Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao có tác dụng bộc lộ thái độ, tâm trạng, tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao (Trang 108 - 113)

PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

3.4.2.Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao có tác dụng bộc lộ thái độ, tâm trạng, tính cách nhân vật

tác dụng bộc lộ thái độ, tâm trạng, tính cách nhân vật

3.4.2.1.Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao có tác dụng bộc lộ thái độ nhân vật

Nam Cao là nhà văn bậc thầy về thể loại truyện ngắn. Đọc truyện ngắn Nam Cao, ngƣời ta thƣờng thấy hiện lên một thế giới nhân vật vô cùng sinh động với các mối quan hệ khác nhau của chúng. Đối với từng mối quan hệ và

từng đối tƣợng đƣợc nói đến, các nhân vật lại có thái độ ứng xử nhất định. Trong phát ngôn của nhân vật, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một phƣơng tiện ngôn ngữ rất hiệu quả bộc lộ thái độ của ngƣời nói.

Ví dụ (64):

- Tôi bảo thật! Đêm nay thì có thằng chết với tôi. Chị vợ bĩu môi ra:

- Úi chào! Ông tướng vừa chứ? Nếu nó sợ nó đã không dám lấy?

- Ừ! Không sợ! Không sợ! Thế nào tôi cũng đánh què cẳng nó. - Biết đứa nào mà đánh? [12,325]

Ví dụ (65):

Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo đƣợc món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ. Thị gạt phắt đi:

- Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ? Lão làm lão khổ chứ ai

làm lão khổ! [12,310]

Ví dụ (64) là cuộc đối thoại giữa vợ chồng anh Tẻ, nhân vật chính trong truyện đã dẫn. Nhà anh Tẻ có mấy đêm liền mất trộm nên anh rất tức giận.

Anh hùng hồn tuyên bố: “Tôi bảo thật. Đêm nay thì có thằng chết với

tôi”…Tuy nhiên, chị vợ lại không tin lời chồng: “Chị bĩu môi ra”. Qua một

loạt các phát ngôn trực tiếp hỏi nhƣng gián tiếp để biểu cảm, ngƣời đọc sẽ

thấy rõ điều đó: “Ông tướng vừa chứ? Nếu nó sợ nó đã không dám lấy? Biết

đứa nào lấy mà đánh?”. Những câu hỏi này không mang hiệu lực ở lời là để

hỏi và yêu cầu trả lời mà nó gián tiếp bộc lộ thái độ của nhân vật. Đó là thái

độ chế giễu của chị vợ trƣớc sự khoác lác của chồng. Anh chồng trong cuộc thoại ấy cũng nhận thấy thái độ đó của vợ. Vì vậy, để hồi đáp lại chị vợ, lời

của anh chồng không phải là câu trả lời cho câu hỏi của vợ mà nó lại là một

lời phân bua: “Không sợ! Không sợ! Thế nào tôi cũng đánh què cẳng nó”.

Phát ngôn in nghiêng trong ví dụ (65) là lời của vợ ông giáo nói với ông giáo khi nghe ông kể chuyện lão Hạc (Lão có tiền gửi ông giáo nhƣng lại ăn uống kham khổ) và chắc hẳn ông giáo định giúp đỡ lão ít nhiều. Thị phản

đối “Cho lão chết” đồng thời gián tiếp bộc lộ thái độ bực dọc thông qua hành

vi ngôn ngữ trực tiếp hỏi “Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ?”.

Nhƣ vậy, chỉ qua hai ví dụ trên, ta đã thấy hành vi ngôn ngữ gián tiếp bộc lộ rất rõ thái độ của nhân vật.

3.4.2.2. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp có tác dụng bộc lộ tâm trạng nhân vật

Nam Cao là một nhà văn rất thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Đọc văn Nam Cao ngƣời ta không chỉ thấy bức tranh xã hội thời đại Nam Cao sống mà trong văn của ông còn hiện lên cả một thế giới nhân vật với những diễn biến nội tâm rất phong phú. Để biểu đạt những biến thái tinh vi, những rung động tinh tế trong tâm trạng của nhân vật, Nam Cao đã sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp nhƣ một phƣơng tiện đắc lực.

Ví dụ (66):

… Tôi nhìn xuống đất mà bảo hắn rằng:

- Bác làm ơn cho tôi dọn đồ đạc ra để ngƣời dỡ. Hắn cƣời chua chát:

- Đồ đạc thì có gì mà dọn? Chỉ có mỗi cái giƣờng này. Cứ quăng bố nó đi cho tôi rồi dỡ đi… [12,117]

Đây là cuộc thoại giữa nhân vật xƣng tôi - ngƣời mua nhà và hắn - ngƣời bán nhà. Nhân vật tôi vì bão mà mất nhà nên muốn mua nhà, còn hắn vì thua bạc mà phải bán nhà. Vợ hắn chết đã lâu để lại cho hắn hai đứa con nhỏ lếch thếch, ốm yếu. Nhân vật tôi mua nhà của hắn nhƣng trong lòng rất day dứt vì thƣơng cha con hắn. Ngƣời ta đến dỡ nhà hắn, nhân vật tôi cám cảnh

cho hắn, lòng buồn rƣời rƣợi “Tôi nhìn xuống đất mà bảo hắn: Bác làm ơn cho tôi dọn đồ đạc ra để người ta dỡ”. Đáp lại lời của nhân vật tôi là hành vi

trực tiếp hỏi nhƣng gián tiếp khẳng định: “Đồ đạc thì có gì mà dọn?”. Trong

phát ngôn này, hành vi trực tiếp hỏi còn ẩn chứa tâm trạng của hắn. Hắn buồn,

chua xót và xấu hổ. Vì hắn từ có nhà mà thành ra không có nhà, ba cha con giờ chẳng còn gì. Trƣớc đó, nhân vật tôi đã khuyên hắn đừng bán đừng bán nhà đánh bạc nhƣng hắn không nghe, giờ đứng trƣớc nhân vật tôi hắn không khỏi xấu hổ và chua chát. Để bộc lộ tâm trạng ấy, hành vi ngôn ngữ gián tiếp trên có vai trò hết sức quan trọng.

Nhƣ vậy, tâm trạng nhân nhiều khi hiện lên không phải qua những lời miêu tả trực tiếp của tác giả mà nó còn đƣợc thể hiện qua những hành vi ngôn ngữ gián tiêp trong chính lời thoại của nhân vật đó.

3.4.2.3. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp có tác dụng bộc lộ tính cách nhân vật

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi nhân vật lại đƣợc nhà văn điển hình hóa với những nét tính cách riêng. Làm nên thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật có sự đóng góp không nhỏ của hành vi ngôn ngữ gián tiếp.

Ví dụ (67):

… Bấy giờ cụ Bá mới lại gần hắn khẽ lay gọi:

- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế? [12,40]

Ví dụ (67) là phát ngôn của Bá Kiến với Chí Phèo. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ trong lúc Bá Kiến đi vắng. Bá Kiến về, thoáng nhìn

qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi. Vì vậy mà trong phát ngôn này, hành vi trực tiếp hỏi

“Sao anh lại làm ra thế?” Không nhằm để tìm hiểu lí do hành động của Chí Phèo mà nó gián tiếp bộc lộ thái độ của Bá Kiến. Bá Kiến muốn hóa giải sự

độ an ủi, quan tâm nhƣng không thật lòng đến Chí, bởi hắn thừa biết đối với

những thằng đầu bò đầu bướu phải xử nhũn mới có lợi. Hành vi trực tiếp hỏi

nhƣng gián tiếp biểu cảm trên đã cho ta thấy đƣợc phần nào tính cách nhân

vật nham hiểm, khôn ngoan đó của Bá Kiến. Bá Kiến hỏi “Sao anh lại làm ra

như thế?” để ra vẻ quan tâm nhƣng trong thâm tâm hắn đã biết rõ động cơ

hành động của Chí Phèo “Làm lí trưởng rồi chánh tổng, bây giờ lại đến lượt

con cụ làm lí trưởng, những việc thế này cụ không lạ gì” và bản thân hắn cũng đã biết phải đối phó với Chí Phèo thế nào rồi.

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp không chỉ giúp nhà văn khắc hoạ tính cách của tầng lớp thống trị (trong đó Bá Kiến là đại diện tiêu biểu) mà nó còn góp phần thể hiện tính cách của những ngƣời dân thấp cổ bé họng.

Ví dụ (68):

…Hắn hầm hầm chĩa vào mặt mụ mà bảo rằng:

- Cái giống nhà mày không ƣa nhẹ! Ông mau chứ ông có xin của nhà mày đâu… Ông không thiếu tiền! Ông còn gửi đằng cụ Bá, chiều ông đi lấy về ông trả.

Mụ vừa kéo vạt áo lên quyệt nƣớc mũi vừa bảo:

- Chúng cháu không dám chắc lép nhưng quả ít vốn… [12,50]

Cuộc đối thoại trên diễn ra trong hoàn cảnh Chí phèo mua rƣợu nhƣng hắn không có tiền. Hắn doạ châm diêm đốt quán mụ hành rƣợu. Mụ hàng rƣợu không cho hắn mua chịu nhƣng không dám chối thẳng thừng mà phải

dùng hành vi gián tiếp “Chúng cháu không dám chắc lép nhưng quả ít vốn…”

bởi mụ sợ Chí Phèo làm liều. Phát ngôn trên là hành vi trực tiếp kể nhƣng

nhằm hƣớng tới hiệu lực ở lời của hành vi từ chối. Qua hành vi ngôn ngữ gián

tiếp từ chối này, ta không những thấy đƣợc thái độ sợ hãi của mụ hành rƣợu

mà còn nhận ra sự yếu đuối, bất lực trong tính cách của mụ. Đó dƣờng nhƣ là nét tính cách chung của những con ngƣời thấp cổ bé họng dƣới chế độ thực

dân phong kiến ở nông thôn nƣớc ta thời trƣớc. Trong truyện ngắn Nam Cao, ta bắt gặp rất nhiều con ngƣời nhƣ vậy: lão Hạc, hƣơng Bịch, dì Hảo…

Nhƣ vậy, để khắc hoạ tính cách nhân vật, nhà văn nhiều khi không cần diễn tả trực tiếp mà có thể sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp bởi hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một phƣơng tiện ngôn ngữ hiệu quả để bộc lộ tính cách nhân vật.

Một phần của tài liệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao (Trang 108 - 113)