4.VAI TRÒ CỦA LUÂN LÝ XÃ HỘ

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ thơ (Trang 104 - 107)

IV. CƠ CẤU HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA CÁC EM

3. CÁI SIÊU TÔ

4.VAI TRÒ CỦA LUÂN LÝ XÃ HỘ

Tới đây là lúc chúng ta phải tìm hiểu về vấn đề luân lý của trẻ em. Ở đây có hai vấn đề cần bàn là luân lý của trẻ em được hình thành như thế nào và tại sao vấn đề luân lý và đạo đức lại là vấn đề vô cùng cần thiết đối với lứa tuổi thơ?

Thuật ngữ “tính luân lý, tính đạo đức” theo một nghĩa rộng nhất có hai nghĩa sau đây. Theo truyền thống thì tính luân lý có liên quan đến những vấn đề về phong tục tập quán của cộng đồng. Theo nghĩa thứ hai thì tính luân lý và đạo đức phụ thuộc vào những ý tưởng tốt và đúng đắn.

Nếu chúng ta chọn nghĩa thứ nhất và cũng được coi như một định nghĩa thì đương nhiên tính luân lý và đạo đức phải từ những phong tục, những tập quán của từng vùng khác nhau mà người ta gọi là những bè nhóm xã hội.

Còn nếu như chúng ta lấy cái nghĩa thứ hai cũng được coi như một định nghĩa thì đương nhiên là chúng ta sẽ lấy một số phẩm chất nào đó như sự trung thực, trung thành, sự nhân ái… là những phẩm chất tốt buộc mọi người phải tuân theo dù cho những phong tục tập quán cũng như những giá trị khác của cộng đồng có phù hợp hay là không.

Nếu như chúng ta chú ý quan sát sự phát triển của các em thì chúng ta không khó khăn gì để nhận ra hai loại hình luân lý và đạo đức nói trên.

Quá trình diễn ra trong thời kỳ dễ bảo, các em suy nghĩ hoàn toàn như cha mẹ các em suy nghĩ cũng như những suy nghĩ của những người xung quanh các em. Trong thời kỳ này chúng ta thấy xuất hiện ở các em tính luân lý và đạo đức theo định nghĩa thứ nhất, nghĩa là theo phong tục và tập quán của từng cộng đồng riêng rẽ. Đó là những luân lý và đạo đức của từng vùng khác nhau trong từng thế kỷ khác nhau. Ví như có nơi chỉ ăn cắp bất cứ một vật to nhỏ nào bất kể giá trị của nó đến đâu cũng đều coi là một tội phạm lớn. Theo nghĩa này thì, như người ta thường nói luân lý và đạo đức thực sự chỉ là đứa con của hoàn cảnh. Điều đó được người đời ghi lại qua mấy vần thơ một thời rất thịnh hành tại Londres sau Đại chiến thế giới thứ hai:

Bertie đã cắt cổ cha nó Máu đã vấy đầy quần áo nó

Mẹ nó đã than phiền thật là đáng tiếc Mà vải lại thật là quá đắt.

Đến khi các em đã vào tuổi siêu tôi được ghi nhận một hệ thống những giá trị được dùng để điều chỉnh những cách ứng xử của chúng, đã đánh thức nơi chúng những khái niệm rất cao về mặt luân lý. Đó là hướng mọi người theo những ý tưởng luân lý tốt đẹp và lành mạnh.

Qua hai trường hợp nói trên, người ta có thể nghĩ được rằng luân lý bắt nguồn từ những tiến trình tự nhiên. Vào những thời điểm nhất định của sự phát triển đến lượt nó, nó sẽ xuất hiện một cách không thể tránh được. Tuy nhiên người ta cũng có thể đặt ra câu hỏi: Liệu có một ý nghĩa luân lý nào tồn tại trong các em? Liệu các em có đủ khả năng để phân biệt đâu là cái Thiện, đâu là cái Ác.

Nhiều người là tín đồ của đạo Thiên chúa cho rằng ý thức và ý nghĩa của luân lý là do Chúa trời ban tặng. Theo những nhà chuyên môn thì luận điểm này không có cơ sở đáng tin cậy.

Với các nhà chuyên môn thì không còn nghi ngờ gì nữa khi khẳng định rằng ý nghĩa luân lý không thể là một cái gì tự có. Nhưng những yếu tố cấu thành lại tồn tại ở tất cả các em. sự xuất hiện ý nghĩa luân lý là không thể tránh được bởi vì sự dễ bảo và sự đồng nhất đều là những tiến trình tự nhiên. Nhưng nên nhớ rằng bản chất của nó lại phụ thuộc vào hoàn cảnh mà các em được nuôi dạy với những người mà các em đồng nhất. Nhưng khốn thay các em lại có thể tiếp thu cả những cái tích cực cũng như cái tiêu cực của cả cha lẫn mẹ. Vì thế ngay từ trước, chúng ta đã khẳng định rằng ý thức cũng như tất cả những chức năng khác của nhân cách con người cần phải được giáo dục và rèn luyện.

Nhưng tại sao chúng ta lại phải sống có luân lý và tại sao chúng ta lại không thể luôn được thoả mãn trong mọi hoàn cảnh. Sở dĩ như vậy là vì trước hết mỗi người chúng ta đều là thành viên của cộng đồng. Như một sinh vật xã hội, chúng ta phải sống trong xã hội. Và cũng chỉ có như thế mỗi người chúng ta mới có thể được sống an toàn. Đời sống cộng đồng cung cấp cho chúng ta một đội quân để chống lại quân thù, đội cảnh sát để bảo vệ tài sản, lương thực thực phẩm cũng như mùa màng để nuôi sống mọi người. Rồi lại phải có bệnh viện để chăm sóc sức khoẻ cho mọi người. Nếu một người sống biệt lập thì họ khó mà trụ được trước kẻ thù, trước nạn đói cũng như trước bệnh tật. Hơn nữa cũng nhờ những mối quan hệ với người khác mà chúng ta mở rộng được tầm nhìn cũng như tầm hiểu biết. Cuộc sống cộng đồng mang lại cho chúng ta niềm vui về văn hoá, văn chương và nghệ thuật. Xã hội còn có những trường học các cấp để chúng ta học được nhiều tuyệt vời của nhân loại. Xã hội cũng là nơi để chúng ta hội họp và gặp gỡ bạn bè để bàn thảo một cách tự do tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống con người. Nếu chúng ta là một cá thể đơn độc thfi chúng ta sẽ chẳng có gì.

Cộng đồng chính là nơi giúp chúng ta được phát triển toàn diện và có được hạnh phúc thực sự. Theo một nghĩa khác và là quan niệm chung, với tư cách là một thành viên

của cộng đồng mà con người có khả năng đạt được sự tự do đích thực và nhân cách được hoàn thiện một cách đầy đủ nhất. nếu như chúng ta muốn có những đặc ân được xã hội chấp nhận, chúng ta cũng phải chấp nhận những sự bắt buộc đối với người khác trong cộng đồng mà họ cũng có những nhu cầu như chúng ta. Chúng ta không bao giờ muốn người khác tước mất những gì là của chúng ta. Vậy thì chúng ta cũng không được lấy đi những gì của người khác. Nhìn chung ở đây tất cả những luật lệ mà là của mọi thành viên trong xã hội. Vì vậy cái lẽ tồn tại ở đời là bảo đảm sự tự do cho tất cả mọi thành viên trong cộng đồng. Vì thế không có gì là khó khăn khi thực hiện nguyên tắc đó đối với các em. Ví như ta dạy các em: Nếu em muốn các bạn cho em mượn đồ chơi thì trước hết em hãy làm như thế đối với các bạn. Lúc đầu hình như chúng ta áp đặt một sự cưỡng bức đối với các em nhưng có thể mang lại cho các em sự tự do lớn hơn nhiều bởi vì một khi em cho các bạn mượn đồ chơi thì các em lại được tham gia một cách rộng rãi vào những hoạt động chung của nhóm. Cũng một ví dụ khác theo chiều hướng tiêu cực như con bạn dùng súng phun nước hay bắn bằng đạn chất dẻo vào những người qua đường. Đương nhiên bạn phải ngăn cấm trò chơi đó và tước đoạt súng của con bạn. con bạn có thể lý sự rằng đó là súng của em. trước sự lý sự đó bạn cần khẳng định dứt khoát với con bạn rằng: Nếu súng là của con thì mắt của những người qua đường cũng là của họ. Và họ cũng có quyền bảo vệ con mắt của họ và điều đó là quan trọng hơn khẩu súng của con nhiều. Hơn nữa cho các em chơi những đồ chơi mang tính bạo lực là điều nguy hiểm cho tâm hồn các em và còn có thể cho xã hội nữa. Tất cả chúng ta bao gồm cả các em đều không bao giờ có quyền thực hiện sự tự do của mình nhưng lại vi phạm quyền tự do của người khác. Nếu có em nào cứng đầu không theo luật lệ chung đó đương nhiên chúng ta phải nghiêm khắc, cả việc trừng phạt hợp lý. Nếu em không có tinh thần cộng đồng em sẽ không có cơ hội tham gia vào những hoạt động chung của xã hội. Đó là nên luân lý chính thống của mọi hoạt động xã hội.

Với cái sợ thì không phải lúc nào cũng là tiêu cực với các em. Đôi khi lại có vai trò rất cần thiết, không làm các em khó chịu mà còn có tác dụng tốt vì rất nhiều lý do. Trước tiên các em có thể quen dần với nỗi lo lắng thường xuyên. Nó sẽ trưởng thành bình thường không còn cảm thấy khó chịu trước mọi người và nhờ đó mà các em có thể hoàn thành được một số việc. Nhiều em thích không làm gì cả hơn là làm những điều xấu. Khi cái sợ ở một mức độ nào đó thì chính cái sợ bị tê liệt, biến mất và người ta thấy không còn gì phải sợ cả. Điều đó thường xảy ra đối với cả những loài động vật cũng như với con người.

Với các em thì phải chăng cái sợ và sự đe doạ làm cho các em trở nên dễ bảo. Điều đó là không đúng vì chính sự sợ hãi và sự đe doạ thường làm cho các em rơi vào tình trạng bị dồn nén. Vào tuổi thiếu niên các em sẽ không còn sợ nữa. Các em hiểu được rằng cần phải xoá bỏ mọi cái sợ hãi vẩn vơ và mọi việc sẽ trở nên bình thường.

Mục đích của chúng ta không chỉ muốn cho các em có một hạnh kiểm tốt mà còn phải rèn luyện cho các em có một sự chuẩn bị tốt. Nghĩa là chuẩn bị cho các em có thói quen tự dẫn dắt mình tốt trong cuộc sống sau này. Ví như chúng ta khuyên các em chia sẻ đồ chơi với các bạn thì các em sẽ trở thành con người nhân ái. Nếu các em lễ độ thì các em sẽ được mọi người kính trọng. Nếu các em là một đứa trẻ dũng cãm thì mọi sợ hãi chỉ làm cho các em thêm táo bạo. nếu như các em được chuẩn bị tốt thì tự nhiên là các em sẽ tiếp thu những cái tốt một cách dễ dàng và cũng tự nhiên là các em sẽ trở thành ngoan ngoãn, nhân ái, tế nhị và dũng cảm.

Trong mọi trường hợp chúng ta cần phải hiểu rằng lúc đầu các em chưa thể suy nghĩ một cách trừu tượng được. Nhưng muốn làm thức dậy trong các em những mầm mống của sự lễ độ chẳng hạn thì chúng ta hãy bắt đầu tập cho các em những cách ứng xử lễ phép. Với các em muốn trở thành một đứa trẻ lễ phép thì đơn giản là làm những việc lễ độ. Cũng như để trở thành dũng cảm thì chỉ đơn giản là làm những việc dũng cảm. nhưng chính việc nhắc đi nhắc lại nhiều lần những hành vi đó mà hình thành cái cơ sở có những phẩm chất tốt hình thành. Vì thế người ta nói rằng có biết bao nhiêu là chân lý trong những câu ngạn ngữ xưa như “Hành vi làm nên thói quen, thói quen làm nên cá tính, cá tính làm nên số phận”.

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ thơ (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w