NHỮNG TỐ CHẤT TỰ NHIÊN BẨM SINH.

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ thơ (Trang 37 - 40)

II. SỰ CHÍN MUỒI VỀ MẶT TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ THƠ.

1. NHỮNG TỐ CHẤT TỰ NHIÊN BẨM SINH.

Trước khi bàn đến quá trình chín muồi về mặt tâm sinh lý của trẻ thơ, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc trẻ em được trang bị những gì khi chúng bắt đầu cuộc sống của chính nó.

Các nhà chuyên môn cho rằng trẻ em khi vào đời chúng cũng cần được trang bị những gì như là những công cụ để chúng có thể tự sống. Đó là những hành vi phản xạ, những bản năng, những cảm xúc về sự thông minh, về lý lẽ và cả về ý chí. Tất cả những công cụ đó được coi là những phương tiện sinh học để thích nghi với thực tại và cũng được rèn luyện trong tinh thần của chúng. Tất cả những công cụ nói trên được xem như là nguyên liệu để hình thành nhân cách các em.

Một số trong những công cụ đó còn ở trạng thái nguyên thuỷ như bản năng thúc đẩy trẻ sơ sinh bám chặt lấy người mẹ như những con ốc bám vào tảng đá và nó luôn có nhu cầu được sống trong quan hệ thân thiết với người mẹ. Từ đó chúng luôn có cảm tưởng được che chở trong sự an toàn. Nếu như chúng bị tước đoạt mất cái cảm tưởng đó, chúng sẽ rơi vào một sự xao xuyến mà các nhà chuyên môn gọi là sự lo âu bị chia lìa, một sự xao xuyến bị chia lìa (angoisee de séparation). Từ đó có thể dẫn đến một hình thức nào đó của bệnh thần kinh khi trẻ khôn lớn như sợ hãi khi ra khỏi nhà mà các nhà chuyên môn định nghĩa như là một sự sợ hãi những không gian rộng lớn của những người luôn sợ bị mất liên hệ, mất sự tiếp xúc. Người ta gọi những người như vậy là những người có tố chất hướng động, nghĩa là khuynh hướng thể hiện bởi một cơ quan nội tạng nào đó hoạt động theo một hướng riêng biệt. Ví dụ như sự di cư của nhiều loài chim hay loài cá, và lá cây hướng về phía mặt trời.

Những sự hướng động đó nói chung là cần và rất là quý nhưng cuối cùng lại là có hại và nguy hiểm. Việc di cư của một loài chim nào đó đến một loài chim nào đó đến một vùng khí hậu rất thích hợp với chúng là điều có lợi cho chúng. Nhưng trên chặng đường di cư dài ngày thường lại gặp những bão tố mà bản năng của chúng không giúp được gì cho chúng. Vì vậy các nhà chuyên môn cho rằng một sinh vật chỉ thích nghi được với một hướng hoạt động nhất định thì tính mạng luôn bị đe doạ. Một người được gọi là hướng động cũng như vậy vì họ chỉ có thể thích nghi được với một kiểu liên hệ, một kiểu tiếp xúc nào đó sẽ là rất nguy hiểm trong cuộc sống sau này. Vì vậy người ta cho rằng hướng sự hoạt động của mình vào một hướng riêng biệt nào đó là cần, là quý như lá cây hướng về mặt trời. Nhưng lại là có hại vì nếu không có ánh sáng mặt trời thì chúng khó có thể tồn tại một cách bình thường được. Từ đó người ta cho rằng cần phải bổ sung một cái gì đó là như vậy.

Hành vi phản xạ được trẻ sơ sinh thực hiện trong suốt năm đầu từ khi lọt lòng mẹ. Khi đó trẻ sơ sinh phản xạ hoàn toàn như một sinh vật. Những đặc điểm của hành vi này như nuốt, thở, khóc, những nhịp đập của trái tim, sự hoạt động của ruột, sự co dãn chân tay khi đụng phải một vật gì, bị nôn khi bị ngộ độc, những cái chớp để bảo vệ mắt đều là những công cụ để tự vệ. Nhưng những hành vi phản xạ lại không có khả năng đáp ứng được tất cả những hoạt động nói trên. Hơn nữa số lượng những phản xạ mà tự nhiên cung cấp lại rất hạn chế và những phản xạ này lại không đủ sức đáp ứng mọi tình huống của cuộc sống. Vì thế phải có cái gì đó bổ sung vào. Và tự nhiên đã bổ sung cho các em những phản xạ mới. Đó là những phản xạ có điều kiện được xác lập nhờ ở kinh nghiệm có từ bối cảnh sống. Những con bướm tự biết cách co cánh lại khi bị ném vào lửa những lần sau. Với trẻ em, nếu lửa bén gần, chúng tìm cách tránh. Nếu em bị con chó hay một người xa lạ đe doạ, chúng sẽ tìm cách không lại gần. Những thói quen được nảy nở và hình thành từ những phản xạ có điều kiện. Chai sữa kích thích sự hoạt động của ruột nhờ hành vi phản xạ. Việc luyện cho các em đi đại tiện cũng tương tự. Sau một đôi lần đặt em ngồi vào bô để em đi đại tiện thì mỗi khi được đặt ngồi vào bô là em tự động đại tiện, thậm chí bằng những phản xạ có điều kiện người ta còn luyện cho các em đi vào những giờ nhất định. Cũng như thế, người ta còn luyện cho các em chỉ ăn vào những giờ nhất định với một số lần thích hợp.

Cũng bằng những việc làm, người ta còn giúp cho các em hình thành những thói quen khi chúng được tiếp xúc với những tình thế xã hội khác nhau. Ở đây hoàn toàn không có bất cứ một sự ép buộc nào đối với các em. Có thể nói trong mọi lúc trẻ em đều có thể thực hiện được những phản xạ mang tính tự phát, ngẫu nhiên. Thế thì tại sao chúng ta lại không tận dụng cái năng lực trời phú ấy ở các em.

Với một con chó săn thì người thợ săn có thể luyện con chó biết dấu mình không làm tiếng động ngay cả khi con chim cất cánh. Và cũng chỉ bằng một ám hiệu nào đó con chó nhảy ra vồ mồi nhưng không ăn mà lại đặt dưới chân người chủ, hoặc không đem

dấu ở một nơi nào đó. Con chó lại thấy là vui sướng khi được làm như vậy. Ở đây cũng không có vấn đề ép buộc.

Sự hình thành những thói quen này được xây dựng từ những khuynh hướng nguyên thuỷ. Tất cả đều là những biến đổi và những phát triển của những bản năng bẩm sinh. Nếu người lớn cũng như những bậc cha mẹ quan tâm dạy bảo chu đáo và kiên nhẫn thì con trẻ sẽ có được nhiều loại phản xạ như vậy. Cần chú ý rằng những phản xạ có điều kiện đạt được tự nó lại thường là có hại. Ví dụ trẻ em thường rất sợ hãi khi có một mình trong bóng tối lại có những tiếng động mạnh. Nếu có một tiếng sét làm cho các em tỉnh giấc trong đêm tối thì tiếp sau đó sẽ có nguy cơ làm cho các em sợ mọi tiếng động trong bóng đêm. Tâm phân học đã chỉ ra rằng những loại kinh nghiệm đó thường là nguyên nhân của chứng bệnh hay sợ. Chúng sợ khi bị đặt vào chậu nước tắm. Chúng sợ nước. Một em bé sợ cả hơi ấm khi một con mèo leo vào nằm cùng em trong nôi, chúng rất sợ mọi súc vật. Các em cảm thấy bị bỏ quên, bị rơi khi cha mẹ cho chúng ăn. Từ sự cảm nhận đó làm nảy sinh những phản ứng. Nếu cứ tiếp diễn như thế các em sẽ có nhu cầu chú ý hay gọi là để ý và từ nhu cầu để ý sẽ chuyển sang nhu cầu được hưởng. Nếu không được thoả mãn các em sẽ gào hét làm reo.

Những cách ứng xử ở trẻ em cũng tự động biến đổi do kết quả của chính những hành vi của các em. Như thế là kết quả lại trở thành nguyên nhân. Do đó con trẻ nếu như không được cha mẹ hay người lớn giúp đỡ chúng vẫn có thể tự mình rút ra bài học về hiệu quả của hành vi của chúng.

Sự thoả mãn và sự đau đớn đều là những giá trị sinh học quan trọng đối với việc thích nghi với cuộc sống. Thông thường phải qua khá nhiều kinh nghiệm mới có được những phản xạ có điều kiện như phải nhiều lần lặp đi lặp lại, nhìn thấy chai sữa. Phải nhiều lần đặt em ngồi vào bô, chúng ta mới có được những phản xạ có điều kiện nơi các em. Với sự đau đớn như đau do bị bỏng thì chỉ đau một lần cũng đủ để cho các em luôn cảnh giác với lửa cũng như con mèo rất sợ nước lạnh. Cần chú ý là nếu chúng ta sửa chữa một cách quá khắt khe khi các em đại tiện không đúng giờ thì hệ quả là không thể tính trước được. Vì sợ hãi nên phát sinh bệnh táo bón và tồn tại trong cả cuộc đời các em.

Trái lại, sự thoả mãn khuyến khích động viên còn sự đau đớn ngăn cấm hành vi của các em. Nói chung những kinh nghiệm dễ chịu là có lợi còn những kinh nghiệm đau đớn như bi thương chẳng hạn là có hại. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ vì sự dễ chịu sự vui thích kích thích nơi trẻ em những cái có hại như những khoái cảm tình dục ở các em thiếu niên.

Những sự khen thưởng tạo ra sự thoả mãn, khuyến khích con trẻ phải được các bậc cha mẹ thực hiện rộng rãi và thường xuyên.

Những sự trừng phạt như dùng thước đánh vào tay các em nói chung là không nên, mặc dù điều đó chưa được coi như là một quy phạm tuyệt đối vì nó có thể dẫn đến một kết quả không hay là kích thích sự nổi dậy nơi các em. Nói chung là những thoả mãn cũng như sự đau đớn có thể làm cho quá trình biến đổi những tố chất tự nhiên được rút ngắn lại.

Những cảm xúc như nỗi sợ hãi, sự giận dữ, những khoái cảm tình dục và tình mẫu tử có thể tạo nên những tiến bộ đối với những phản xạ có điều kiện. Tất cả những cái đó đều diễn ra một cách máy móc và giải toả được một khối lượng có giới hạn. Đứng về mặt sinh học thì đặc tính chủ yếu của những cảm xúc bản năng sơ cấp là phẩm chất của những xung lực ưu thế. Vì thế các nhà tâm lý học định nghĩa về những cảm xúc như sau: Cảm xúc chính là sự tích tụ năng lượng trước khi được giải toả. Đó là thời điểm những năng lượng này được giải phóng như dòng nước chảy nơi đê vỡ, mọi đề kháng không còn, là tất cả những chướng ngại cản nó được quét sạch. Sau nỗi sợ và điên loạn người ta có thể khai thác được nhiều điều không thể tưởng tượng được. Những cảm xúc có thể mang lại cho chúng ta những sức mạnh vượt bậc. Nó có hiệu lực hơn rất nhiều những phản xạ và là vô giá để cơ thể có thích nghi được với cuộc sống. Nhưng muốn trở thành vô giá những cảm xúc phải tự nó loại bỏ chính nó những cái không cần thiết. Những sự khủng khoảng điên dại không phải lúc nào cũng là một phương tiện chắc chắn để có thể đạt được kết quả. Những người có những cảm xúc tình dục quá mạnh mà không thể vượt qua được thường làm cho đối tượng tình dục bị đau khổ chỉ là việc làm vô bổ.

Hơn nữa nếu những cảm xúc không được kiểm soát thì chính những cảm xúc đó lại chống lẫn nhau, những khoái cảm tình dục với sự giận dữ, sự sợ hãi với những khoái cảm tình dục. Kết quả là một mặt dẫn đến những rối loạn về nhân cách. Mặt khác những cảm xúc trở nên đối lập với nhau dồn ép lẫn nhau và cuối cùng là những rối loạn thần kinh.

Hơn nữa bạo lực cũng làm cho những cảm xúc sơ cấp trở nên rất khó kiểm soát vì làm cho vấn đề thêm phức tạp.

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ thơ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w