Sự tăng trưởng và phát triển

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ thơ (Trang 45 - 49)

II. SỰ CHÍN MUỒI VỀ MẶT TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ THƠ.

a) Sự tăng trưởng và phát triển

Sự lớn lên, sự tăng trưởng (croissance) và sự phát triển (développement) không phải là một nhưng thường thì chúng luôn đi cạnh nhau.

Theo những nhà chuyên môn thì sự lớn lên là vấn đề kích thước như độ cao thấp, độ béo gầy và nói chung là sự lớn lên của cơ thể được xem như là một tổng thể. Còn sự phát triển là nói đến hình thái (forme), đến hình hài. Nghĩa là sự lớn lên được diễn ra tới mức độ nào đó thì có sự thay đổi về hình hài, về hình thái. Chúng ta có thể dẫn ra một ví dụ mà mỗi người trong chúng ta thường đã thấy một cách không khó khăn gì. Ví dụ đó chúng ta thường thấy vô số trong tự nhiên. Một con sâu trở thành một con nhộng rồi thành một con bướm, nghĩa là con sâu lớn đến độ nào thì thành con nhộng và đến độ nào đó thì thành con bướm. Con nhộng khác hẳn con sâu và con bướm khác hẳn con nhộng. Cũng như thế con nòng nọc lớn dần đến một mức nào đó thì thành con ếch. Con ếch khác hẳn con nòng nọc. Đó là quá trình khác nhau mà bất cứ con vật nào cũng phải trải qua. Với con người chúng ta thì từ trẻ sơ sinh đến tuổi nhi đồng, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên và tuổi trưởng thành. Đó là quá trình thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, là quá trình thay đổi từ từ đến thay đổi đột biến, những bước nhảy vọt.

Người ta thường nói một cách hài hước rằng nếu chúng ta chỉ lớn lên một cách đơn thuần thì chúng ta chỉ trở thành những đứa trẻ to đùng. Chúng ta cần nhớ rằng sự lớn lên và sự phát triển không thể tách rời nhau nhưng lại cần phải phân biệt rõ ràng và chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hiểu được thế nào là trẻ em. Chúng ta thử hình dung xem sự việc sẽ như thế nào nếu như chỉ có lớn lên mà không có sự phát triển hoặc chỉ có sự phát triển mà không có sự lớn lên. Một đứa trẻ lớn lên rất nhanh trở thành một đứa trẻ lực lưỡng nhưng về trí khôn lại quá thấp, trí thông minh không tương ứng với một cơ thể to lớn. Qua nhiều công trình nghiên cứu những nhà tâm lý đều cho rằng những người lùn thường rất phát triển về trí thông minh. Những đứa trẻ nhỏ con thường thông minh hơn những đứa trẻ quá to lớn về cơ bắp. Dân gian Việt Nam từ bao đời nay thường có câu nói “to đầu mà dại” hoặc “khôn quắt đi” hay “bé

nhưng là bé hạt tiêu” v.v… Chỉ có điều cơ thể ngắn ngủn như những người lùn là cái không bình thường trong quá trình phát triển tự nhiên.

Hiện nay sự lớn lên về thể chất và chiều cao có thể có vai trò quyết định vị trí của từng em nhỏ trong xã hội hiện đại. Vì thế các em cả nam lẫn nữ đều ước ao có một thể hình cao lớn. Ước mơ trở thành to lớn có nhiều ảnh hưởng đến hành vi, cuộc sống cũng như nhân cách của các em. Trong thể thao có rất nhiều những vị trí cần những người to cao và khoẻ. Nhưng cũng có vị trí cần đến trí thông minh hơn. Nếu như vừa thông minh lại vừa to, cao và khoẻ thì đương nhiên là lý tưởng hơn. Với trẻ em hôm nay, các em không chỉ ngưỡng mộ những người có một thân hình cao to và khoẻ. Các em còn ngưỡng mộ hơn nhiều một em chỉ với thân hình khiêm tốn nhưng lại rất thông minh ngay cả khi phải đối chọi với những bạn khác rất to khoẻ hơn mình. Với trí thông minh các em nhỏ con này có khả năng phát hiện ra vấn đề tương đối nhanh trong những tình thế khó khăn và quan trọng. Với các em gái nếu có một thể hình quá khổ đôi khi là trò đùa với các em trai nghịch ngợm khi còn trên ghế nhà trường. Nói chung trong cuộc sống người ta thường ngưỡng mộ một quý cô mảnh mai, uyển chuyển trong mọi hành động để cho những chàng trai che chở. Hiện nay tình hình đã có những thay đổi đáng kể khi đánh giá con người thông qua vẻ bề ngoài. Và trí tuệ, trí thông minh hiện nay được nhìn nhận như một của quý đặc biệt. Ở đâu cũng nghe nói đến trí tuệ. Nào là nền kinh tế trí thức, nào là chính quyền điện tử v.v…

Nói chung là vấn đề thể hình luôn là nỗi ám ảnh đối với sức khoẻ tinh thần cũng như hạnh phúc quá nhỏ bé thường phát sinh mặc cảm kém cỏi. Chỉ riêng việc xếp hàng trong một buổi trình diễn bình thường theo cách người cao đứng trước người thấp bé đứng cuối cũng ảnh hưởng ít nhiều đến mặc cảm nói trên. Vấn đề là phải làm cho các em có mặc cảm này hiểu rằng, tuy thể hình thấp bé nhưng các em lại có nhiều khả năng ưu việt hơn những bạn to cao trong một số lĩnh vực như trong học tập hoặc một số trò chơi khác như chơi cờ, làm khoa học hay nghệ thuật v.v… Trong thực tế người ta thường gặp không ít trường hợp những người có thể hình nhỏ bé lại chiếm những vị trí cao trong bậc thang xã hội. Tuy nhiên mơ ước của các em không phải lúc nào cũng thành hiện thực. Ngay cả khi các em nhỏ bé về thể hình được phần thưởng trong học tập cũng chưa chắc xoá bỏ được cái mặc cảm kém cỏi về thể hình. Vì thế các em này bị một sức ép về tâm lý mà không dễ gì khắc phục được có thể dẫn đến một quá tải làm cho các em mệt mỏi. Từ trạng thái này sang trạng thái khác, một số em trở nên kiêu kỳ trước người khác và đây không phải là trường hợp hiếm thấy. Đó cũng là cách phản ứng lại do kém cỏi về thể hình của các em gây ra.

Lý thuyết về sự thua kém về thể hình (I’ infériorité des organes) được Adler đề cập đến ít nhiều đã chứng minh điều đó. Không ít các em đã sống trong tâm trạng như vậy suốt cả đời mình. Những nỗ lực nhằm cứu vớt lại sự thiệt thòi đó luôn trỗi dậy trong các em.

Sự phát triển quá nhanh về thể hình cũng thường dẫn đến những rối loạn về tâm lý. Một em trai hay em gái mười ba tuổi có thể to lớn như một thiếu niên 16-17 tuổi nhưng lại có một sự phát triển về tinh thần tương ứng thì không có gì là bất thường. Người ta không thể đòi hỏi một em gái như vậy suốt ngày với những bài toán khô khan về đại số hay hình học trong khi em đã có nhu cầu có bạn trai và mong được gặp nhau. Với những em trai lớn nhanh thì luôn bị rạo rực bởi những khuynh hướng tình dục đôi khi rất mạnh nhưng lại không có khả năng tương ứng để tự chủ. Theo các nhà chuyên môn thì về mặt thực hành chúng ta không thể làm gì được đối với những trường hợp nói trên. Chúng ta chỉ còn trông chờ vào trí thông minh và năng lực kiểm soát của các em phát triển tương ứng với thể hình của các em. Chúng ta hy vọng là mọi việc sẽ không có gì nghiêm trọng nếu như không có một sự mất cân đối nào giữa thể lực và đời sống tinh thần của các em.

Trái lại sẽ là không bình thường nếu như với một thể chất chưa đủ độ chín nhưng lại có một sự phát triển quá nhanh về tinh thần. Với xã hội cũng như các bậc cha mẹ khi gặp trường hợp nói trên thì thường là vui mừng và tự hào về những em nhỏ ít tuổi nhưng lại có trí thông minh hơn người, có một sự phát triển về tinh thần sớm hơn nhiều so với tuổi, so với thể hình. Các nhà tâm lý học nhất là những người theo lý thuyết về sự chín muồi (théorie de maturation) lại thấy vấn đề không đơn giản như vậy. Chúng ta thử hình dung xem điều gì xẩy ra khi trong một lớp học có một em nhỏ 12 – 13 tuổi ngồi học cùng số đông những em nhỏ 16 – 17 tuổi nhưng lại ngang bằng về mặt trí tuệ thậm chí có mặt trội hơn các em khác. Điều đập vào mắt chúng ta là giữa các em có một sự khác biệt trong tâm tưởng. Ở đây sẽ khó có một sự đồng đều về tâm hồn cũng như về sinh hoạt thông thường. Chính điều đó dẫn đến một sự cô lập tự nhiên, một sự cô đơn về phía em nhỏ tuổi. Các nhà chuyên môn rất lo ngại về trạng thái tâm lý này trong khi những người khác lại cho là không đáng phải quan tâm. Xã hội cần đào tạo nhân tài khuyến khích và động viên các em thần đồng những cũng nên quan tâm đến hậu quả về tâm lý. Điều này là vô cùng quan trọng vì cái con người thần đồng đó rất có thể trở thành con người bệnh hoạn suốt đời. Một loại bệnh gần như là chẳng có bệnh tật gì cả nhưng nó đang gậm nhấm bậc thiên tài của chúng ta. Trong xã hội không thiếu gì trường hợp bệnh hoạn như vậy nhưng lại được một số người tán dương, còn một số khác thì khó chịu và lo lắng. Một cậu bé có tài thực sự từ khi còn 8 – 9 tuổi. Lớn lên cái tài ấy dần dần không còn như xưa. Nhưng cậu ta lại luôn đùa cợt với cuộc đời, một cách đùa cợt có vẻ như có văn hoá rất tế nhị nhưng lại làm nản lòng nhiều người đôi khi còn gây ra xót xa trong lòng những người từng mong chờ nhiều ở cậu bé thần đồng xưa. Một số người khác thì cho rằng cậu ta đã là thần đồng thì sẽ là thần đồng vĩnh viễn càng ra sức xưng tụng. Người có tâm huyết thực sự là không dám nói hoặc là né tránh vì nhiều lý do trong đó có lý do tế nhị là sợ mang tiếng là ganh ghét. Từ đó càng đẩy cậu bé thần đồng đó đi xa hơn, có nguy cơ không gì có thể ngăn được. Từ chỗ đùa cợt với đời đi đến chỗ cay nghiệt với người khác bất kể người đó là ai.

Với các nhà chuyên môn thì đây là một sự chuyển gam, một sự chuyển mầu tai hại của tài năng xưa theo một hướng mới mà một số người ngộ nhận vẫn là tài năng thậm chí còn hơn thế nữa. Với một số người khác thì đây là thực sự là một sự triệt tiêu tài năng đích thực mà cậu bé thần đồng chỉ là nạn nhân.

Chúng ta cần chú ý đến một lời nhắn nhủ sau đây của những nhà tâm lý: “Các em nhỏ cũng như các con vật đều có khuynh hướng tấn công những kẻ yếu, những kẻ bị thương, những kẻ dị hình”. Vì vậy các bậc cha mẹ và xã hội cần lưu tâm để hạn chế khuynh hướng này. Nếu không khi lớn những khuynh hướng này tiếp tục phát huy tác dụng dưới những hình thức mới có thể rất lộ liễu mà cũng có thể rất tế nhị, rất có “văn hoá” có vẻ như ngọt ngào nhưng lại thật là chua cay. Chúng ta nói mạnh yếu ở đây không chỉ là về thể chất mà thường lại là tinh thần. Các nhà nghiên cứu phương Tây nhất trí đó là trường hợp của Soren Kierkégard. Chúng ta biết rằng ông này là người rất xấu xí về thể hình nhưng lại là người có trí tuệ. Khi chưa trở thành người có tài, trước mắt thiên hạ ông chỉ là một kẻ vô duyên. Từ đó ông ta luôn sống trong một sự cô đơn triền miên vì chẳng có một ai thèm để ý đến ông ta. Để trả thù đời khi đã có tài và có tiền ông ta muốn mọi người phải xưng tụng ông dù cho ông có khinh khi họ đến đâu. Nghĩ lại cuộc sống đã qua ông ta thấy đời thật là hài hước, chua chát. Triết lý của ông chính là phản ánh tâm trạng vừa bi lại vừa hài của đời người mà ông là một điển hình.

Theo những nhà chuyên môn thì một sự mất cân đối dù chỉ về thể hình thôi cũng gây ra quá nhiều phiền toái về mặt tâm tưởng. Nhiều khi như là một sự trừng phạt của Chúa, gây nên nhiều nỗi ám ảnh trong con trẻ. Đối với em gái thì còn phức tạp hơn nhiều. Một em gái lớn nhanh và có độ chín mùi sớm. Các em này thường thấp và hơi to ngang so với các em có sự phát triển chậm hơn vì ở các em này có một sự đối lập giữa các hoóc môn về tình dục và những hoóc môn về sự lớn lên. Vì thế những em gái lớn nhanh về mặt thể chất lại thường phát triển chậm về phương diện tình dục so với các em khác. Sự lớn nhanh về mặt thể chất này đã gây cho em sự mệt mỏi mà người ta gọi là sự mệt mỏi do lớn nhanh và làm cho các em có một sự chậm chạp cả về thể chất lẫn tinh thần. Các em này thường vụng về trong các trò chơi. Vì thế người thầy giáo về thể dục cần hiểu điều này và cần có sự châm chước tránh không nên bắt các em này phải làm đi làm lại nhiều lần trước các bạn bè cùng lớp để tránh bớt sự chú ý của mọi người. Có nhiều trường hợp trong quá trình phát triển tiếp theo nhiều em từ chỗ béo tròn trở thành những người phụ nữ thon thả. Tuy nhiên những mặc cảm về sự yếu kém về thể chất lúc còn nhỏ cũng không phải một lúc biến mất. Có khá nhiều phụ nữ đã trở thành những người đàn bà duyên dáng vẫn luôn luôn bị cái xấu xí ngày xưa ám ảnh. Thậm chí còn bị những người bạn cũ châm chọc và đương nhiên thường là những đứa bạn trai tinh nghịch. Vì thế chúng ta không nghi ngờ gì về ước mơ của trẻ em là có một thể hình xinh đẹp cũng như tầm quan trọng đối với các em. Hơn nữa đó cũng

là vấn đề có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khoẻ và tinh thần cũng như hạnh phúc của các em.

Nếu nói đến thể hình chúng ta cũng không thể không bàn đến các em tàn tật mà chúng ta thường gọi là khiếm tật hay khuyết tật. Vấn đề này có một tầm quan trọng mà chúng ta cần quan tâm đó là những vấn đề về cảm xúc do tình trạng khuyết tật gây ra. Có trường hợp một em bị liệt một cánh tay. Bà mẹ vốn là một vận động viên thể thao nên đã tìm mọi cách ép em phải tập luyện với khẩu hiệu là hãy quên đi cái dị tật đó mà tự coi mình như mọi người bình thường. Kết quả là em nhỏ này trở nên rất khéo léo có thể bắt được cả quả bóng khi người khác chuyền cho bằng chính cánh tay bị liệt đó. Điều đó thật đáng mừng cho mẹ em. Nhưng do phải tự ép mình quá sức cả về thể chất cũng như tinh thần nên em đã phải chịu một sự dồn nén quá mức về tinh thần và em trở nên một em nhỏ luôn cảm thấy mệt mỏi triền miên. Vấn đề khuyên những người khuyết tật hãy quên tật nguyền của mình để sống cho thanh thản tránh những ám ảnh có hại là cần thiết nhưng phải làm cho như mọi người bình thường lại là một chuyện khác nên cẩn trọng, nhất là lại làm một cách ép buộc thì không nên. Đã thế khi thấy con mình lúc nào cũng ở trong tâm trạng mệt mỏi triền miên lại không thông cảm mà còn khẳng định nhiều lần rằng con mình không bằng các em khác và không thể lập gia đình được v.v… Điều đó dẫn em đến một tình trạng luôn thao thức lo âu buồn phiền và đương nhiên một sự dồn nén về tâm thần lại xuất hiện ở mức trầm trọng hơn. Bất cứ trong trường hợp nào cũng cần tránh những sự dồn nén về tâm lý. Và trong trường hợp này cảm giác về sự mất an toàn lại bắt nguồn từ nơi người mẹ. Các nhà chuyên môn khuyên chúng ta hãy làm ngược lại bà mẹ nói trên bằng cách hãy bình tĩnh chấp nhận cái khuyết tật đó ở con em mình cũng như một em khác mắc chứng

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ thơ (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w