa nói ở trên luôn kéo theo những thích thú xác thịt mà các nhà chuyên môn gọi là những thích thú tình dục. Cái mà gọi là những thích thú tình dục này được hiểu theo một nghĩa rất
rộng như khi bú, khi cử động chân tay, nói bi bô, đi tiểu và đại tiện. Tất cả những hành động này đều mang lại cho các em những thích thú. Và cũng không có gì là hiếm ngay cả khi các em đi bậy với một nụ cười rạng rỡ và tự nhiên. Với tất cả những gì quan sát được chúng ta có thể gọi đó là chức năng sinh học của sự thích thú, của sự thoả mãn. Sự thích thú này cổ vũ và tôn vinh những chức năng sinh lý.
Chúng ta cần nhớ rằng nguyên tắc về sự thích thú, về sự thoả mãn là từ những nguyên tắc thực tế. Vì thế bú mang lại cho các em một sự thích thú dễ chịu rồi chính sự thích thú này lại cổ vũ các em bú. Nếu các em tỏ ra khó chịu và điều đó cũng thường xảy ra như khi bị tắc sữa hoặc khi các em không cảm thấy ngon miệng sẽ làm các em chán nản và sẽ không bú tiếp nữa. Đó chỉ là một thứ phản xạ sinh học rất tự nhiên. Nhiều bà mẹ không hiểu điều này cứ tiếp tục ấn đầu vú vào miệng các em mà cũng không làm cho các em tiếp tục bú vì sự mất ngon lành làm cho các em không còn hứng thú bú nữa. Hậu quả là đã làm cho các em không còn chút tin tưởng nào ở mẹ chúng và sự thiếu tin tưởng này khiến các em không còn hứng thú để bú sau này. Sự trình bày trên được các nhà chuyên môn gọi là “lý thuyết sinh học về sự thích thú” không có gì giống với quan niệm cũng như thói quen của nhiều bậc cha mẹ và sẽ làm cho các em mất cảm giác thích thú trong nhiều trường hợp khác. Nhiều khi các em còn bị phạt mỗi lần được hưởng sự thích thú nào đó. Khi lớn lên các em sẽ sống trong tình trạng thích thú là đồng nghĩa với kỷ luật, với những cái chẳng thích thú gì. Một số đã đi đến kết luận rằng tất cả những hoạt động mang lại sự thích thú đều bị mắng mỏ, chỉ có những hoạt động bị mắng mỏ mới là dễ chịu. Từ đó các em làm những điều xấu chỉ đơn giản vì nó là xấu. Các nhà chuyên môn lưu ý chúng ra rằng đã có những em nổi loạn vào thời kỳ này và tuyên bố “em muốn làm những gì em muốn cũng như em muốn làm tất cả những gì em không thích”
Lý thuyết sinh học về những thích thú hoàn toàn không có gì giống với sự phóng túng. Vì sự phóng túng đã coi sự thích thú như là cái duy nhất mang lại cho con người sự thoả mãn và là mục đích chính của cuộc đời. Chúng ta cần nhớ rằng nhiệm vụ của sự thích thú trong tự nhiên là khích lệ những hoạt động mà nó tham gia chứ không thể thay thế những hoạt động.
Những đặc tính của sự thích thú sinh học hay còn gọi là sự thích thú cơ thể hay xác thịt (sensuel) này được một số nhà chuyên môn không đồng nhất với khái niệm tình dục (sexuolité). Nhưng về thực chất nó lại là một vì cũng là hành vi bú thì người này gọi là thích thú xác thịt nhưng lại tác động đến tinh thần nên gọi là tình dục. Nói cho cùng thì không có loại thích thú xác thịt nào lại không tác động đến tinh thần.
Chúng ta biết rằng sự thích thú này ở trẻ em và ở người lớn nói chung đều mang lại một sự vui sướng như một sự vui sướng trong thành công.
Một cách chung nhất thì trẻ em sung sướng là trẻ em lành mạnh cả về cơ thể và tinh thần. Còn trẻ em đau khổ là trẻ em luôn trong tình trạng không được thoả mãn và khiếp nhược có khuynh hướng luôn cáu giận. Còn hạnh phúc mang lại hiệu quả vì nó mang lại cho con trẻ nhiều lợi ích và sự khích lệ trong mọi hoạt động. Vì thế người ta có thể nói một cách trung nhất là đứa trẻ sung sướng là một đứa trẻ lành mạnh và ngoan vì em được thoả mãn.
Những người không đồng nhất sự thích thú xác thịt (sesuel) với tình dục (sexuel) cũng phải thừa nhận rằng sự thích thú xác thịt này sẽ phát triển thành thích thú tình dục vào tuổi trưởng thành. Thực ra đó chỉ là một. Chúng chỉ khác nhau với trẻ em là tình dục trẻ em, là tình dục chưa phát triển là tình dục tiền sinh dục còn với những người trưởng thành là tình dục đã trưởng thành. Nghĩa là nó thể hiện dưới hai hình thức sau đây: những nụ hôn hay sự vuốt ve và sự giao hợp, mà đặc trưng chủ yếu là sự giao hợp, vì trẻ em cũng có và cũng thích những nụ hôn và sự vuốt ve. Vì thế chúng ta không nên kích thích các em vuốt ve ngực người mẹ cũng như sau này chúng thích sờ nắn vuốt những cơ quan sinh dục nơi trẻ em, nếu không sẽ làm cho trẻ em thích thủ dâm khi không được người khác vuốt ve nghĩa là tự các em vuốt ve những bộ phận sinh dục của chính mình. Đương nhiên điều đó là không tốt vì nó có thể dẫn đến những khủng hoảng về tinh thần và có thể rơi vào các chứng bệnh tâm thần các loại. Về lâu về dài sự thủ dâm sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại không chỉ về sinh lý mà còn về tâm lý. Các em sẽ trở thành những con người bất lực và rất trở ngại cho cuộc sống vợ chồng sau này.
Các nhà chuyên môn đều nhất trí rằng chứng thủ dâm nơi con trẻ thường bắt nguồn từ sự ngăn cấm tuỳ tiện của người lớn vì thế có thể có hai nguồn gốc.
Những nguồn gốc bên ngoài như khi các bậc cha mẹ thấy các em có thích thú khi đặt bàn tay vào giữa hai đùi và đung đưa thì đánh mắng các em mà không biết rằng đó là một loại hoạt động tình dục điển hình rất phổ biến và tự nhiên vào lứa tuổi các em. Thái độ của cha mẹ nói trên làm cho các em có mặc cảm như một kẻ phạm tội. Từ đó chúng lén lút thực hiện những động tác đó khi không có mặt người lớn. Sự mặc cảm tội lỗi còn dẫn đến bệnh thần kinh trầm uất luôn bồn chồn lo lắng bất an và thường diễn ra vào tuổi thiếu niên vì mặc cảm tội lỗi đã chặn đứng con đường phát triển bình thường về tâm sinh lý nơi các em. Thậm chí còn dẫn đến cái mà người ta gọi là sự tha hoá về tình dục vì nó làm cho những xung lực tình dục hướng vào những đối tượng không bình thường như bệnh bạo dâm chẳng hạn.
Sự dồn nén vô lý cũng có nguyên nhân nội tại ngay cả khi các em chưa hề bị quở mắng vì nếu cứ tiếp tục thủ dâm kéo dài tự nó sẽ làm cho các em khiếp sợ và cuối cùng có thể rơi vào bệnh tâm thần mà các thầy thuốc luôn gặp phải trong những khách hàng của họ.
Nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến thói thủ dâm ở các em là thiếu tình thương. Để tự an ủi các em tìm cách tự thoả mãn bằng sự thủ dâm. Chúng ta luôn ghi nhận rằng tình thương của người mẹ vừa là tình mẫu tử lại cũng mang nội dung tình dục. Vì thiếu tình thương này nên các em tìm cách tự đáp ứng.
Chúng ta nên nhớ rằng thông thường hậu quả của việc thủ dâm là khá nặng nề nếu nhiều em thấy không cần đến mẹ chúng vì các em đã có cách riêng để thoả mãn cả tình mẫu tử và tình dục mà cũng chẳng sao. Các nhà chuyên môn đều quả quyết rằng tất cả hay hầu hết những trường hợp có nhu cầu tình dục thái quá ở những em thiếu niên đều bắt nguồn từ sự thiếu tình thương và sự dồn nén tình yêu được che chở.
Điều quan trọng để cho các em có một đời sống tinh thần lành mạnh là hãy để cho các em được thoả mãn một cách tự nhiên những thích thú của các chức năng sinh học và cơ thể. Tuy nhiên cũng cần có một sự theo dõi sao cho những thoả mãn đó chỉ trong phạm vi chức năng yêu cầu, tránh những sự thái quá cũng như những sự kích thích có tính cách tình dục. Khi sự việc đã đi quá xa thì sự trừng phạt cũng như mọi răn đe đều trở nên vô ích. Lời khuyên của những nhà chuyên môn là dồn nén, ngăn cấm còn nguy hiểm hơn cứ để cho các em tự thực hiện như đã trình bày ở trên.
Những bà mẹ thông minh và bình thường yêu quý thực sự con em mình thường rất dễ dàng vượt qua hầu hết những khó khăn trên. Sở dĩ như vậy là vì các em rất yêu bà ta và cũng được bà yêu nên chúng không có nhu cầu đi tìm những thích thú khác. Trái lại, chúng sẽ phải tự tìm những thích thú khác để thay thế. Khi trường hợp đã trở nên nan giải thì chỉ còn cách là nhờ sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn mà kết quả không phải lúc nào cũng đạt được sự mong muốn.