III. NHỮNG THỜI KỲ ĐẦU TIÊN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
4. TÍNH TÒ MÒ, SỰ KHÁM PHÁ VÀ SỰ BẮT CHƯỚC
Từ năm thứ hai các em chủ động tiếp xúc với thế giới để xem những gì đang diễn ra. Thời kỳ tò mò và khám phá là một hình thức hoàn toàn khác với những gì diễn ra trước đó. Thoạt tiên các em làm cho mọi người chú ý đến em. Sau đó sự chú ý của các em hướng vào thế giới bên ngoài, tập trung vào thế giới bên ngoài bao quanh các em mà không phải là chú ý vào các em. Thời kỳ này chúng ta thấy rất giống với sinh hoạt của các động vật mới sinh như một đàn cá con bơi theo mẹ chúng bất kỳ mẹ chúng bơi đến đâu. Nhưng chỉ sau một hay hai tuần mẹ chúng lại bơi sau đàn con để đề phòng bất trắc. Dần dần chúng sẽ tách xa mẹ chúng. Chúng bắt đầu độc lập hoàn toàn, có thể đi xa tầm nhìn của mẹ chúng. Để cho phạm vi khám phá của các em được rộng
các em sử dụng khả năng đi lại của đôi chân. Đến lúc này các em có thể đi du ngoạn xa hơn và nhanh hơn. Khi đã đi được bằng hai chân thì hai tay của các em được tự do để lượm các vật thể để ở trong phòng và các em quan sát bằng mọi cách có thể. Tình tò mò này không bao giờ làm các em thoả mãn, vì thế các em xem xét hết vật này đến vật khác.
Bằng sự khám phá này các em nhận ra rất nhanh nhưng chỉ một thời gian sau các em ngồi một mình quan sát rất chăm chú chỉ một vật nào đó mà thôi. Theo các nhà chuyên môn thì lúc này sự quan sát của các em đã có tính chủ động đã có chủ đích. Khuynh hướng tò mò và khám phá là một thời kỳ chín muồi tự nhiên xuất hiện vào lứa tuổi này ở phần lớn các em, nó có một giá trị sinh học thực là hiển nhiên, vì nó giúp cho các em nhận biết sự vật và thế giới mà các em sẽ sống và học cách phân biệt giữa những sự vật mà các em nhìn thấy và xem xét. Đó là một công việc không thể thiếu được với những ai muốn học tập. Thoạt đầu với trẻ sơ sinh thì mọi cái là như nhau. Sau đó các em phân biệt mẹ chúng với những người khác trong gia đình, rồi đến với người ngoài, giữa con chó và con mèo, giữa chiếc xe đạp với chiếc xe ô tô.
Tinh thần tò mò cũng được thay đổi hình thức cùng với sự phát triển của các em. Vào khoảng từ hai đến ba tuổi, các em trở nên có trí tuệ hơn. Đó là thời kỳ mà các em hay đặt ra những câu hỏi như cái này là cái gì? Đến bốn tuổi như chúng ta đã biết các em rất thích tìm ra cái lý trong sự vật như cái này dùng để làm gì? Tại sao bố mẹ lại đi công việc? Hiển nhiên là chúng ta phải trả lời cho các em tất cả những câu hỏi đại loại như vậy vì nó thoả mãn tính tò mò và khuyến khích cái khát khao hiểu biết nơi các em. Nếu như chúng ta không muốn trả lời thì tốt nhất là cùng các em tìm ra câu trả lời. Bằng cách đó chúng ta giúp cho các em phát triển sự hiểu biết của các em và còn tạo ra cho các em thói quen tự trả lời những câu hỏi của chính các em đặt ra. Không nên vì một lý do gì đó mà từ chối hoặc cáu gắt với các em.
Sau này khi lớn lên tính tò mò và tính khám phá được thể hiện dưới những hình thức cơ bản như trong tìm tòi khoa học. Các em có đứa là những nhà khoa học từ nhiên, có em là những nhà khoa học nhân văn và v.v… Theo các nhà chuyên môn thì những lĩnh vực mà các em quan tâm sau này đều được quyết định bởi cách tò mò và khám phá ở những năm đầu của cuộc đời các em.
Thời thơ ấu dài và được che chở như là những thực thể xã hội rất có lợi cho cá nhân cái khả năng khám phá trong một môi trường an toàn đồng thời có được một khối lượng hiểu biết cũng như kinh nghiệm trước khi thực sự bước vào đời.
Cần phải chú ý là các em không bao giờ thoả mãn được tính tò mò tự nhiên nơi các em cũng như sự thích thú được khám phá. Vì thế không nên trách mắng các em khi thấy các em hay sờ mó cái này cái khác. Không nên cấm đoán các em. Vì điều này sẽ
làm cho các em chán nản. Nhiều bà mẹ thấy con ngồi thừ ra thường hỏi tại sao con ngồi thế mà không làm gì cả. Các em thường trả lời không cần đắn đo gì mà rằng khi con thích làm cái gì mà con quan tâm thì mẹ luôn ngăn cấm con. Vì ngăn cản các em nên nhiều em có khuynh hướng quay lại những thời kỳ trước kia như bám chặt lấy áo mẹ và mút ngón tay.
Tính tò mò cũng có mặt trái của nó mà điển hình là tính tò mò chỉ để làm dáng, làm điệu, như tính ba hoa chẳng hạn. Bệnh ba hoa không nhằm phát triển những hiểu biết của chính mình, chỉ nhằm thoả mãn những xung lực tình dục hay những xung lực khác mà thôi. Sự tò mò tình dục cũng rất tự nhiên như mọi hình thức tò mò khác và cũng cần được thoả mãn. Theo các nhà chuyên môn ở trẻ em tự nó không có gì là không lành mạnh. Tự nó cũng có giá trị như những sự tò mò khác. Nhưng nếu sự tò mò tình dục đánh thức sự thích thú của chúng khi chúng thấy mẹ chúng thay quần áo chẳng hạn. Trong trường hợp này nếu các em lại bị trừng phạt thì có thể làm cho các em khó thích nghi với những quan hệ tình dục thông thương sau này.
Việc vệ sinh tinh thần đối với các em trong thời kỳ này cũng khá đơn giản. Điều quan trọng đầu tiên cung cấp cho các em những đối tượng cần tò mò, giúp các em cách tự thoả mãn bằng cách cung cấp cho các em nhiều đồ chơi và tự em khám phá. Trong một phòng với nhiều loại đồ chơi khác nhau sẽ giúp các em nảy sinh tinh thần phiêu lưu khám phá. Vì vậy các bậc cha mẹ cũng như người lớn cần phải hiểu rằng sự thích thú có hiểu biết và học tập là tự nhiên đối với các em. Vì vậy một nhà giáo dục tốt là người biết lợi dụng cái khát khao hiểu biết nơi các em để dạy các em những gì các em mong muốn. Điều đó thực sự là một nghệ thuật lớn.
Trong tất cả những khả năng có thể giúp đỡ các em thích nghi với cuộc sống thì một trong những khả năng có tác dụng lớn và có nguồn gốc sâu xa là sự bắt chước, và đã được nhiều nhà tâm lý khẳng định là vô cùng quan trọng cho sự phát triển của các em. Sự bắt chước cũng là một khuynh hướng bẩm sinh tự có mà không cần sự giáo dục. Nó tự nảy sinh ở các em một cách tự nhiên. Người ta bắt gặp tính cách này trong nhiều loại động vật. Một con bê không biết sợ người nhưng chúng chỉ chạy trốn khi thấy mẹ nó chạy. Con vẹt và một số loại chim khác có khả năng bắt chước người nói. Đó là khuynh hướng bẩm sinh. Vì thế trẻ em bắt chước phụ thuộc vào ảnh hưởng của môi trường.
Sự bắt chước bắt đầu ngay trong vài tuần sau khi sinh. Trong một nhà hộ sinh người ta thấy thường một em khóc là nhiều em khóc theo. Nhưng các em chính thức đi vào thời kỳ này từ một tuổi đến hai tuổi. Một em nhỏ thường cho cả cái kẹo vào miệng còn cả giấy bọc. Nhưng khi em thấy mẹ chúng bóc giấy bọc trước khi ăn là chúng làm theo ngay. Chúng ta thấy ngạc nhiên của quá trình bắt chước mẹ chúng khi mà mẹ chúng không nói gì. các em có thể bắt chước mẹ chúng thông qua những nụ cười,
những cái nhíu lông mày hay cái vẻ chăm chú. Những xung lực ở mắt chuyển lên não bộ và làm chuyển động những động lực ở các em tương ứng với những điệu bộ của người mẹ mà không cần nói ra lời nên có vẻ rất là huyền bí.
Thực ra thì giá trị sinh học của khả năng bắt chước không đến nỗi huyền bí như vậy. Chẳng qua nó cũng tương tự như những phản xạ có điều kiện. Sự bắt chước giúp cho các em có thể thích nghi với các tình huống khác nhau trong cuộc sống mà tự nhiên cung cấp cho các em những câu trả lời mang tính di truyền, có sẵn.
Sự bắt chước thực sự là một bước tiến lớn của những phản xạ có điều kiện vì muốn có những phản xạ có điều kiện thì các em phải tích luỹ được một số kinh nghiệm nào đó. Ví như chúng phải đốt lửa thì mới biết tránh lửa, và điều đó không phải là không nguy hiểm. Sự bắt chước giúp các em vượt qua những kinh nghiệm đó và học trực tiếp ở hành vi của mẹ chúng bằng cách bắt chước mẹ chúng tránh lửa gây ra nguy hiểm. Sự bắt chước không chỉ giúp các em tránh được nguy hiểm mà còn làm cho các em tránh được nguy hiểm mà còn làm cho các em hoàn thành được công việc một cách tốt nhất. Ví như chúng xem mẹ chúng làm bánh và chúng cũng có thể làm được bánh như mẹ chúng. Người ta có thể khẳng định được rằng nhờ có sự bắt chước các em có thể có những phản ứng lành mạnh trong cuộc sống.
Một trong những thành quả vô cùng quý giá mà tuổi này đạt được là ngôn ngữ. Thời gian của năm đầu tiên là nếu các em phát ra tiếng thì do duy nhất những xung lực thần kinh căng thẳng cũng như những tiếng kêu của con gà hay con vịt khi chúng có nhu cầu. Sau đó do quá trình tập luyện có kết quả các dây thanh quản, các em bắt chước tiếng nói của mẹ em mà chưa biết đến ý nghĩa của những tiếng nói đó. Sau đó các em học cách ghép nói những từ đó với một vài sự vật, hợp nhất cái nọ với cái kia để dần dần những tiếng nói đó trở thành những từ. Từ đó các em hiểu được rằng để chỉ một vật nào đó phải sử dụng một từ tương ứng với sự vật nghĩa là các em đã dùng ngôn ngữ. Sự bắt chước là sự chuyển tiếp của thời kỳ phụ thuộc của những năm đầu với thời kỳ độc lập tiếp sau. Lúc này các em có nhu cầu được độc lập để làm những việc của riêng em. Chúng còn hiểu được cách làm thế nào để có thể bắt chước được mẹ chúng. Ví dụ các em thấy mẹ chúng khi bị ướt thì thay quần áo, chúng cũng thực hiện như vậy khi quần áo chúng bị ướt. Sự việc được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thành một thói quen ở các em. Đến ba hay bốn tuổi các em tự thay quần áo khi các em thầy quần áo bị ướt vì lúc này các em biết được cái lý của việc làm ấy. Như vậy là khi còn phụ thuộc chúng sẽ hành động nhất nhất theo cha mẹ. Bằng sự bắt chước chúng hành động một cách độc lập và tự thích nghi với cuộc sống. Đó là thời kỳ của sự bắt chước chứ không còn ở thời kỳ lý lẽ vì các em học tập bằng sự bắt chước. Các em sẽ thực hiện khá dễ dàng những cái mà người lớn làm mẫu hơn là chỉ bằng sự giải thích. Nhiều khi chúng bắt chước ngay cả khi các em không hiểu gì về những lời giải thích. Chúng có thể làm được những việc cần sự khéo léo mà chưa hiểu được những điều giải thích ví
như các em có thể đi được xe đạp khá thành thạo mà không hề hiểu được tại sao chiếc xe đạp chỉ có hai bánh lại có thể đi được. Hoặc các em có thể bắt chước các chị chúng múa hát rất nhanh hơn là những lời hướng dẫn của các anh chị phụ trách.
Cần nhớ rằng vào tuổi này sự bắt chước thường có hiệu quả rất cao so với sự dạy bảo. Các em rất khó hiểu được những lời giải thích tại sao qua đường phải đi giữa những hàng sơn kẻ hay giữa hai hàng đinh nhưng cứ theo người lớn vài lần là các em có thể một mình đi giữa hàng đinh khi đi qua đường.
Vào bốn tuổi, khi các em đã có thể hiểu được lý lẽ thì đương nhiên là chúng ta cần có sự giải thích cặn kẽ cho các em những điều cần phải làm mà chẳng có ai ngăn cản chúng ta. Khi đó chúng vâng lời chúng ta không phải vì chúng ta đã nói mà còn vì các em đã hiểu được cái lẽ trong lời nói của chúng ta. Khi mới một hay hai tuổi điều đó là không thể thực hiện được vì khi đó các em chưa có khả năng để lý lẽ. Theo các nhà tâm lý học thì sự bắt chước là một quá trình của tiềm thức. Các em bắt chước là do sự tác động của những khuynh hướng tự nhiên mà không cần để ý đến những gì chúng ta giải thích. Nếu chỉ bằng sự giải thích đơn thuần các em sẽ tự làm theo cách làm của chúng ta thì chắc chắn là các em sẽ làm được khá dễ dàng khi bắt chước. Người ta còn cho rằng sự bắt chước không chỉ là một quá trình của tiềm thức mà còn là một quá trình của cái không ý thức (non conscient).
Khuynh hướng bắt chước còn tồn tại trong suốt cuộc đời mỗi người là điều rất có giá trị. Với mỗi người không phải lúc nào chúng ta cũng được hướng dẫn bằng những kinh nghiệm cá nhân. Những phong tục, những tập quán, những truyền thống và ngay cả luân lý đều có một vai trò rất lớn.
Vì vậy chúng ta cần khuyến khích với tất cả những gì có thể đối với khuynh hướng tự nhiên là sự bắt chước với tất cả sự thận trọng những gì chúng ta muốn các em làm. Không nên ép buộc các em làm những gì mà khả năng các em chưa cho phép nghĩa là khi các em chưa thể làm chủ hành vi của mình. Khi các em cần chúng ta làm mẫu thì nhất thiết không được từ chối, vì chỉ có như thế thì các em mới có thể làm tốt những điều mà chúng ta mong muốn.
Cần phải chú ý từ khi mới sinh các em phải sống trong một môi trường mà cả cha và mẹ đều có nhiều thói xấu thì chắc chắn là những đứa con sẽ mang ít nhiều những thói xấu đó. Khi lớn lên các em cũng sẽ phải sống trong môi trường xã hội mà xấu tốt xen kẽ. Sự để mắt đến các mối quan hệ của các em sẽ không bao giờ thừa. Lúc đó cái hy vọng lớn nhất là nếu các em đã được nuôi dưỡng trong một môi trường lành mạnh, an toàn từ khi lọt lòng mẹ. Đó là khả năng tự đề kháng với những thói hư tật xấu trong cuộc đời đáng tin cậy nhất. Vào đời cuộc đời sẽ dạy các em nhiều điều nhưng thiếu cái cơ sở đảm bảo được xây dựng từ thời thơ ấu sẽ làm cho các em còn gặp không ít khó khăn.