Những nguyên tắc của lý thuyết về sự chín muồi.

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ thơ (Trang 51 - 54)

II. SỰ CHÍN MUỒI VỀ MẶT TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ THƠ.

c) Những nguyên tắc của lý thuyết về sự chín muồi.

Những thực nghiệm khoa học đó đã giúp cho các nhà khoa học đúc kết thành những nguyên tắc của sự chín muồi sau đây:

1. những khả năng như đi, nói và hàng loạt những hoạt động khác của trẻ em là dựa trên những cơ sở về độ chín muồi nghĩa là từ những năng khiếu tự nhiên, vốn có chứ không phải do luyện tập. Thông thường khi chúng ta nghĩ là giáo dục cho các em cái này cái khác thì đúng ra là chúng ta chỉ kích thích năng khiếu đã sẵn có nơi các em.

Vì thế không cần thiết phải giáo dục cho chúng bò, đi, nói vì những khả năng đó đã có sẵn nơi các em. Nếu cứ để các em tự xoay xở, các em sẽ làm được mà không cần sự có mặt của chúng ta. Sự quan sát của những nhà khoa học còn cho thấy trí thông minh và cảm tính luân lý đạo đức nơi các em. Nhiệm vụ của chúng ta chỉ cần giới hạn trong khuôn khổ là tạo ra hoàn cảnh để kích thích và động viên các em mà thôi.

Các nhà chuyên môn còn cho rằng thật là vô ích khi chúng ta tìm cách huấn luyện cho các em những cái mà các em không có năng khiếu. Khi chưa đến độ chín muồi mà chúng ta lại tập cho các em những động tác này hay động tác khác. Những động tác đó sẽ đến với các em khi cơ thể các em nói chung cũng như tổ chức thần kinh của các em nói riêng cần thiết cho những động tác đó hoạt động nghĩa là đến một lúc nào đó của quá trình phát triển và chín muồi. Cũng như thế với các em bước sang tuổi thiếu niên, không cần thiết phải dạy cho các em phải làm gì khi tình yêu xuất hiện hay dạy các em cách yêu khi mà trong em chưa xuất hiện những tình cảm đó. Và khi chúng đã yêu thì nói chung là chúng ta chẳng có thể làm gì được để ngăn cấm. Hoặc với những em không bao giờ biết đến yêu đương thì chúng ta cũng không thể bắt chúng yêu được. Chúng ta thường cho những cái đó là không bình thường chỉ vì chúng ta chưa thấy đó là những tố chất tự nhiên và bẩm sinh. Chúng ta thường có thói quen là luôn để ý đến một em gái mười bốn tuổi quan tâm đến bạn trai. Sự quan tâm sát sao đó đi ngược với tiến trình tự nhiên. Các nhà chuyên môn khuyên chúng ta là hãy để cho tiến trình đó diễn ra một cách tự nhiên và bình thường như nó vốn là như thế. Theo dõi sát sao sẽ dẫn tới những sự vụng trộm mà chúng ta không thể kiểm soát được. Trong vấn đề này vai trò của xã hội đến đâu chúng ta sẽ có dịp bàn đến trong những phần sau. 2. Xã hội và cha mẹ luôn nghĩ rằng chúng ta phải làm một cái gì đó chứ không thể để cho những quá trình đó diễn ra một cách tự nhiên như vậy. Những nhà chuyên môn

thừa nhận là sự quan tâm đó là vô cùng cần thiết. Nhưng chúng ta không thể làm gì được khi mà những tố chất tự nhiên đó chưa đến độ chín muồi trong quá trình phát triển. Cũng vì thế mà hệ thống giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải chia ra thành nhiều cấp học với những chương trình khác nhau, phương pháp khác nhau phù hợp với từng lứa tuổi. Thật là phí công khi muốn dạy cho các bé sơ sinh mới được 15 ngày cách tự kiểm soát việc đi tiểu cũng như đại tiện bởi vì hệ thống thần kinh của các em chưa phát triển tới độ có thể kiểm soát được những cơ bắp. Cũng khó mà dạy cho một em 10 tuổi có những nhận biết về một chân lý trừu tượng nào đó. Tất cả những việc nói trên chỉ làm mất thì giờ và công sức, tai hại hơn là đẩy các em rơi vào những rối loạn và làm cho chúng bị tổn thương. Từ đó sẽ cản trở cho quá trình phát triển tự nhiên những khả năng vốn có của các em mà đáng ra chúng phải được phát triển một cách tự do. Chúng ta biết rằng từ bốn đến bảy tuổi cá tính của các em được phát triển, từ tám đến mười hai tuổi là sự hoà nhập. Nếu chúng ta đòi hỏi một em mới bốn hay năm tuổi phải có khả năng hoà nhập sẽ làm cho việc hình thành nhân cách gặp khó khăn, làm cho chúng không có dịp để hình thành cá tính.

3. Chúng ta hãy chờ cho thời kỳ chín muồi bắt đầu, lúc đó chúng ta sẽ có cơ hội để tiến hành sự giáo dục. Chúng ta không nên hấp tấp vội vàng ngay cả khi những sự chín muồi đó xuất hiện như khi xuất hiện tinh thần đồng đội. Ngay cả khi bộ máy thần kinh xuất hiện để chỉ huy các chức năng chúng ta cũng không nên vội vàng vì nên để cho chúng có thời gian phát triển. Điều đó cũng giống như khi người ta muốn cho chiếc xe máy của mình được vận hành một cách an toàn thì phải có thời gian làm trơn máy. Biết bao trẻ em phải khốn khổ khi chúng bị ép phải tập nói trước tuổi mà đúng ra là điều đó sẽ được bắt đầu một cách tốt đẹp khi điều kiện đã chín muồi. Sự ép buộc này thường dẫn đến những dồn nén thần kinh và đây chính là một hình thức của sự nổi loạn và sự từ chối. Người ta thường nghe thấy những lời than phiền đại loại như “nó không chịu giữ lời hứa gì cả”. Những lời hứa này là tự cha mẹ và xã hội áp đặt cho các em chứ đâu có phải là lời hứa của chính các em.

4. Thời điểm tốt nhất trong quá trình diễn ra sự chín muồi để chúng ta tiến hành sự giáo dục là khi chúng ta cảm thấy đó là sự thật cần thiết và chúng có khả năng và điều kiện để làm điều đó. Chúng ta cần hiểu rằng với người lớn thì có bao nhiêu việc cần thiết cần phải giải quyết. Nhưng với các em nhỏ thì chẳng có gì là quan trọng khi thấy xuất hiện ở các em một khả năng này hay một khả năng khác. Điều nói trên khiến chúng ta nên xem xét lại cái tâm lý thích cho con em mình đi học sớm hơn tuổi hay học vượt lớp, vượt cấp. Cá biệt có em nào đặc sắc thì phải xem xét một cách cẩn trọng. Ví dụ có một em nào đó có khả năng tính toán nhanh nhưng các mặt khác lại không có một sự vượt trội như khả năng tính toán. Vậy thì nên như thế nào đây vì mục tiêu đào tạo của chúng ta là toàn diện nhất về mặt nhân cách. Vấn đề là chúng ta muốn có những con người cân bằng về tất cả các mặt với một nghĩa tương đối. Điều

đó có lợi cho các em nhiều hơn là một con người khập khiễng luôn trong tình trạng chênh vênh đặc biệt là về tâm lý.

5. Chúng ta cần nhớ rằng nếu như những chức năng tự nhiên không có điều kiện để rèn luyện thì cũng có trở ngại gì cho quá trình phát triển tự nhiên của chúng? Nếu như gặp trường hợp gì đó, như ốm đau, làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển bình thường thì cũng không có gì đáng lo ngại; vì rằng các em này có thể nhanh chóng bắt kịp các em khác mà không sợ tụt hậu trong quá trình phát triển. Các nhà chuyên môn đã rút ra kết luận rằng thông thường những em đến trường hơi chậm nhưng khi kết thúc các em lại thường xuất sắc hơn các bạn khác. Người ta chỉ đưa lên sàn diễn một em gái nhỏ mà người ta tin rằng em có thể hát tốt. Người ta cần phải chờ đợi cho đến khi họng cũng như những dây thanh quản của em được phát triển đầy đủ nếu không người ta sẽ làm hư hỏng hoàn toàn giọng hát của em. Hơn nữa cũng phải tính đến khả năng hoà nhập, đến sự hình thành cá tính, đến tình cảm cũng như đến ý tưởng của em. Vấn đề cần lưu ý là lúc nào là lúc mà sự giáo dục, sự rèn luyện có thể mang lại những kết quả tốt nhất. Đó là vấn đề mà chúng ta quan tâm. Những vấn đề như khả năng lý lẽ, những tập quán xã hội cũng như những vấn đề về luân lý đạo đức sẽ phát triển chậm hơn và kém ổn định hơn những năng lực sinh học. Vì thế cơ sở của chúng được mở rộng hơn và những yếu tố về hoàn cảnh có thể có những ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều so với những tố chất sinh học. Biết rằng hoàn cảnh có ảnh hưởng lớn đến những khả năng nói trên nhưng cũng không nên để cho các em lơi lỏng trong sự rèn luyện vì có thể có nguy cơ làm cho các em thay đổi hoàn toàn. Ví như có một em nào đó do có một khuyết tật bẩm sinh có ảnh hưởng lớn trong thời kỳ dậy thì và đến tinh thần đồng đội. Ở em này ít có cơ hội để phát triển những phẩm chất như tình bạn và tinh thần hợp tác trong tuổi thích họp bạn, tuổi tham gia các băng nhóm. Tình hình đó khiến cho bạn bè khó chấp nhận sự có mặt của những em này trong nhóm của chúng. Do đó các em này phải cam chịu một cuộc sống cá nhân riêng biệt khó có thể hoà nhập được. Các em này thường là những em rất ngoan nhưng lại quá nhút nhát để không thể hoà nhập được với các bạn.

Theo các nhà chuyên môn thì nếu không tạo những điều kiện thuận lợi cho các em từ chín đến mười hai tuổi được chơi với những em khác giới sẽ có nguy làm cho các em bỏ tuổi bạn bè và các em sẽ mất vĩnh viễn cái tuổi này. Đến tuổi 18 – 19 các em sẽ gặp khó khăn trong tình yêu khác giới, trong đời sống tình dục sau này. Các thầy thuốc tâm thần thường gặp khá nhiều bệnh nhân thuộc loại này. Vì thế các nhà chuyên môn quả quyết rằng thời kỳ này là thời kỳ mà chúng ta cần có sự quan tâm tinh tế hơn nếu như chúng ta không muốn cho chúng phải trả giá cho cuộc sống mai sau. Điều đó cũng được xem như là một nguyên tắc của lý thuyết về sự chín muồi. Ví dụ các em nhỏ rất thích thú khi được ăn bằng bàn tay và những ngón tay. Sự thích thú đó giúp cho các em hấp thụ thức ăn tốt hơn. Nếu ép các em cầm thìa sớm thì khả năng làm đổ nhiều hơn là đưa thức ăn vào miêng và đương nhiên sự vụng về đó sẽ làm cho các em

không hứng thú và ăn không ngon. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến tính tình các em sau này. Còn bắt chước, chúng sẽ làm theo người lớn một cách tự nhiên và thành thạo mà không cần bất cứ một bài lên lớp nào. Từ đó những nhà chuyên môn đi đến kết luận sau: những kết quả nuôi dạy tốt con cái thường là do những bà mẹ ít hay không sinh chuyện với các em, ít hay không bắt bẻ chúng. Đồng thời hãy để cho các em tuổi từ 13 được gia nhập vào đời sống tập thể mà không cần cung cấp cho chúng những bài giảng về tinh thần đồng đội như người ta thường làm trong nhiều lớp học. Vào tuổi này, các em rất cần một không khí thoải mái với một chút tự do để tự phát triển cá tính. Nên tạo cho các em thời gian giải trí, còn giải trí như thế nào nên để các em tự chọn lấy với sự giúp đỡ của cha mẹ và xã hội.

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ thơ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w