III. NHỮNG THỜI KỲ ĐẦU TIÊN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
3. TÍNH THÍCH THÚ ĐƯỢC CHÚ Ý
Đặc điểm của năm đầu tiên của cuộc đời các em mà chúng ta vừa bàn đến ở trên đều tập trung vào chính bản thân các em. Đó chính là sự che chở và sự an toàn mà chúng ta thấy trong tính phụ thuộc vào người mẹ. Những sự thích thú xác thịt hay cơ thể cũng như những sự tập luyện những chức năng thể chất đều là những đặc điểm của thời kỳ này.
Sang năm thứ hai là thời kỳ chuẩn bị vào đời và các em quan tâm đến những người khác và những sự kiện. Những thoả mãn khác với khi mới sinh, người ta để cho các em được yên nay các em bắt đầu quan tâm đến sự chú ý và tìm cách được chú ý. Tất cả đều được chuyển hướng ra bên ngoài và được thực hiện bằng sự tò mò và bản năng khám phá. Thời kỳ này các em không thích nghỉ ngơi. Các em quấn lấy mẹ chúng và bắt chước từng ly từng tí và đây là những thời kỳ khác nhau của giai đoạn này.
Sự quan sát của những nhà chuyên môn cũng như của các bậc cha mẹ đều thừa nhận rằng trẻ em trong năm đầu thích bản thân chúng được mọi người chú ý đến và sẽ ghen tức khi có người khác xuất hiện kể cả sự xuất hiện của những con vật nuôi trong nhà như con chó, con mèo. Gesell một nhà tâm lý học đã khẳng định “đứa trẻ một năm tuổi bao giờ cũng là trung tâm của một nhóm nào đó. Các em thường có những cử chỉ hay những hành vi gây ra tiếng cười trong nhóm. Các em thấy thích thú hơn cả những người xung quanh”. Hiện tượng đó chứng minh một bước chuyển tiếp từ sự an toàn trong năm đầu và sự khám phá trong năm thứ hai. Nếu như trước kia trong năm thứ nhất các em còn rất nhỏ nên mẹ chúng luôn phải ở bên cạnh các em, chăm sóc từng ly từng tý. Sang năm thứ hai mẹ chúng có thể để chúng trên chiếc xe đẩy để tranh thủ đi làm những công việc khác. Các em phải ngồi trong xe đẩy một mình. Vì thế các em cảm thấy không còn mọi người bao quanh, cái dây liên hệ trước kia đã không còn nên các em tìm mọi cách làm cho mọi người phải chú ý đến mình để đảm bảo cho sự an toàn của các em.
Cũng như tất cả những khuynh hướng khác, cái sở thích được mọi người chú ý cũng phát triển, sự thái quá, sự hư hỏng và cũng có thể mang những hình thức bệnh hoạn. Chức năng chính của thời kỳ này là tiếp tục bảo đảm sự an toàn thì có thể coi chức năng thứ hai là phát triển những tiếp xúc xã hội. Bởi vì trong nỗ lực làm cho người khác chú ý đến mình, các em bắt đầu có ý thức phân biệt những gì các em thích và những gì các em không thích. Các em rèn luyện để có thể chấp thuận cái này và không chấp thuận cái kia. Cũng vì thế người ta đã tìm thấy cái nguồn gốc sâu xa, cái yếu tố xã hội nơi các em.
Tiếp sau, cái thích thú được chú ý được thể hiện với những hình thức cơ bản hơn. Một em gái độ bốn hay năm tuổi rất mong được mọi người thấy em xinh đẹp khi ngắm nghía cái áo đẹp của em. Một em trai khác cùng độ tuổi trên lại thích sự khám phá và thường nói “hãy nhìn xem em làm này”. Trong tuổi trưởng thành, những thích thú ban đầu trở thành những thích thú được lên trình diễn, được nói chuyện trước đám đông, được vẽ, được viết, được dạy học, v.v… và từ đó trở thành những con người xuất chúng từ những ước mơ bình thường. Sự khác người là một cái gì đó vô cùng hấp dẫn và người ta phải trả một giá quá đắt để được thoả mãn.
Những sự mong muốn nói trên là rất tự nhiên và thường hơi thái quá đối với những bậc cha mẹ sẵn sàng bỏ thời gian ra để “đánh bóng” cho con cái họ. Các bậc cha mẹ nên nhận thấy cái giá trị đích thực của con em mình để từ đó có cách giáo dục phù hợp với những gì mà con họ có. Nếu không sẽ là bất hạnh với những em không đủ sức để chiếm lĩnh những đỉnh cao như mong muốn của cha mẹ thì chúng sẽ trở thành những đứa trẻ không vâng lời. Cuối cùng, những em này phải sống chuỗi thời gian còn lại với mặc cảm về thân phận mình chỉ vì cha mẹ chúng đã mong muốn những
điều mà chúng không thể đáp ứng được. Mặc cảm này làm chúng luôn không hài lòng và từ chối mọi sự hợp tác.
Những hình thức thái quá thường khôg có ảnh hưởng gì quá lớn đối với những em có tâm hồn lành mạnh và nó sẽ qua đi khá nhanh. Các em chỉ mong muốn mọi chuyện được diễn ra một cách hợp lý để cho cá nhân các em có thể hoàn thành tốt. Nhiều em đã từng thốt lên rằng “em rất thích mọi người nhìn ngắm chính em chứ không phải những mái tóc đen bóng của em”. Thông thường thì các em này cũng nhận ra vấn đề. Nếu không thì các bạn cùng lớp cũng sẽ làm cho em nhận ra. Vì vậy khuyến khích những khuynh hướng kiêu căng sẽ không thể nào tránh được những đau buồn và người ta lại phải tìm cách xoá bỏ những ý tưởng không lành mạnh mà cha mẹ chúng đã nhồi nhét vào đầu chúng. Việc giúp các em từ bỏ những hư ảo là một việc làm khó khăn nhưng lại thật là cần thiết.
Thông thường những em thích được phô trương và đã thực sự trở thành một con người huyênh hoang thì luôn thích ở hàng đầu. Chúng luôn cảm thấy như bị bỏ rơi mất thiện cảm và sự quan tâm của mọi người. Khi đó chúng sẽ tìm cách tự gây sự chý ý với chính mình không ngoài mục đích là bảo đảm sự an toàn của riêng mình. Và là sự thể hiện của chứng bồn chồn lo âu xao xuyến của những em đã trở thành một kẻ thích phô trương thực sự. Không thiếu gì em đã trở thành những đứa trẻ ngu dốt và ngày càng lún sâu vào một cuộc sống không an toàn. Nếu không thì cũng trở thành những đứa trẻ nhút nhát hay cáu bẳn gây khó chịu cho mọi người.
Nguy hiểm hơn khi xuất hiện đâu đó cái mà các nhà chuyên môn gọi là “sự thái quá vụ lợi”. Ví dụ một bà mẹ luôn băn khoăn về sự ăn tiêu của cô con gái cưng. Khi em thấy các bạn mặc những bộ quần áo đẹp đắt tiền em cũng mơ ước có những bộ quần áo sang trọng với bất cứ giá nào. Sự thích thú được mọi người chú ý này đã trở thành một sự đồi bại. Đến một lúc nào đó khi các em này thấy không còn cách nào khác để gây sự chú ý ở những người xung quanh thì chúng không thể chịu nổi, đi đến chỗ đánh đập em chúng và nhiều chuyện tồi tệ khác ngay trước mặt người mẹ.
Sự tồi tệ đặc trưng nhất và nguy hiểm nhất lại là sự thích trình diễn tình dục
(exhibitionnisme sexuel). Các em cảm thấy bị bỏ rơi, không được mọi người yêu mến lại hay tìm cách gây sự chú ý của mọi người bằng mọi cách kể cả việc lấy làm thích thú cũng rất tự nhiên được nhìn ngắm cũng như cho người khác nhìn ngắm cơ quan sinh dục của mình. Nếu như người lớn tìm cách trừng phạt hay cấm đoán khuynh hướng thích trình diễn ngây thơ trẻ con này thì có nguy cơ làm cho hiện tượng này tái xuất hiện sau này dưới một hình thức đồi bại. Với những người trưởng thành thì không hiếm những người chỉ thích ngắm nhìn thay cho sự giao hợp. Tâm phân học đã cực lực phê phán hiện tượng này mà gọi với cái tên là tình dục sa đoạ. Rất tiếc là đâu đó người ta gán cho hiện tượng này cái tên thật mỹ miều, là nghệ thuật. Vì thế cách tốt nhất để ngăn ngừa là các bậc cha mẹ đừng có gây cho các em một tâm lý tai hại là
thích phô trương, thích được mọi người chú ý. Mỗi khi sự việc xảy ra rồi thì sẽ không dễ gì khắc phục được.
Theo những nhà chuyên môn thì việc làm vệ sinh tinh thần cho các em trong thời kỳ này cũng không có gì phức tạp cho lắm. Điều quan trọng là chúng ta nên coi đó là một hiện tượng tự nhiên cũng như những khuynh hướng khác nơi các em và có thể cho phép các em tự thể hiện nhưng được định hướng vào những hình thức lành mạnh có thể chấp nhận được. Sẽ là bình thường với các em gái được ăn mặc chải chuốt. Các em rát cần được khen thưởng hay được cổ vũ khi các em có những thành tích chính đáng trong học tập hay trong sinh hoạt.
Các bậc cha mẹ cần phải dè dặt khi đánh thức tính kiêu ngạo nơi các em bằng cách phê bình thường xuyên để tránh những điều cần tránh. Thông thường các em rất thích được quan tâm săn sóc. Nhưng đừng làm cho các em cảm thấy em được mọi người quan tâm hơn các em khác. Nên tránh đừnglàm cho các em có cảm giác là người xa lạ, đôi khi trở thành đối lập với xã hội. Trẻ em kiêu ngạo, tự phụ rất khác với những người thích trình diễn nhưng phải giúp đỡ các em ngay từ khi còn nhỏ nếu không sớm muộn các em cũng trở thành những con người thích trình diễn ở những mức độ khác nhau.
Ngay từ những ngày đầu, trẻ sơ sinh đã thấy cái lợi ích của thế giới bên ngoài. Trong những tuần lễ đầu tiên các em đã có cái nhình chăm chú vào một vật nào đó xung quanh em và thông thường là vào mặt người mẹ. Vào mười sáu tuần các em đưa mắt theo dõi sự di chuyển của sự vật mỗi khi người ta mang đi nơi khác. Muộn một chút các em tìm cách thu lượm những vật thể và nhìn ngắm xem xét. Vào hai mươi tám tuần chúng đưa những vật đó lên miệng. Theo những nhà chuyên môn thì không còn nghi ngờ gì nữa đó là cách lựa chọn mà tự nhiên khuyến khích để tìm thức ăn một cách tự phát. Nhưng đồng thời cũng là cách giúp các trẻ sơ sinh tìm hiểu sự vật xung quanh. Vào khoảng một năm tuổi việc tìm hiểu thế giới bên ngoài của các em là hoàn toàn thụ động. Thế giới bên ngoài đã thu hút các em.