Định nghĩa về sự chín muồ

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ thơ (Trang 49 - 51)

II. SỰ CHÍN MUỒI VỀ MẶT TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ THƠ.

b) Định nghĩa về sự chín muồ

Ở trên chúng ta đã nhắc tới lý thuyết về sự chín muồi. Lý thuyết nói đến sự chín muồi ở đây là sự chín muồi về tâm lý trong quá trình phát triển của thời thơ ấu.

Xã hội cũng như các bậc cha mẹ đều mong muốn rằng con em học sẽ lớn lên không chỉ về thể hình như chiều cao, cân nặng… mà còn những năng lực mới được thức tỉnh trong chúng. Mong muốn là con em chúng ta được phát triển thành những cá thể có cá tính thông qua những giai đoạn phát triển của các em. Vấn đề được đặt ra là sự chín muồi này là một quá trình nối tiếp tự nhiên mang tính bẩm sinh mà không cần bất cứ một sự tác động nào khác có thể thay thế cho quá trình tự nhiên đó. Trẻ sơ sinh một cách tự nhiên trở thành một trẻ nhỏ, trở thành nhi đồng, thành thiếu niên, thành thanh niên và trở thành một con người trưởng thành.

Nhờ ở những thành tựu khoa học hiện nay người ta đã biết được chức năng của những quá trình phát triển đó.

Vậy thì sự chín muồi ở đây được hiểu như thế nào? Mc Graw một nhà khoa học có nhiều thành công trong việc nghiên cứu về trẻ thơ đã khẳng định rằng sự chín muồi được xem như là một sự thức tỉnh và một sự nở rộ những năng lực, những tính cách, những nét, những tiềm năng đã có từ khi mới sinh nhưng nó chỉ đạt tới đỉnh điểm khi nó được chín muồi trong một cơ thể đang phát triển. Theo những nhà tâm lý học thì đây là một định nghĩa rõ ràng và hoàn chỉnh, và nói thêm rằng sự chín muồi là sự phát triển những tố chất điển hình bẩm sinh, vốn có theo một trật tự đã được xác lập.

Tất cả những sự kiện cần thiết đều nằm trong quá trình đơn giản này. Những tố chất điển hình này đều là bẩm sinh, vốn có và nó diễn ra theo một trật tự riêng biệt.

Như đã nói trong phần trên, những người theo trường phái coi môi trường, bối cảnh là yếu tố quyết định sự hình thành tính cách của trẻ em (behavioriste). Những người này không tính gì hoặc chỉ coi là thứ yếu những nhân tố bẩm sinh. Những nhà theo lý thuyết về sự chín muồi thì ngược lại, coi những tố chất bẩm sinh là quyết định, môi trường chỉ có vai trò hỗ trợ. Cho nên những nhà theo lý thuyết về sự chín muồi đã tìm cách chứng minh cho lý thuyết của mình và một lần nữa khẳng định sự chín muồi đang tồn tại và được chứng minh bằng những công trình khoa học thuyết phục.

Những chứng cứ về mặt kinh nghiệm của lý thuyết về sự chín muồi là vô cùng phong phú. Những đề tài nghiên cứu về quá trình chín muồi cần phải có một phương pháp thực sự khoa học. Công trình này đã được Arnold Gesell thực hiện như sau: chọn hai đứa trẻ có tố chất bẩm sinh di truyền như nhau. Người ta đã để lên mặt bàn một hình khối trước mặt mỗi em. Người ta thấy cả hai em đều có những phản xạ liên tục không ngớt. Đến sáu tuần, người ta để riêng hai em ra và thấy cả hai đều chăm chú nhìn hình khối nhưng chưa hề có một nỗ lực nào để lấy hình khối. Đến hai mươi tuần cả hai em đều vươn tay tìm cách nắm lấy hình khối nhưng rất vụng về nên thường bị hụt. Đến hai mươi tư hay hai mươi tám tuần cả hai đều vươn tay nắm được hình khối và đưa lên miệng.

Thí nghiệm nói trên đã chứng minh rằng cả hai em đều có những phản xạ hoàn toàn như nhau, cùng theo một trật tự theo cùng độ tuổi trong hoàn cảnh chúng độc lập với nhau nhưng lại có bối cảnh như nhau. Tất cả những chứng minh nói trên cho chúng ta biết rằng những tố chất điển hình được sinh ra từ những yếu tố cố hữu mà không phải do hoàn cảnh.

Một công trình khác cũng do Gesell thực hiện với hai em sinh đôi đã chứng minh rằng trong 612 tố chất thì có 513 tố chất giống nhau mà chỉ có 99 tố chất khác nhau giữa chúng. Điều đó một lần nữa đã chứng minh rằng những tố chất bẩm sinh là có thực và có vai trò quyết định không phụ thuộc vào bối cảnh cũng như sự huấn luyện trong quá

trình chín muồi. Điều khẳng định trên được củng cố bởi thí nghiệm sau. Cũng với hai trẻ sinh đôi, người ta tập cho em thứ nhất ngồi, đứng và đi. Với em thứ hai người ta cứ để cho em hoạt động một cách tự nhiên. Kết quả là sự tiến bộ của em thứ nhất không hơn gì em thứ hai. Đó là quá trình chín muồi của các tố chất mang lại cho em chứ không phải là do tập luyện. Từ đó những nhà tâm lý học không còn do dự gì để khẳng định vai trò quan trọng của sự di truyền sinh học nơi trẻ em trong quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ thơ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w