THỜI KỲ ĐỒNG TÍNH LUYẾN Á

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ thơ (Trang 152 - 163)

V. TUỔI THIẾU NIÊN 1 TÍNH CÁCH CHUNG

3. THỜI KỲ ĐỒNG TÍNH LUYẾN Á

Sau khi đã nói qua về những yếu tố của tình yêu, chúng ta cần phải nghiên cứu những bước khác nhau của sự phát triển đó ở các em thiếu niên.

Chúng ta thường có suy nghĩ rằng khi vấn đề tình dục được phát triển vào tuổi dậy thì, nó sẽ thể hiện ngay lập tức dưới hình thức của những người trưởng thành. Sự thích thú lúc này là những quan hệ tình dục với người khác giới. Chúng ta cần biết rằng còn lâu mới đến hình thức này và phải trải qua những bước trung gian.

Các nhà chuyên môn đều nhất trí rằng thời kỳ này có thể là bốn bước. Bước thứ nhất là sự gắn bó với một nhóm cùng giới, như những băng nhóm. Bước thứ hai là gắn bó với một cá nhân nào đó trong nhóm cùng giới như là người bạn tri kỷ đối với các em trai cũng như gái. Bước thứ ba là gắn bó với một nhóm khác giới. Bước thứ tư là gắn bó với một cá nhân khác giới. Bước thứ tư là gắn bó với một cá nhân khác giới và đây là bước các em thiếu niên rơi vào tình yêu.

Tuy nhiên ngay cả trước những bước nói trên một số em đã có sự hấp dẫn về tình yêu tuỳ theo đặc tính riêng của từng em. Như với các em bé thì đó là tình yêu đối với người mẹ với danh nghĩa là sự phụ thuộc. Vào thời kỳ của “người tiền sử” nét nổi bật là tình bạn giữa các em trai và em gái. Vào thời kỳ băng nhóm các em có sự trung thành với nhóm. Vào thời kỳ có bạn tri kỷ các em có thêm tình bạn như là tình thương yêu riêng. Sau cùng khi cá nhân mỗi em tham gia vào một nhóm khác giới, các em có sự tò mò về tình dục và sự thích thú được chú ý.

Sự hấp dẫn đối với người khác giới có hai bước khác nhau rõ rệt. Trước nhất là tình yêu ngây thơ, một thứ tình yêu hoa lá. Rồi đến tình yêu thật sự nhưng rất ngắn với tất cả những yếu tố đang thống trị yếu tố tình dục; tiếp đến là sự xuất hiện những rung động về tình mẫu tử hay tình cha con. Đó là sự hiện diện của gia đình với các em nhỏ. Lúc này cái nhà là vật tràn đầy tình yêu. Tuy nhiên đây lại là vấn đề không thuộc phạm vi nghiên cứu của công trình này.

Trong sự phát triển về nhân cách, tất cả các bước đều có tầm quan trọng riêng của nó. Tự nhiên có những bước đi của nó mà không có gì phải vội vàng. Bằng cách hướng

dẫn từng bước một cho các em qua tất cả những chu kỳ phát triển. Các em sẽ chuẩn bị với tinh thần trách nhiệm về tình yêu khi trưởng thành, tình yêu của người lớn. Mỗi bước đi của tình yêu sẽ đạt được sự hoàn chỉnh và tác động một cách hoàn hảo. Đó là tất cả những gì rất cần vai trò trợ giúp của cha mẹ.

Trước khi bước vào tuổi dậy thì các nhà chuyên môn cho rằng có một bước vô cùng quan trọng được gọi là sự tự ham muốn sắc dục (autoérotisme). Đây là những cảm giác được rút ra từ kinh nghiệm nơi những vùng tình dục làm cho các em chú ý đến những cơ quan này. Những xúc cảm tình dục tự nó trở thành đối tượng có ý nghĩa to lớn và tức thời. Hiện tượng này cũng gần như một sự tự thoả mãn, tự ca ngợi thân thể mình mà đúng ra là tự chiêm ngưỡng chính mình. Với một số người nào đó thì đây là một thói quen thường xuyên và mãi mãi trong suốt cuộc đời.

Thông thường với khá nhiều người, hiện tượng này sẽ dẫn đến bước đồng tính luyến ái một cách tự nhiên bình thường mà đặc trưng của nó là do sự hấp dẫn của nhóm cùng giới, của băng.

Thời kỳ đồng tính luyến ái với các bạn cùng giới, cùng nhóm kéo dài từ mười hai đến mười bốn tuổi. Bước này được xem như một bước đối lập với một bước trước kia trong thời kỳ “con người tiền sử” từ tám đến mười hai tuổi. Từ tám đến mười hai tuổi các nhóm được hình thành chung cho cả em trai và gái bình đẳng. Vào tuổi dậy thì thì trái lại các băng nhóm lại khác nhau về giới, các giới tách biệt nhau, em trai hợp cùng bạn trai, gái hợp thành cùng các em gái.

Một sự khác nhau nữa cũng đáng chú ý là trong thời kỳ con người tiền sử các nhóm thường được tổ chức rất lỏng lẻo. Trên bãi biển, trong công viên các em kết nạp bất kỳ các bạn chơi nào để cho trọn đội nhưng khi cuộc chơi kết thúc các em lại chia tay. Vào tuổi dậy thì thì trái lại những thành viên trong nhóm, băng thường có quan hệ khá chặt chẽ với nhau, thường được điều hành bởi một em cầm đầu và được chấp hành nghiêm chỉnh. Các em chỉ kết nạp một em khác khi đã kiểm tra cẩn thận. Sự gắn bó trong một băng nhóm là những xung lực tự nhiên nhưng vẫn có những khác biệt giữa những cá nhân. Qua nhiều công trình nghiên cứu các nhà chuyên môn cho rằng khi các em trai có nhóm được hình thành tự phát thì cũng nên khuyến khích các em gái làm như thế và các nhóm thường rất bền vững.

Tất cả những điều nói trên là hiển nhiên và phù hợp với những chức năng sinh học của cuộc sống tiền sử. Vào thời kỳ này đàn ông còn bận bịu việc đi săn và chiến đấu vì thế họ không thể thâu tóm mọi công việc gia đình. Do đó sự chung thuỷ có một vai trò vô cùng quan trọng và thể thiếu được. Về phía người đàn bà họ được cung cấp lương thực và được che chở. Để đổi lại họ phải có tình yêu chung thuỷ và sự vâng lời. Những người con gái đã có cuộc sống riêng tư với người con trai chú ý làm thức dậy

mong muốn có con. Thậm chí người bạn đời này chỉ có vị trí thứ yếu nhiều khi như một đối tượng để ganh đua.

Sự hoạt động trong nhóm cũng được xem như là một phẩm chất vốn có tự nhiên bởi vì người ta cũng thấy nó tồn tại ở một số loài động vật như loài sói. Các nhà khoa học gọi đó là “bản năng bầy đàn”.

Các băng nhóm có thể được hình thành do một lợi ích chung như thể thao, du ngoạn, sưu tập, văn học nghệ thuật… Cơ sở của những hoạt động này được người ta gọi là những “xung lực được hợp quần”. Vì thế sau những buổi học hay vào những ngày nghỉ chúng ta thường thấy các em tập hợp nhau lại để thoả mãn những thích thú chung mà các em ham muốn. Nhiều khi các em tập hợp nhau lại chỉ vì nhàn rỗi hay vì một nhu cầu chung nào đó như những người vô công rồi nghề. Chúng ta cũng thấy các em cùng một hoàn cảnh, cùng một tâm trạng hay tìm đến nhau để họp bạn như những em bị bỏ rơi, những em mà ta gọi là những em ngoài đường phố. Như chúng ta đã biết những em này rất dễ sa vào những lỗi lầm, nhiều khi còn phạm tội nghiêm trọng. Vấn đề này đang là một nỗi lo cho xã hội. Vài năm trở lại đây số các em này có chiều hướng gia tăng. Chúng ta đã bắt đầu quan tâm đến các em có hoàn cảnh đặc biệt này. Đã bắt đầu có kết quả đáng khích lệ nhưng công việc này còn vô vàn khó khăn ở phía trước. Vì thế vấn đề là phải làm như thế nào để cho mọi người, mọi nhà, mọi cơ quan đoàn thể phải cùng nhau lo mới mong có nhiều kết quả tốt hơn. Cần nhớ rằng những băng nhóm tội phạm có một kỷ luật riêng rất nghiêm khắc. Vì thế có em nào sa chân vào những băng nhóm đó thì khó lòng mà thoát ra được trừ phi phải đền bằng mạng sống. Những băng nhóm thuộc loại này thường tồn tại khá lâu có thể tới hàng chục năm gây nhiều khó khăn cho xã hội.

Điều nổi bật cho trật tự các băng nhóm là sự trung thành với người đứng đầu hay với một người nào đó có vai trò tương tự. Nhiều khi các em làm việc này như một việc được thức giác thúc đẩy mà không cần lý lẽ gì cả. Vì thế các em nhiều khi chỉ tuân theo một cách mù quáng. Vấn đề là người thủ lĩnh này phải tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, là đại diện cho những thích thú và những nhu cầu chung của cả nhóm.

Vì thế có một sự khác nhau rõ rệt giữa người thủ lĩnh và kẻ chuyên quyền. Người thủ lĩnh được tôn vinh là do mối liên hệ mật thiết từ bên trong nghĩa là vì lợi ích chung của cả nhóm. Còn kẻ chuyên quyền thì đứng lên trên mọi thành viên, đứng bên ngoài nhóm để ra lệnh bắt mọi người phải tuân theo dù cho nó không có gì phù hợp với mong muốn của nhóm. Người thủ lĩnh gắn bó mật thiết với nhóm và điều hành mọi công việc từ nhu cầu nội bộ bên trong. Những người này là hiện thân của cả nhóm về mặt lợi ích cũng như nhu cầu. Không thiếu gì các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo trước con mắt các em chỉ là những kẻ chuyên quyền còn số đông này được các em coi như những người thủ lĩnh đáng tin cậy của các em.

Với các em thiếu niên mỗi khi các em tuân theo người thủ lĩnhh mà các em tự chọn thì các em thường không tính đến tuổi tác. Ví như trong các đội hướng đạo sinh ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở nước ta trước cách mạng. Ngày nay người thủ lĩnh đó có thể là các anh chị phụ trách trong các đội thiếu niên hay nhi đồng. Những người phụ trách này thường là những người đã trưởng thành, là thanh niên hay đôi khi là trung niên. Nhưng để cho các đội này chấp nhận là đội trưởng hay phụ trách thì những người đã trưởng thành này phải có ý thức và am hiểu các em, lãnh đạo các em từ bên trong nội bộ chứ không thể là những mệnh lệnh độc đoán từ bên ngoài. Trong lịch sử không thiếu gì những tên độc tài tự nhận mình là thủ lĩnh để dễ bề chi phối lớp trẻ mà thực chất chỉ là một tên độc tài như những bọn trùm độc tài phát xít hay diệt chủng các loại.

Những người thủ lĩnh hay những anh chị phụ trách các đoàn đội ở nước ta cũng không nhất thiết phải là những người trưởng thành cùng giới với các thành viên trong nhóm hay trong đội. Vấn đề quan trọng hàng đầu là những người này có thực sự thể hiện được nguyện vọng và những nhu cầu chính đáng của thành viên trong nhóm hay không mà thôi.

Các nhà chuyên môn đều nhất trí là tuổi thiếu niên là tuổi ít chịu vâng lời và hay nổi loạn từ bản chất. Điều đó chỉ đúng với những mệnh lệnh có tính chất chuyên quyền mà các em không thán phục. Còn nói chung trong thực tế các em thiếu niên vào tuổi dậy thì lại rất vâng lời, dễ bị thuyết phục nhưng chỉ với người thủ lĩnh mà em tâm phục. Chúng ta cần nhớ rằng luật chơi của băng nhóm là vâng lời chứ không phải sự nổi loạn.

Sự gắn bó với người thủ lĩnh thường chuyển sang một thứ mà người ta gọi là đạo tôn thờ các vị anh hùng. Các em trai thường hoà đồng với người thủ lĩnh. Vì thế các em thường tiếp thu ở người thủ lĩnh mọi cái từ tốt đến xấu. Các em thường mốt hoá tính cách của các em theo hình bóng về người thủ lĩnh. Nhiều khi sự đồng nhất này là một sự đồng nhất giữa cha con. Vì thế lúc này các em không tuân theo những chỉ dẫn của người cha đích thực mà các em đã từng tiếp nhận vào một lúc nào đấy. Vì thế các nhà chuyên môn khuyên chúng ta hãy chọn cho con em mình những người bạn nói chúng và những người thủ lĩnh nói riêng, những người có phẩm chất tốt đáng tin cậy, để các em có thể đồng nhất vì sự ảnh hưởng này là vô cùng quan trọng như một thứ quý giá đối với sự giáo dục nói chung cũng như những chỉ dẫn mà chúng ta mang lại cho con em chúng ta. Với sự lành mạnh về tâm hồn của các em thì nhân cách của người lớn mà trước hết là những thầy cô giáo còn quan trọng hơn cả những năng lực sư phạm. Chúng ta cũng đã có được khá nhiều kinh nghiệm về việc chọn bạn cho con em mình vì thế chúng ta cần để mắt tới những giao du của con em mình. Cũng từ những điều nói trên các bậc cha mẹ đừng bao giờ quên đặc tính rất tự nhiên của con em mình khi vào tuổi thiếu niên. Để có được lòng tin và sự yêu mến của các em thì điều quan trọng

là phải dẫn dắt các em từ tình thương yêu, từ bên trong tâm hồn, như các nhà chuyên môn nói, và đừng bao giờ từ bên ngoài với những mệnh lệnh độc đoán như một kẻ chuyên chế. Sự quan tâm của người mẹ lại thường tế nhị và tỉ mỉ hơn từ bữa ăn cho đến sự ăn mặc và vui chơi giải trí. Nhất nhất phải từ tấm lòng chứ không phải bằng mệnh lệnh. Nếu không ý định tốt của các bạn đôi khi dẫn đến những hậu quả xấu. Lòng trung thực là một nhân tố của tình yêu có vai trò nền tảng của bước phát triển này. Vì thế các thành viên trong nhóm thường được liên kết với nhau bằng tình yêu và sự trung thực.

Sự trung thực này có giá trị trong mọi trường hợp mà không chỉ đơn giản là một phẩm chất cá nhân mà bởi vì các em đã thuộc về nhóm. Tình yêu đối với người thủ lĩnh còn có cả sự chiêm ngưỡng cũng như sự hài lòng khi được tuân theo những mệnh lệnh, vâng lời theo những lệnh đó. Vì thế đặc trưng của nhóm là sự trung thực, sự tuân theo, sự kính trọng, sự chiêm ngưỡng.

Sự có mặt của những nhân tố trên giải thích tại sao sự mách lẻo lúc này có một ý nghĩa khác hẳn với những thời kỳ phát triển khác và vào các lứa tuổi khác. Với một em nhỏ độ ba tuổi mách bạn rằng chị nó lấy cắp một chiếc bút. Bạn có thể trách mắng em là tại sao lại mách lẻo những chuyện không đáng như vậy. Và em nhỏ này cũng không hiểu tại sao mình bị quở trách một cách vô lý như vậy. Còn chúng ta lại cho rằng sự mách lẻo là không hay. Vào tuổi băng nhóm tình hình đã khác vì không khí trung thực đã bao trùm trong nội bộ của nhóm buộc mọi người không được giả dối. Giả dối là một sai lầm không thể tha thứ được. Với các em thiếu niên vào tuổi mười sáu, mười bảy lại có trách nhiệm với nhóm của mình và nhất nhất phải làm theo những cái mà người ta chờ đợi ở em là phải báo cáo đầy đủ với người thủ lĩnh của mình. Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết rằng luân lý của các em ở tuổi này tức tuổi dậy thì chỉ có ý nghĩa về thực hành mà không phải là một ý tưởng. Vì thế không ít em hiểu lòng nhân ái chỉ đơn giản là cho người nghèo tiền. Lòng trung thực được thiết lập trong các băng nhóm chỉ được xem là một hành vi mà không cần xem xét đến động cơ tư tưởng. Sự ăn cắp cũng không cần phải phân tích lý lẽ gì mà chỉ là để làm dịu những nỗi bực tức.

Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng khi gia nhập vào các băng nhóm các em vẫn giữ được cá tính của mình mà còn phát triển rất mạnh hơn nhiều khi còn từ bốn đến bảy tuổi. Lúc này cá tính của các em là để cho chính các em, để khẳng định mình và làm điều tốt cho cộng đồng. Các em vẫn thích được nổi trội, nhưng không phải là để mọi người chú ý mà là để thừa nhận những công việc mà các em làm để phục vụ cộng đồng.

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ thơ (Trang 152 - 163)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w