PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
3.1.3.2. Nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp được thể hiện bằng hai hành vi ngôn ngữ trực tiếp
Phèo (phát ngôn đƣợc in nghiêng) cũng là hành vi gián tiếp chào nhƣng lại
đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp lạy.
3.1.3.2. Nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp được thể hiện bằng hai hành vi ngôn ngữ trực tiếp ngôn ngữ trực tiếp
Nhƣ đã nói, một hành vi ngôn ngữ trực tiếp có thể thể hiện nhiều hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Ngƣợc lại một hành vi ngôn ngữ gián tiếp có thể đƣợc thể hiện bằng nhiều hành vi ngôn ngữ trực tiếp khác nhau. Trong truyện ngắn Nam Cao, ngoài những hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng một hành vi ngôn ngữ trực tiếp nhƣ trên còn xuất hiện những hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hai hành vi ngôn ngữ trực tiếp, cụ thể là:
a. Nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp được thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp thông báo và hành vi ngôn ngữ trực tiếp đề nghị
* Hành vi ngôn ngữ gián tiếp từ chối được thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp thông báo và hành vi ngôn ngữ trực tiếp đề nghị
Hành vi ngôn ngữ gián tiếp từ chối không chỉ đƣợc thể hiện bằng hành vi
ngôn ngữ trực tiếp hỏi, hành vi ngôn ngữ trực tiếp thông báo, hành vi ngôn
ngữ trực tiếp kể nhƣ đã miêu tả ở trên, trong truyện ngắn Nam Cao, kiểu hành
vi này còn đƣợc thể hiện bằng 2 hành vi ngôn ngữ trực tiếp thông báo và hành
vi ngôn ngữ trực tiếp đề nghị. Loại hành vi này chỉ có 1, trƣờng hợp duy nhất,
chiếm xấp xỉ 0,26 %. Ví dụ (47): Rồi anh bảo:
- Thôi hai đứa mày đi trƣớc, tớ ăn rồi đi sau.
Phát ngôn đƣợc in nghiêng trong ví dụ này cũng là hành vi gián tiếp từ
chối đƣợc thể hiện bằng hai hành vi trực tiếp yêu cầu (“Anh cứ ăn”) và thông
báo (“chúng tôi đứng đợi”). Chủ ngôn của hành vi gián tiếp nói ra phát ngôn
trên nhằm từ chối hành vi yêu cầu của tham thoại dẫn nhập là “Thôi hai đứa
mày đi trước, tớ ăn rồi đi sau”. Bởi với hành vi yêu cầu, câu trả lời của nó
phải là hành vi đồng ý hay không đồng ý vậy phát ngôn hồi đáp gồm hai hành
vi trực tiếp nhƣ đã dẫn trên là một hành vi ngôn ngữ gián tiếp với đích ngôn
trung là không đồng ý
* Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đuổi được thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp thông báo và hành vi ngôn ngữ trực tiếp đề nghị
Trong giao tiếp, nhân vật giao tiếp khi muốn đuổi ai đó không phải bao
giờ cũng sử dụng hành vi ngôn ngữ trực tiếp xua đuổi mà có khi phải dùng lối
nói gián tiếp để đảm bảo nguyên tắc lịch sự. Kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp này trong truyện ngắn Nam Cao chỉ thấy xuất hiện 1 trƣờng hợp, chiếm xấp xỉ 0,26%. Dƣới đây là trƣờng hợp ấy:
Ví dụ (48)
… Nhà bác ấy cũng túng… Còn lấy gì mà nuôi cả Ninh và cả Đật nữa?
Bác ấy đã bảo Ninh: “Cháu về nhà mà đi tìm thầy, nhà bác cũng hết gạo
rồi”. Thế là Ninh đủ hiểu.[12, 198]
Trong ví dụ trên, đoạn lời đƣợc in nghiêng là hành vi gián tiếp đuổi thể
hiện bằng hành vi trực tiếp đề nghị: “Cháu về nhà mà đi tìm thầy và thông
báo: “nhà bác cũng hết gạo rồi”. Nhân vật ngƣời bác vì không muốn cho hai
đứa con hàng xóm ăn trực nhà mình nữa nên đã đuổi khéo chúng. Sử dụng
hành vi ngôn ngữ gián tiếp này ngƣời bác đã đạt đƣợc mục đích phát ngôn bởi
đứa bé đã ngầm hiểu ý bác (“Thế là Ninh đủ hiểu”).
b. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp giải thích được thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp kể và hành vi ngôn ngữ trực tiếp hỏi.
Theo tƣ liệu điều tra của chúng tôi, kiểu hành vi ngôn ngữ này chỉ đƣợc nhà văn sử dụng 2 lƣợt, chiếm xấp xỉ 0,51%. Dƣới đây là ví dụ:
Ví dụ (49):
Hai ngƣời đến rặng dâu. Tơ đặt cái thúng không xuống đất, nhìn chung quanh rồi bảo:
- Chó không có ở đây, mời cậu về nhà cho mát.
- Cô cứ để mặc tôi. Tôi đứng xem cô hái dâu để học hái. Cô dạy tôi hái nhé.
- Cháu không dám ạ. Cháu hái chậm lắm, có thành thạo gì đâu? Vả lại
hái dâu thì ai chẳng hái được, có cần gì phải học?[12,247]
Trong ví dụ trên ta thấy 2 phát ngôn đƣợc in nghiêng “Cháu hái chậm
lắm, có thành thạo gì đâu?” và “Vả lại hái dâu thì ai chẳng hái được, có cần gì phải học?” đều đƣợc cấu thành từ hai hành vi ngôn ngữ trực tiếp là hành vi
kể “Cháu hái chậm lắm”, “Vả lại hái dâu thì ai chẳng hái được” và hành vi
hỏi “có thành thạo gì đâu?”, “có cần gì phải học?” nhƣng lại nhằm hƣớng
tới đích ngôn trung là giải thích cho hành vi từ chối “Cháu không dám ạ” lời
đề nghị “Cô dạy tôi hái nhé”.
Tóm lại, căn cứ vào hành vi ngôn ngữ trực tiếp thể hiện hiện hành vi ngôn ngữ gián tiếp, có thể chia hành vi ngôn ngữ gián tiếp ra thành 2 nhóm: hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng một hành vi ngôn ngữ trực tiếp (nhóm 1) và hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hai hành vi ngôn ngữ trực tiếp (nhóm 2). Trong đó, nhóm 1 lại bao gồm 6 tiểu loại hành vi ngôn ngữ gián tiếp, cụ thể:
- Nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ
trực tiếp hỏi;.
- Nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ
- Nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ
trực tiếp kể;
- Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trực
tiếp nhắc lại;
- Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trực
tiếp ra lệnh;
- Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trực
tiếp lạy.
Trong 6 nhóm vừa liệt kê, các hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện
bằng hành vi trực tiếp hỏi phong phú nhất, có tới 9 kiểu hành vi ngôn ngữ
gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hành vi trực tiếp này. Đó là bộc lộ, khẳng định,
đề nghị, phản đối, đe doạ, chào, phê phán... Hành vi trực tiếp thông báo, kể
cũng chỉ thể hiện 4 hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Đó là hành vi đe doạ, hành vi
biểu cảm, hành vi từ chối, phản đối và hành vi khuyên. Riêng ba hành vi ngôn
ngữ trực tiếp là ra lệnh, nhắc lại và lạy, mỗi hành vi chỉ thấy diễn đạt một
hành vi ngôn ngữ gián tiếp tƣơng ứng. Đó là:
+ Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đe doạ đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn
ngữ trực tiếp ra lệnh.
+ Hành vi ngôn ngữ gián tiếp bác bỏ đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn
ngữ trực tiếp nhắc lại.
+ Hành vi ngôn ngữ gián tiếp chào đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ
trực tiếp lạy.
Nhóm 2 chỉ gồm hai kiểu hành vi. Đó là kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp
đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp thông báo và đề nghị; kiểu
hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp kể