Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp có tác dụng làm tăng tính hấp dẫn cho tác phẩm

Một phần của tài liệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao (Trang 115 - 122)

PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

3.4.4. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp có tác dụng làm tăng tính hấp dẫn cho tác phẩm

dẫn cho tác phẩm

Theo quy luật phát triển của tƣ duy, tƣ duy con ngƣời xuất hiện khi con ngƣời gặp khó khăn về nhận thức (tức là đứng trƣớc tình huống có vấn đề). Khi đó, năng lực tƣ duy sẽ đƣợc phát huy để giải quyết khó khăn mà nó gặp phải. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một trong những cơ chế tạo ra ý nghĩa hàm ẩn. Vì vậy, đứng trƣớc hành vi ngôn ngữ gián tiếp, con ngƣời phải vận dụng tƣ duy, đặt hành vi trong ngữ cảnh và các yếu tố tiền giả định để khám phá đƣợc ý nghĩa hàm ẩn đó. Nhƣ thế, có thể thấy hành vi ngôn ngữ gián tiếp cũng chính là tình huống có vấn đề khi con ngƣời tiếp cận tác phẩm văn chƣơng.

Đối với tác phẩm văn học, sở dĩ nó làm say mê độc giả là bởi các tầng ý nghĩa ẩn chứa đắng sau câu chữ. Đọc nó, độc giả đƣợc tìm hiểu, đƣợc giải mã các giá trị ý nghĩa của tác phẩm. Chính điều này đã làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm văn học. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một phƣơng tiện ngôn

ngữ tạo ra tính đa nghĩa cho phát ngôn. Vì vậy mà nó góp phần không nhỏ tạo ra sức hút của tác phẩm đối với độc giả.

Trong truyện ngắn của mình, Nam Cao sử dụng khá thƣờng xuyên hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Nó đƣợc xem là một thành công nghệ thuật, góp phần tạo nên sự hấp dẫn đối với tác phẩm của ông.

Ví dụ (72):

…Bà bảo phắt nó:

- Đã nhịn được đến bằng tuổi này thì nhịn hẳn, ai lại đi lấy thằng Chí Phèo? [12,70]

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc nhận ra từ hành vi ngôn ngữ trực tiếp và ngữ cảnh phát ngôn. Nhƣng trong truyện ngắn Nam Cao, không phải lúc nào ngữ cảnh của phát ngôn cũng đầy đủ nhƣ một chỉ dẫn để nhận ra hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Do đó mà nó tạo ra tính đa nghiã cho một phát ngôn. Ví dụ (11) cho ta thấy điều đó. Ví dụ này là lời của bà cô thị Nở nói với thị. Khi

nghe thị hỏi về việc lấy Chí Phèo, bà cô thị vô cùng chua xót, uất ức. Bà bảo

phắt “đã nhịn được đến bằng tuổi này thì nhịn hẳn, ai lại đi lấy thằng Chí

Phèo”? Phát ngôn này gồm hai hành vi: thứ nhất là hành vi đề nghị: “đã nhịn đến tuổi này thì nhịn hẳn”, thứ hai là hành vi hỏi: “ai lại đi lấy thằng Chí Phèo?”. Vì ngữ cảnh của phát ngôn này không đủ hiệu lực để chỉ dẫn, tác giả không cho biết đích xác thị Nở đã nói gì với bà cô mà ông chỉ cho biết thị Nở sau năm ngay chẵn ở với Chí Phèo thì thị chạy về hỏi bà cô thị, nên hai hành

vi trực tiếp trên vừa hƣớng tới hiệu lực ở lời của hành vi biểu cảm (đó là thái

độ chê trách của bà cô đối với thị) vừa có thể hƣớng tới hiệu lực ở lời của

hành vi của hành vi khuyên (bà cô khuyên thị không nên lấy Chí Phèo). Vì

vậy, phát ngôn này trở nên đa nghĩa. Để hiểu đƣợc đích giao tiếp (hành vi ngôn ngữ gián tiếp), ngƣời đọc cần có năng lực cảm thụ và có tri thức tiền giả định xung quanh phát ngôn…Năng lực và những tri thức ấy sẽ giúp ngƣời đọc

thâm nhập vào ý nghĩa hàm ẩn mà hành vi ngôn ngữ gián tiếp tạo ra. Và chính điều đó tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm.

3.5. Kết luận chƣơng

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao rất phong phú và đa dạng. Trong giới hạn một chƣơng, chúng tôi tiến hành thống kê và phân loại các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc Nam Cao sử dụng theo một số tiêu chí nhất định: hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại theo các hành vi ngôn ngữ trực tiếp, hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại theo lý thuyết hội thoại và hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại theo chủ ngôn. Từ 3 tiêu chí ấy chúng tôi đã chia hành vi ngôn ngữ gián tiếp ra thành các kiểu loại nhƣ sau:

Căn cứ vào hành vi ngôn ngữ trực tiếp thể hiện hành vi ngôn ngữ gián tiếp, có thể chia hành vi ngôn ngữ gián tiếp ra thành 2 nhóm: Nhóm hành vi

ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng một hành vi ngôn ngữ trực tiếp, nhóm

hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hai hành vi trực tiếp.

Theo lý thuyết hội thoại, hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao chúng tôi xem xét hành vi ngôn ngữ gián tiếp dƣới 2 góc độ. Đó là chức năng của nó trong cuộc thoại (1) và vai trò của nó trong một tham thoại (2). Dƣới góc độ thứ nhất, hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao đƣợc phân thành 03 loại: Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đảm nhiệm chức

năng dẫn nhập, hành vi ngôn ngữ gián tiếp đảm nhiệm chức năng hồi đáp

hành vi ngôn ngữ gián tiếp kiêm nhiệm cả hai chức năng trên. Dƣới góc độ thứ hai, hành vi ngôn ngữ gián tiếp cũng đƣợc phân thành 03 loại: hành vi

ngôn ngữ gián tiếp đóng vai trò là hành vi chủ hướng, hành vi ngôn ngữ gián

tiếp đóng vai trò là hành vi phụ thuộc và hành vi chủ hƣớng là lời độc thoại

Dựa vào tiêu chí chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ gián tiếp, chúng tôi chia hành vi ngôn ngữ gián tiếp ra làm 02 loại: Hành vi ngôn ngữ có chủ ngôn là

nhân vật và hành vi ngôn ngữ có chủ ngôn là tác giả.

Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp đem lại những tác dụng to lớn, đó là:

- Tăng tính lịch sự cho phát ngôn: lịch sự là một quy tắc hội thoại chi phối quan hệ liên cá nhân. Để tăng tính lịch sự cho phát ngôn (tức là tuân thủ quy tắc hội thoại), Nam Cao đã sử dụng rất thành công hành vi ngôn ngữ gián tiếp.

- Thể hiện tính cách, thái độ, tâm trạng nhân vật: thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao vô cùng phong phú, sinh động. Để thể hiện những phƣơng diện trên, hành vi ngôn ngữ gián tiếp đóng vai trò qua trọng.

- Bộc lộ thái độ tác giả: chủ ngôn đích thực của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao chính là tác giả. Vì vậy, qua phƣơng tiện ngôn ngữ này, thái độ của tác giả hiện lên rất rõ.

- Tăng tính hấp dẫn của tác phẩm: hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một trong những cơ chế tạo ra ý nghĩa hàm ẩn. Nó làm cho phát ngôn trở lên đa nghĩa. Chính vì vậy mà nó thôi thúc ngƣời đọc tìm hiểu, khám phá và giải mã nó. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp, tác phẩm sẽ trở nên hấp dẫn hơn.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi rút ra các kết luận sau:

1. Cấu trúc cú pháp của biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc chúng tôi xem xét theo quan điểm của cú pháp học truyền thống. Trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi đã thống kê đƣợc những kiểu cấu tạo sau của biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp: biểu thức diễn đạt hành vi ngôn

ngữ gián tiếp có cấu tạo là câu đơn, biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián

tiếp có cấu tạo là câu ghép, biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp có

cấu tạo là câu phức, biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp có cấu tạo

chuỗi câu, biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp có cấu tạo là một bộ phận của câu. Trong đó, biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ có cấu tạo là

câu đơn chiếm tỉ lệ cao nhất. Và tỉ lệ thấp nhất là biểu thức diễn đạt hành vi

ngôn ngữ có cấu tạo là một bộ phận của câu.

2. Chúng tôi tiến hành và phân loại và miêu tả hành vi ngôn ngữ gián tiếp theo các tiêu chí sau đây:

- Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại và miêu tả theo hành vi ngôn ngữ trực tiếp;

- Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại và miêu tả theo lí thuyết hội thoại;

- Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại và miêu tả theo chủ ngôn. Theo tiêu chí thứ nhất, hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân ra thành các nhóm: nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng một hành vi

ngôn ngữ trực tiếp, nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hai

Nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng một hành vi ngôn ngữ trực tiếp gồm các tiểu loại sau: hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện

bằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp hỏi, hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện

bằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp thông báo, hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc

thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp kể, hành vi ngôn ngữ gián tiếp đe

doạ đƣợc thể hiện bằng hành vi trực tiếp ra lệnh, hành vi ngôn ngữ gián tiếp

bác bỏ đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp nhắc lại và hành vi

ngôn ngữ gián tiếp chào đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp lạy.

Trong đó, nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hành vi trực

tiếp hỏi có tần số sử dụng nhiều nhất và hành vi ngôn ngữ gián tiếp chào đƣợc

thể hiện bằng hành vi trực tiếp lạy có số lƣợt sử dụng thấp nhất.

Nếu nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng một hành vi ngôn ngữ trực tiếp gồm 6 tiểu loại thì nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hai hành vi ngôn ngữ trực tiếp chỉ gồm 2 tiểu loại là nhóm hành

vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp thông

báo và hành vi ngôn ngữ trực tiếp đề nghị; hành vi ngôn ngữ gián tiếp giải

thích đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp kể và hành vi ngôn ngữ

trực tiếp hỏi.

Theo tiêu chí thứ hai, hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc chúng tôi phân loại dƣới hai góc độ là chức năng của hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong cuộc thoại và vai trò của hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong tham thoại.

Dƣới góc độ thứ nhất, hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc chia thành 3 tiểu

loại: hành vi ngôn ngữ gián tiếp đảm nhận chức năng dẫn nhập, hành vi ngôn

ngữ gián tiếp đảm nhận chức năng hồi đáp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp vừa

đảm nhận chức năng dẫn nhập vừa đảm nhận chức năng hồi đáp.

Dƣới góc độ thứ hai, hành vi ngôn ngữ gián tiếp cũng đƣợc chia ra làm 3

gián tiếp là hành vi phụ thuộc và hành vi ngôn ngữ gián tiếp đóng vai trò là lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

Theo tiêu chí thứ ba, hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc chia ra làm hai

loại: hành vi ngôn ngữ gián tiếp có chủ ngôn là nhân vật và hành vi ngôn ngữ

gián tiếp co chủ ngôn là tác giả.

3. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp có tác dụng rất lớn. Trong luận văn này, chúng tôi trình bày hành vi ngôn ngữ gián tiếp với các tác dụng sau đây:

- Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp có tác dụng tăng tính lịch sự cho phát ngôn;

- Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp có tác dụng thể hiện tính cách, tâm trạng, thái độ của nhân vật;

- Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp có tác dụng bộc lộ thái độ tác giả; - Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp có tác dụng tăng tính hấp dẫn cho tác phẩm.

4. Hành vi ngôn gữ gián tiếp là một phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc Nam Cao sử dụng rất thành công trong truyện ngắn của mình. Tìm hiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp là bƣớc khám phá quan trọng để đi vào chiều sâu tác phẩm.

Do thời gian có hạn cộng với kinh nghiệm còn non nớt của ngƣời viết, luận văn này không tránh khỏi những thiếu xót. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, trao đổi ý kiến của quý thầy cô và các anh chị học viên.

Một phần của tài liệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao (Trang 115 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)