VAI TRÒ CỦA TRÍ THÔNG MINH, CỦA TRÍ TUỆ

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ thơ (Trang 40 - 44)

II. SỰ CHÍN MUỒI VỀ MẶT TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ THƠ.

2. VAI TRÒ CỦA TRÍ THÔNG MINH, CỦA TRÍ TUỆ

Muốn cho sự thích nghi trong cuộc sống được tốt thì còn cần có thêm một cái gì đó hơn thế. Vì người mẹ tự nhiên tức trời đất đã nói với chúng ta rằng “Ta không thể cung cấp mọi thứ phản xạ cho các người trong mọi tình huống của sự hiện hữu của các người. Những phản xạ có điều kiện tự nó đã khẳng định vào một lúc nào đó để có thể phát triển được, các người có nguy cơ bị tụt hậu. Những cảm xúc có ích trước đây sẽ làm hại các người. Do đó ta chấp nhận cho các người sự thông minh. Nhờ đó mà các người có thể tự giải quyết lấy mọi việc. Sự thông minh có thể giúp cho chúng ta sử dụng tối đa cái lợi của những cảm xúc của chúng ta. Nói chung là sự thông minh có

thể dẫn dắt những cảm xúc đó theo cái hướng mà chúng ta mong muốn, theo cái đích mà chúng ta đã chọn để cuối cùng làm cho những cảm xúc đó được sử dụng một cách có hữu hiệu nhất.

Vậy thì sự thông minh là gì và chức năng của chúng như thế nào. Theo cách hiểu thông thường, dân dã thì trí thông minh là khả năng sử dụng có hiệu quả tốt nhất những sự hiểu biết cũng như những kinh nghiệm của chúng ta. Ví dụ một em nhỏ gặp trên đường đi một con vật nguy hiểm làm xuất hiện ở em một cảm xúc sợ hãi. Theo cách phản xạ tự nhiên như người ta nói là cho chân lên cổ mà chạy, và như là ổn. Nhưng chẳng may lại gặp phải một vật hung dữ như một con bò mộng thì việc chạy trốn không phải là một giải pháp có hiệu quả, vì con vật chạy nhanh hơn chú bé. Tốt nhất là trèo lên một cây cao nào gần nhất. Nhưng nếu con vật lại là một con rắn hay một con vật nào trèo giỏi và nhanh hơn chú bé thì chú bé không còn cách nào khác là sử dụng trí thông minh của mình để tự giải thoát. Một ví dụ khác thông thường hơn. Một em nhỏ mở vòi nước cho nước chảy. Đến khi nước đầy tràn ra sàn nhà. Em không biết khắc phục bằng cách nào vì người ta mới dạy em cách mở vòi nước. Khi đó người mẹ chỉ cần nhắc là nếu người ta đã dạy cho con cách mở nước thì bây giờ con hãy sử dụng trí thông minh của con để đóng vòi lại. Vậy thì lúc này mục đích là đóng vòi lại và trí thông minh phải đáp ứng cho được mục đích đó.

Trí thông minh là một phẩm chất bẩm sinh vốn có. Chúng ta hoặc đã có trí thông minh hoặc là chưa. Chúng ta cũng có thể có nhiều hoặc ít trí thông minh. Nhưng vì trí thông minh là một phẩm chất bẩm sinh nên chúng tồn tại với chúng ta từ khi sinh ra cho đến khi chết. Theo các nhà tâm lý học thì khó có thể biến một đứa trẻ đần độn thành một người thông thái được. Nhưng mọi hiệu quả lại phụ thuộc vào cách mà chúng ta sử dụng nó. Từ đó nảy sinh vai trò của sự giáo dục.

Chúng ta cần nhớ rằng trí thông minh và sự hiểu biết không phải là một. Trí thông minh là một năng lực bẩm sinh giúp chúng ta nắm được tình hình và nghĩ ra những cách thức để đạt được hiệu quả. Hiểu biết là những cái chúng ta có thể học được. Trong mọi trường hợp trí thông minh và những hiểu biết luôn có mối quan hệ tương hỗ rất chặt chẽ. Bởi một lẽ đơn giản là sự hiểu biết là rất rộng còn trí thông minh là cái rất hữu hiệu. Cái có ý nghĩa to lớn hơn cả là trí thông minh, là cái giúp chúng ta có thể sử dụng một cách tốt nhất những hiểu biết mà chúng ta có được. Những ví dụ mà chúng ta nói tới ở trên đã chứng minh điều đó. Chính sự hiểu biết đã giúp cho em nhỏ biết rằng con bò chạy nhanh hơn chú và con rắn leo cây tốt hơn em. Vì vậy lúc này là em phải sử dụng trí thông minh của mình để có thể chiến thắng hai con vật trên. Vì thế người ta thường nói mọi người là như nhau, nhưng lại có người mạnh hơn người khác. Đó là nhờ ở sự thông minh của người này hơn người khác.

Vấn đề là hãy thích nghi với hoàn cảnh tuỳ theo năng lực của mỗi người. Trí thông minh được thể hiện theo hai cách. Trẻ em thể hiện trí thông minh của mình theo cách

riêng của chúng để nắm cho được hoàn cảnh mà không cần chúng phải nhắc lại nhiều lần về một sự vật. Khi các em đã có ý thức thực hành thì chúng có thể dễ dàng tưởng tượng nhiều cách để đạt được mục tiêu. Đôi khi người ta cũng bắt gặp ở những cá nhân này hay cá nhân khác những phẩm chất khác nhau. Có người có khả năng nắm bắt tình hình rất tốt nhưng lại không có khả năng giải quyết tốt vấn đề. Còn người khác lại tỏ ra hoàn hảo khi giải quyết vấn đề luôn đi đôi với sự nắm bắt. Đó là những trường hợp có những em trai hay gái nắm bắt vấn đề khá nhanh và làm thế nào để thực hiện tốt nhất như điều khiể chiếc xe hơi, vá một cái săm thủng, đi nhặt một quả bóng bị rơi xuống hồ, hoặc bơi ngược dòng và các em này đã thực hiện khá hoàn hảo. Như chúng ta đã nói, mọi trí thông minh đích thực đều được quyết định bởi mục đích hay mục tiêu đã định, nghĩa là phải đạt cho được đối tượng mà mình đề ra. Vì thế việc thực hiện một cách có chủ định nghĩa là theo đuổi một cách có ý thức, một cách kiên trì để đạt cho được mục đích đó. Phần lớn những quyết định quan trọng đều được quyết định từ trước trong đầu chúng ta. Chúng ta mong muốn tháo gỡ tất cả những vướng mắc trong từng tình huống để thoả mãn sự tò mò khoa học của chúng ta và nuôi dạy tốt con em chúng ta. Ngay từ đầu chúng ta phải giáo dục cho lớp trẻ cách thay đổi hành vi tuỳ thuộc vào từng đối tượng bằng cách quan sát ví dụ như nếu muốn mua cái gì dù chỉ đơn giản như cái bánh, cái kẹo cũng phải xem khả năng túi tiền của mình có đáp ứng được không. Hoặc nếu như chúng không cho các bạn khác chơi chung những đồ chơi của nó thì các bạn cũng sẽ không cho nó chơi đồ chơi của chúng.

Theo những nhà tâm lý thì việc theo đuổi một mục đích là cách tốt nhất để học cách làm chủ bản thân mình.

Chúng ta cần phân biệt trí tuệ và trí thông minh. Một đứa trẻ có trí tuệ là một đứa trẻ có khả năng phát minh hay đơn giản là nghĩ ra nhiều cái, ra nhiều điều. Nó không nhất thiết là đứa biết cách lên xuống xe nhanh hơn, cách vượt qua một cái hố, thậm chí biết cả hệ thống đòn bẩy. Tất cả những cái đó chỉ là phẩm chất bẩm sinh. Theo những nhà chuyên môn thì trí thông minh theo một nghĩa thông thường chỉ là một phẩm chất của thực hành nhằm giải quyết những vấn đề của thực tại. Còn trí tuệ được định nghĩa như là một phẩm chất bẩm sinh dùng để tổ chức những hiểu biết. Chính trí tuệ là cái có khả năng khám phá ra những điều kỳ diệu trong tất cả những lĩnh vực khác nhau của khoa học và công nghệ. Nếu như con cái các bạn không có trí tuệ thì các bạn cũng không nên phàn nàn vì chúng. Có thể là chúng có nhiều trí thông minh về thực hành. Những trẻ em có phẩm chất thông minh về thực hành thường là những đứa trẻ rất khéo chân, khéo tay. Có rất nhiều trẻ em có trí tuệ nhưng lại rất vụng về lóng ngóng trong thực hành. Trái lại từ những hiểu biết nhiều mặt chúng lại có khả năng phát minh, nghĩ ra nhiều cái mới lạ. Vì thế chúng ta đã nói trí thông minh là việc áp dụng những hiểu biết và những kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề được đặt ra trong

cuộc sống. Còn trí tuệ là việc tổ chức những hiểu biết để phát minh ra cái gì đó, một sự sáng tạo với đúng nghĩa của nó. Cả hai phẩm chất này đều rất là quý.

Theo những nhà chuyên môn thì trẻ em từ ba đến bốn tuổi đã có khả năng lý lẽ. Khi một em nhỏ nói “tại sao em phải làm thế này” với cha mẹ thì đó là em muốn biết cái lý lẽ trong việc em phải làm. Và hành vi của chúng chỉ được quyết định khi nào em tìm ra cái lý của chính em. Ví dụ em nói “Em muốn có chiếc xe đạp để em đi học hay em đi chơi với bạn bè khi em muốn”. Đó là một câu nói có lý lẽ của em. Trong những năm đầu của thời thơ ấu, sự lý lẽ, nếu người ta muốn gọi như vậy, được hình thành tiếp nối những kinh nghiệm. Lý lẽ nơi các em đôi khi dẫn đến một sự nguỵ biện và chỉ đơn giản là một cái gì xảy ra sau cái khác là kết quả của cái diễn ra trước. Nhưng sự thực đó lại là cách lý lẽ của trẻ em. Và điều đó không có gì phải làm chúng ta ngạc nhiên vì lý lẽ của các em là từ những kinh nghiệm của chính các em. Trong khuôn khổ của những phản xạ có điều kiện chúng ta thấy không có mối liên hệ nào bên trong giữa tiếng chuông reo với sự tiết nước bọt, giữa việc tiếp xúc với cái bô và việc đi đại tiện. Nhưng với các em thì chỉ đơn giản là hai sự việc đó nối tiếp nhau và cái sau phải là kết quả của cái xảy ra trước. Tất nhiên sự đơn giản đó luôn dẫn tới những kết quả không hay. Thậm chí có trường hợp một người bệnh cứ day dứt khôn nguôi tự trách móc là đã không vâng lời nên đã làm cho người mẹ chết, vì cái chết của người mẹ xảy ra sau sự không vâng lời nào đó khi bà còn nhỏ.

Trực giác cũng như sự lý lẽ là một phương tiện để rút ra kết luận. Nếu có một trực giác đi trước sẽ dẫn người ta đi đến những kết luận mà không cần đến ý thức như một phương tiện hay lý lẽ mà chúng ta đã cảm nhận. Trực giác chỉ đơn giản là một sự suy luận của tiềm thức còn lý lẽ lại là một sự suy luận của ý thức trên cơ sở những sự việc đã biết. Nhưng tuyệt đối không được xem trực giác như một trò ảo thuật. Trong thực tế những trực giác đều được xây dựng trên cơ sở những quan sát cũng như những kinh nghiệm có từ trước mà chúng ta không để ý tới, đã trở thành tiềm thức.

Trẻ em luôn dùng trực quan ngay cả khi chúng không thể lý giải được. Ví dụ một em nhỏ thấy không có cảm tình với một ông khách chỉ vì trông ông ta không mấy hấp dẫn. Thấy thế người mẹ giải thích cho em rằng ông ta là người tốt, cho mẹ quà thì tại sao lại không yêu ông ta được. Không cần suy nghĩ gì em trả lời ngay rằng con không yêu ông ta mà cũng không cần lý lẽ gì. Theo những nhà chuyên môn thì có thể em cũng có lý lẽ của em vì em đã quan sát và nhận ra rằng ông ta chỉ cười bằng môi và không cười bằng mắt. Lời nói của ông ta cũng dễ nghe nhưng cái nhìn của ông ta lại có ý rằng “con bé này thật khó chịu”. Đã nhiều lần em thường thấy ông ta đến thăm mẹ em khi cha em đi vắng. Những lúc đó mẹ em tỏ ra vui vẻ phấn chấn hơn. Bằng trực giác em cảm thấy những sự viếng thăm đó không mang lại cái gì tốt đẹp. Từ đó đưa em đến những ác cảm như trên mà không có lý lẽ gì khác. Các nhà chuyên môn cho rằng sự suy luận của em là đúng đắn vì nó được thực hiện theo tiềm thức.

Tất cả những yếu tố mà tự nhiên cung cấp cho các em để thích nghi được diễn ra như thế nào. Tất cả chúng đều được phát triển trong sự lớn lên của những phủ tạng bậc thấp được điều chỉnh bởi những hướng hoạt động và những phản xạ. Những cơ quan phủ tạng bậc cao được điều khiển bằng lý lẽ, bằng trí thông minh, bằng dự tính. Chúng xuất hiện trước sau theo một trật tự có sẵn nơi trẻ em vì nơi các em cũng vẫn theo trật tự của giống nòi. Các bậc cha mẹ cần biết những yếu tố đó và phải ý thức được tất cả những phức tạp của sự xuất hiện của chúng. Sở dĩ như vậy vì con trẻ thường bày tỏ thái độ khi thì bằng những cảm xúc, khi thì bằng lý lẽ, hoặc bằng những phản xạ có điều kiện, bằng trí thông minh, bằng trực giác, bằng ý chí, và thường được phối hợp cùng một lúc. Các bậc cha mẹ cần làm gì trong những trường hợp trên. Nhiệm vụ của cha mẹ là tạo ra có các em một khung cảnh thuận lợi, nghĩa là một sự thông cảm tương ứng và cung cấp cho các em những phương tiện cần thiết để các em có thể thể hiện một cách tự do, cũng tương tự như một cái cây không bị thiếu chất dinh dưỡng, độ ẩm, ánh sáng mặt trời thì chúng sẽ mau trưởng thành.

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ thơ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w